Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Chùa Trí Nghiêm an bình vùng Hắc Dịch sâu xa

Tác giả Dương Kinh Thành
04:08 | 11/05/2020 1 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Nằm trong khuôn viên chùa Trí Nghiêm, bên cạnh đó còn là tu viện Hạnh Nghiêm riêng biệt dành cho chư Ni tu học do Ni sư Thích Nữ Viên Nhứt trụ trì. Cho thấy vùng đất này ngày trước còn nhiều hoang sơ và sâu thẳm xa vùng phố thị.

chua_tri_nghiem_2020_nguoiphattu_com_1.jpg

Khi ngày Phật đản chưa qua hết niềm hân hoan của những người con Phật hướng tâm thành của mình trong nhiều hạn chế của mùa dịch covid-19, thì đón nhận tin  vui từ chỉ thị của Chính phủ và Ban tôn giáo Chính phủ mở rộng các họat động tôn giáo. Trong hoàn cảnh nào Phật giáo vẫn luôn đồng hành cùng dân tộc, sánh bước qua từng nhịp vui,buồn với muôn thuở. Do đó niềm hân hoan vẫn còn nguyên vẹn trong muôn vạn trái tim luôn mang nặng trên vai hai trách nhiệm Dân tộc – Đạo pháp.

chua_tri_nghiem_2020_nguoiphattu_com_5.jpg

Vốn luôn nhạy cảm với tinh thần Phật đản ở các vùng xa, vùng sâu hẻo lánh, những nơi chuyện hành đạo và hóa đạo của Chư tôn đức khả kính dấn thân, miệt mài luôn ở trong hoàn cảnh khó khăn đến nao lòng. Một trong những nơi người viết quan tâm trong mùa Phật đản vừa qua là chùa Trí Nghiêm ở xã Tóc Tiên (trước đây là huyện Tân Thành, từ ngày 18.5.2018 chính thức  thành Thị xã Phú Mỹ- tỉnh BR-VT). Nhớ vì ngôi chùa này nằm sâu trong vùng của người dân tộc Châu Ro mà họ gọi tên là Hắc Dịch (Theo thầy Thích Thiện Hòa, Hắc Dịch tiếng Châu Ro là “Hết đường đi” hay “con đường cùng”), dù ngày nay phát triển khá nhanh, các vùng công nghiệp chung quanh góp phần nâng cấp đường sá hanh thông nhưng cát tên Hắc Dịch vẫn luôn là địa danh khó phai mờ.

chua_tri_nghiem_2020_nguoiphattu_com_0.jpg

Nằm trong khuôn viên chùa Trí Nghiêm, bên cạnh đó còn là tu viện Hạnh Nghiêm riêng biệt dành cho chư Ni tu học do Ni sư Thích Nữ Viên Nhứt trụ trì. Cho thấy vùng đất này ngày trước còn nhiều hoang sơ và sâu thẳm xa vùng phố thị. Chùa Trí Nghiêm, tu viện Hạnh Nghiêm có lẽ cũng ngày trước được chư tôn đức khai sơn ngay nơi vốn thừa biết sẽ nhiều gian nan, khó khăn vô lường. Chẳng khác nào ý nghĩa mang ánh sáng giải thoát Phật đà đến với vùng đất thưa vắng, nghèo khó, chưa hề có bóng dáng một người cư sĩ Phật tử nào sánh bước cùng để an ủi chút cô đơn giữa vùng xa lạ. Chạnh nhớ ngày trước, những bước chân Phú Lâu Na cũng chấp nhận gian nguy, biết trước khó khăn để du hành và hóa đạo, cũng đến như vậy chăng ?

chua_tri_nghiem_2020_nguoiphattu_com_2.jpg

Có lẽ với hạnh nguyện của chư tăng – Ni nơi này mà thiết kế không gian trong chánh điện chùa Trí Nghiêm rất khác lạ, nhất là màu xanh da trời đóng vai trò như nét chủ đạo, làm mát dịu không gian chung quanh và như làm rộng thêm phạm vi trần thế nhỏ hẹp. Đứng lễ Phật với màu xanh trong mát như thế người ta dễ cảm tưởng mình nhỏ bé hẳn khi đang đứng giữa bầu trời xanh rộng.

chua_tri_nghiem_2020_nguoiphattu_com_3.jpg

Trong tâm tưởng ấy, sau ngày Phật đản, liên lạc hỏi thăm rằng mùa Phật đản vừa rồi chùa Trí Nghiêm tổ chức ra sao được thầy Thích Bảo Nhật trả lời vẫn bình yên, Phật tử địa phương vẫn nhớ ngày đến dự lễ tắm Phật rất ấm cúng và gởi cho xem chùm ảnh ghi lại không khí Phật đản trong mùa dịch ở chùa. Như thế cũng đủ làm an dạ những ai từng biết và đến với Trí Nghiêm khi mà ngày đầu tiên, nền móng Trí Nghiêm được xây trên nhiều lo âu lẫn hoài bão thiết tha. Khi ấy, lý tưởng Phật đà chính là ngọn hải đăng sáng chói giữa vùng biển đen tối mà Chư tăng-ni trẻ đã dùng đến năng lượng tứ ái của mình nương dựa để tồn tại và đổ thành công nền móng ngôi chùa Trí Nghiêm này.

Với anh em chúng tôi, nếu là một ngôi chùa như bao nhiêu ngôi chùa khác thì có lẽ biết đến cũng chỉ vì có quan hệ đó đây. Với chùa Trí Nghiêm thì khác, chính ý nghĩa trưởng thành trong gian khó, chấp nhận gian lao ấy nên anh em chúng tôi tự tìm đến để được sống cũng như cố chiêm nghiệm những  gian lao và lo âu ban đầu Chư tăng-ni nơi này từng trải qua, nhưng chỉ có chung quanh là  những giờ giấc an bình, thanh thản, và muốn được nghe thêm nhiều hoài bảo đáng trân trọng của Chư tăng – ni trẻ trên khắc các ngả đường tu học, dấn thân vào nẻo đạo với tinh thần Bi-Trí-Dũng đúng nghĩa và tha thiết bao la. Nhưng tất cả  trước mắt chúng tôi chỉ là những nụ cười hoan hỷ đến lạ! Trí Nghiêm và Hạnh Nghiêm  khó quên trong  mắt anh em chúng tôi chính là thế.

chua_tri_nghiem_2020_nguoiphattu_com_4.jpg

Rồi mai đây, sự tu học của chư Tăng – Ni nơi này lớn dần, những bước chân sẽ tỏa đi muôn nơi, mang theo tinh thần Phú Lâu Na kiên cố, giúp ích cho đạo pháp thêm nhiều lợi lạc to lớn hơn. Xin nguyện chư Long Thần Hộ Pháp luôn gia hộ cho sở nguyện chính đáng đó được thành tựu viên mãn với thời gian.

Mùa Phật đản lần thứ 2644 - PL.2564

*Bài viết cùng tác giả

chùa trí nghiêm vùng hắc dịch \hắc dịch dịch covid-19 dân tộc châu ro tu viện hạnh nghiêm chùa hạnh nghiêm đại đức thích bảo nhật phú lâu na

Ý kiến bạn đọc

Huỳnh Trí Toàn

Huỳnh Trí Toàn

Không biết trong tương lai hai ngôi chùa Trí Nghiêm và Hạnh Nghiêm có mãi được bình an để chư Tăng, chư Ni tu học hay phải tiếp tục đấu tranh, bởi anh Chân Quang và chị Tường Phổ luôn tìm cách phá hoại hai ngôi Bảo tự này, vì sự thanh tịnh tu học của chư Tăng, chư Ni ở đây là cái gai trong mắt của cặp đôi này.

Thích   2    Trả lời   11/05/2020 7:38:49 SA

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Lịch sử chùa Lưỡng Xuyên

Lịch sử chùa Lưỡng Xuyên

Rằm tháng Mười - Thăm chùa Linh Quang ở Khánh Hòa

Rằm tháng Mười - Thăm chùa Linh Quang ở Khánh Hòa

Chùa Phổ Quang miền sơn cước

Chùa Phổ Quang miền sơn cước

Chùa cổ ở Bình Thuận lưu giữ bộ kinh khắc gỗ độc nhất Việt Nam

Chùa cổ ở Bình Thuận lưu giữ bộ kinh khắc gỗ độc nhất Việt Nam

Vườn kinh đá độc nhất vô nhị ở miền Tây

Vườn kinh đá độc nhất vô nhị ở miền Tây

Hai vĩ nhân của chùa Tôn Thạnh ở Long An

Hai vĩ nhân của chùa Tôn Thạnh ở Long An

Thăm thú những ngôi chùa đẹp

Thăm thú những ngôi chùa đẹp

Mùa Thu trở lại chùa Linh Ấn – Lâm Đồng

Mùa Thu trở lại chùa Linh Ấn – Lâm Đồng

Thiền viện Đông Lai – tịnh yên một chốn lạc trần

Thiền viện Đông Lai – tịnh yên một chốn lạc trần

Tìm về miền đất mới

Tìm về miền đất mới

Chùm ảnh khu thánh tích Tứ động tâm tại Thiền viện Trúc lâm Chánh Giác

Chùm ảnh khu thánh tích Tứ động tâm tại Thiền viện Trúc lâm Chánh Giác

Những ngôi chùa Việt hướng ra biển Đông

Những ngôi chùa Việt hướng ra biển Đông

Bài viết xem nhiều

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,1093783 s