;
Căn cứ vào Long vị thờ tại chùa, chùa Sắc tứ Thiên Bửu do Tổ Tế Hiển - Bửu Dương thuộc dòng Lâm tế đời thứ 36 pháp phái Liễu Quán khai sơn vào khoảng niên hiệu Cảnh Hưng nhà Lê (1740-1786).
Tổ Tế Hiển-Bửu Dương cũng khai sơn chùa Thiên Bửu (thôn Điềm Tịnh, xã Ninh Phụng) và trùng tu chùa Phổ Hóa (thôn Bình thành, xã Ninh Bình)
Năm Cảnh Hưng thứ 24 (1763), Tổ chứng minh đúc Đại hồng chung chùa Thanh Lương (thôn Nhĩ Sự, xã Ninh Thân).
Sau khi Tổ viên tịch, đệ tử kế thừa đời thứ 2 là Hòa thượng Đại Trì-Phước Khánh. Ngài Đại Trì-Phước Khánh theo ý của Tổ trùng tu lại chùa lần thứ I. Tiếp theo các ngài thuộc dòng thiền Vạn Phong và Liễu Quán thay nhau truyền thừa: Ngài Liễu Bửu-Huệ Thân; Liễu Đức-Huệ Giáo; Đạo Phước-Minh Tôn; Ngộ Hương-Phổ Nhãn; Tâm Phước-Hạnh Hải…
Đặc biệt ngài Liễu Bửu-Huệ Thân được vua Minh Mạng cung thỉnh về kinh đô dự lễ chúc thọ, sắc phong và ban Giới Đao-Độ Điệp.
Đến đời ngài Ngộ Hương-Phổ Nhãn, chùa được hiến cúng cho sơn môn Tăng già Ninh Hòa và đặt tổ đình nơi đây.
Năm 1952, Đại giới đàn Thiên Bửu được tổ chức tại chùa, Hòa thượng Chơn Cảnh-Trí Thắng làm Đầu đàn Hòa thượng.
Năm 1955, tổ đình Thiên Bửu là văn phòng của Giáo hội Tăng già tỉnh Khánh Hòa do Hòa thượng Hưng Từ làm Tri sự trưởng.
Năm 1956, Hòa thượng Hạnh Hải kế thừa trụ trì và nơi đây là Văn phòng Phật giáo huyện Ninh Hòa
Năm 1998, thể theo di chúc của Hòa thượng khi sanh tiền, chùa được hiến cúng cho Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa và HT.Thích Ngộ Tánh được Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa ủy quyền bổ nhiệm làm trụ trì chùa Thiên Bửu theo Quyết định số 31- QĐ/BTS ngày 21-12-1998.
Chùa đã trải qua nhiều đời trụ trì, nhưng khi về đảm nhận trách nhiệm trụ trì nơi đây, HT. Thích Ngộ Tánh - Phó BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, trưởng BTS PG thị xã Ninh Hòa đã đem đến cho chốn tổ già lam nơi đây luồng sinh khí mới. Chỉ sau 25 năm, trở lại thăm nơi này, không ít người đã vô cùng ngạc nhiên và thán phục về cái tài cũng như cái tâm của thầy với những công trình như: ngôi tổ đường thô sơ năm nào đã trở nên khang trang với mái ngói đỏ tươi và nhà khách, cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, Quan Âm các, vườn tháp Tổ, nhà vãng sanh, tôn tượng Phật Bổn sư Niết bàn, tường bao bọc xung quanh khuôn viên v.v... cũng được thiết kế uy nghiêm, tạo nên nét hài hòa độc đáo với lối kiến trúc đặc trưng vùng đồng bằng Nam Trung Bộ..
Năm 2002, lớp SCPH Ninh Hòa được đặt tại tổ đình Thiên Bửu, đây là lớp SCPH đầu tiên của tỉnh Khánh Hòa từ khi thành lập Giáo hội.
Tổ đình Thiên Bửu là chốn tòng lâm đào tạo nhiều thế hệ tăng tài cũng là nơi sinh hoạt của Tăng Ni và Phật tử huyện Ninh Hòa.
Từ lâu,
mái chùa hiện hữu trong lòng người dân Việt, là nơi sinh hoạt tâm linh, nơi
dung dưỡng và ươm mầm cho những điều phúc thiện; bên cạnh đó, ngôi chùa còn là
“chốn về tâm linh” của mỗi người. Chùa Sắc tứ Thiên Bửu nằm trong quần thể du
lịch văn hóa của ngôi làng cổ Việt