;
Sắc tứ Thiên Bửu, ngôi chùa cổ ở Ninh Hòa
Địa chỉ một số chùa tại TP Đà Nẵng
Theo tập “Tiểu sử Hưng Long tự” của đại đức Thích Đức Hỷ - trụ trì chùa Hưng Long thì chùa Phước Long được khai sơn khoảng 300 năm trước.
Theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”, Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 1525 – 1613) là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, ông sinh ra ở Thanh Hóa. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của Nguyễn Bặc. Nguyễn Hoàng nghe lời khuyên của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rằng: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” nên vào năm Mậu Ngọ (1558) chúa Nguyễn vào Nam trấn thủ đất Thuận Hóa, mở mang bờ cõi, xây dựng vùng đất mới nên việc tín ngưỡng thờ cúng và xây dựng Già lam được nhà vua quan tâm.
Qua các đời chúa Nguyễn, đạo Phật được sùng bái, người tin Phật ngày càng nhiều, chùa chiền được xây dựng khắp nơi.
Phước Long tự được xây cùng thời với chùa Hưng Long (thôn Bình Trị,
xã
Ngày 01 tháng 7 âm lịch năm 2005, đại đức Thích Nhuận Phát - đệ tử của Hòa thượng thượng Ngộ hạ Tánh, trưởng BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa về trụ trì chùa Phước Long theo Quyết định số 78 – QĐ/BTS ngày 27-9-2005.
Theo quy luật “thành, trụ, hoại, không” nên ngôi chùa đã xuống cấp trầm trọng. Năm 2012 về dự lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa Phước Long, công trình vẫn còn đang dang dỡ vậy mà hôm nay về thăm lại chùa xưa, chúng tôi thật sự bất ngờ trước cảnh chùa khang trang và đẹp mắt: Cổng Tam quan, chánh điện, tôn tượng Phật và Bồ tát…
Đại hùng bảo điện chùa Phước Long
Đại đức trụ trì Thích Nhuận Phát
Khi tìm hiểu về nhân duyên đại trùng tu lại ngôi Đại hùng Bảo điện, Đại đức trụ trì Thích Nhuận Phát cho biết: Do kính tín Tam bảo nên Phật tử về chùa ngày càng đông, chánh điện quá chật hẹp, những khi trời mưa chùa bị dột rất nhiều nơi. Nhân duyên hội đủ, chùa được Phật tử Nguyễn Thị Phước, người làng Phước Lý, hiện nay định cư ở Mỹ ủng hộ gần 500 triệu đồng, số còn lại do bá tánh thập phương đóng góp nên vào ngày 01-11 năm Tân Mão (2011) khởi công trùng tu lại Đại hùng bảo điện.
Cô Hai Sửu, một Phật tử gắn bó lâu năm với ngôi chùa làng tâm sự: “ Từ đây dân làng thôn Phước Lý rất hoan hỷ về chùa lễ Phật bái sám, mỗi khi trời mưa bà con Phật tử vẫn đội áo mưa đến chùa tụng kinh, không còn sợ ướt áo vì chùa bị dột. Niềm vui càng lớn chúng tôi càng tri ân đại đức trụ trì”.
Bài, ảnh: Quảng Ấn – chùa Đức Hòa