Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Thông tư: Hướng dẫn tổ chức Đại hội Đại biểu PG quận, huyện, thị xã, thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021

Tác giả GHPGVN
07:52 | 03/08/2015 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Để việc tổ chức Đại hội Đại biểu GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố trựcthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Đại hội Phật giáo cấp huyện) nhiệm kỳ 2016 - 2021 được tiến hành đúng trình tự và thành công viên mãn, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự hướng dẫn như sau:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

--------------------------

Số:  292/TT. HĐTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------------------------------

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 8 năm 2015

THÔNG TƯ

Hướng dẫn tổ chức Đại hội Đại biểu GHPGVN

quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh

Nhiệm kỳ 2016 - 2021

Kính gởi: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành

Để việc tổ chức Đại hội Đại biểu GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố trựcthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Đại hội Phật giáo cấp huyện) nhiệm kỳ 2016 - 2021 được tiến hành đúng trình tự và thành công viên mãn, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự hướng dẫn như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

- Căn cứ điều 37, 38, 39 chương VII Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ V;

- Căn cứ điều 51 chương VIII Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ V;

- Căn cứ điều 18 chương III Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo;

- Căn cứ điều 27 Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ;

- Căn cứ điều 1, 2, 3 chương I Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Căn cứ Nghị quyết số 282/NQ. HĐTS ngày 23/7/2015 Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

II. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Thời gian tổ chức Đại hội Phật giáo cấp huyện:

Thời gian Đại hội được tiến hành từ ngày 01/04 – 31/12/2016.

2. Số lượng Ủy viên Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện:

-Ủy viên Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện: Không quá 27 thành viên;

- Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện: Không quá 11 thành viên.

3. Nhiệm kỳ của Ban Trị sự:   05 năm.

4. Độ tuổi tham gia Ban Trị sự:

Theo quy định của điều 2 chương I Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện được ấn định:

- Thành viên tham gia Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện có tuổi đời không quá 60 tuổi, không kiêm nhiệm quá 02 chức danh trong Thường trực Ban Trị sự.

- Đối với trường hợp các địa phương  theo yêu cầu thực tế cần thiết phải có vị Tôn túc Tăng đủ uy tín tham gia lãnh đạo để nhiếp chúng thì tuổi đời của Trưởng Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện nhiệm kỳ 2016 – 2021 được vận dụng linh hoạt, nhưng không quá 70 tuổi.

- Theo điều 39 chương VII Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ V, trong trường hợp cần thiết do địa phương chưa có vị Tôn túc Tăng để lãnh đạo Giáo hội địa phương và nhiếp chúng, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh sẽ công cử Thành viên Ban Thường trực đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện.

5. Thành phần nhân sự:

- Tiêu chuẩn cơ cấu nhân sự Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện: phải là những Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử của các Hệ phái thành viên GHPGVN tại địa phương, có uy tín, đạo hạnh tốt, có năng lực làm việc, có công đức với Đạo pháp và Dân tộc.

- Trong trường hợp cần thiết và nhu cầu thực tế, Cư sĩ Phật tử tham gia Ban trị sự được quyền giữ chức vụ Phó Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện.

- Các chức danh trong Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện theo quy định tại điều 1 chương I Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện:

+ Trưởng Ban Trị sự

+ 01 Phó Trưởng Ban Thường trực

+ 02 Phó Trưởng ban chuyên trách

+ Các Trưởng ban chuyên môn tương ứng với các Ban chuyên môn của Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh.

+ 01 Chánh Thư ký

+ 02 Phó Thư ký

+ 01 Thủ quỹ

+ Các Ủy viên Thường trực

+ Các Ủy viên.

Các Trưởng ban chuyên ngành theo yêu cầu, có thể thành lập một Ban không quá 09 thành viên, do Thường trực Ban Trị sự quyết định chuẩn y.

6. Trình tự thủ tục cơ cấu nhân sự:

a. Việc giới thiệu nhân sự tham gia Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện do Tiểu ban nhân sự Đại hội Phật giáo cấp huyện thực hiện, được tiến hành dân chủ, công khai tại phiên họp do Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện đương nhiệm triệu tập. Thành phần nhân sự dự kiến phải có đầy đủ các Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử đại diện cho các Hệ phái thành viên GHPGVN tại địa phương;

b. Danh sách nhân sự dự kiến tham gia Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện phải được đệ trình Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh thẩm tường;

c. Tiến hành hiệp thương với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Huyện.

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI:

1. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Thường trực BTS GHPGVN cấp tỉnh:

- Thành lập Ban Chỉ đạo công tác tổ chức Đại hội Phật giáo cấp huyện.

- Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh hướng dẫn Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện chuẩn bị công tác tổ chức bằng một văn bản hành chánh:

+ Hướng dẫn việc thành lập Ban Tổ chức Đại hội Phật giáo cấp huyện;

+ Ấn định thời gian cụ thể tổ chức Đại hội cho từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Ấn định số lượng nhân sự Ban Trị sự, Thường trực Ban Trị sự theo phần 3, 4 của Thông tư này đối với từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Ấn định số lượng Đại biểu tham dự Đại hội Phật giáo cấp huyện;

+ Theo từng đặc thù của địa phương, quy hoạch dự nguồn nhân sự kế thừa sẽ ấn định tỷ lệ phần trăm Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử tham gia Ban Trị sự.

+ Chọn một quận, huyện, thị xã, thành phố tổ chức Đại hội điểm để các địa phương khác trong tỉnh, thành rút kinh nghiệm.

2. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện:

- Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện tổ chức phiên họp mở rộng để thảo luận và chuẩn bị kế hoạch tổ chức Đại hội Phật giáo cấp huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021.

- Thành lập Ban Tổ chức Đại hội.

-     Ban Tổ chức Đại hội gồm có: Tiểu ban nhân sự, Tiểu ban nội dung, Tiểu ban hậu cần và các Tiểu ban khác có liên quan để phục vụ Đại hội.

- Tiểu Ban Nhân sự làm nhiệm vụ: Nghiên cứu và đề xuất nhân sự dự kiến được cơ cấu vào Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện để Đại hội suy cử theo hướng dẫn tại phần 2, 3, 4 của Thông tư này.

- Tiểu Ban Nội dung làm nhiệm vụ: Dự thảo Nội quy, chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức, dự thảo diễn văn khai mạc và bế mạc Đại hội; dự thảo báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ cũ và chương trình hoạt động nhiệm kỳ mới; dự thảo tuyên bố mãn nhiệm kỳ và phát biểu nhận nhiệm vụ của nhiệm kỳ mới; dự thảo Nghị quyết đại hội; nội dung tuyên truyền Đại hội.

- Tiểu ban hậu cần: dự toán kinh phí tổ chức Đại hội, trang trí hội trường, địa điểm tổ chức, bố trí sinh hoạt và ăn nghỉ cho đại biểu…

- Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện, Ban Tổ chức Đại hội thường xuyên nhóm họp để rà soát, đôn đốc, kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo công tác Đại hội cấp tỉnh đối với những vấn đề phát sinh, vướng mắc.

3. Trình tự thủ tục tổ chức Đại hội Phật giáo cấp huyện:

-  Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện có văn bản chính thức đăng ký tổ chức Đại hội với Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh (theo mẫu do Trung ương GHPGVN ban hành);

- Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện có văn bản chính thức đăng ký tổ chức Đại hội với Ủy ban Nhân dân huyện theo điều 27 Mục 3 chương IV Nghị định 92/2012/NĐ-CP (theo mẫu Thông tư 01/2013/TT.BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ ban hành).

- Hồ sơ gồm có:

+    Văn bản đăng ký tổ chức Đại hội với Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, UBND huyện;

+    Trong văn bản đăng ký, nêu rõ chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức Đại hội; dự kiến thành phần nhân sự và số lượng đại biểu tham dự;

+    Gởi kèm theo báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ cũ, chương trình hoạt động nhiệm kỳ mới.

IV. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC:

1.   Chủ đề Đại hội: "Ổn định – Kế thừa – Phát triển”

2.   Chương trình Đại hội:

-        Niệm Phật cầu gia bị.

-        Chào Quốc kỳ, Đạo kỳ.

-        Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình và thành phần tham dự.

-        Diễn văn khai mạc Đại hội.

-        Tặng hoa chúc mừng.

-        Báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ cũ.

-        Chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ 2016 – 2021.

-        Tham luận (nếu có).

-        Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện nhiệm kỳ cũ tuyên bố mãn nhiệm.

-        Giới thiệu nhân sự dự kiến suy cử vào Ban Trị sự và Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện nhiệm kỳ 2016 – 2021.

-        Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh lấy ý kiến đại biểu suy cử thành phần nhân sự Ban Trị sự và Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021 (Đại hội nhất trí suy cử bằng cách vỗ tay hoặc niệm Phật).

-        Tân Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện nhiệm kỳ 2016 - 2021 ra mắt và phát biểu nhận nhiệm vụ.

-        Tặng quà lưu niệm.

-        Phát biểu của Cơ quan Nhà nước cấp huyện.

-        Đạo từ của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh.

-        Nghị quyết Đại hội.

-        Diễn văn bế mạc, cảm tạ của Ban tổ chức và hồi hướng.

3.      Hình thức tổ chức Đại hội:

a. Trang trí trong Hội trường:

- Biểu ngữ treo phía mặt tiền và phía trên lễ đài:

ĐẠO PHÁP – DÂN TỘC – CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.

- Lễ đài:

+ Tượng Phật ở chính giữa;

+ Hai bên:

*  Phía bên tay phải (từ trên nhìn xuống): tượng Bác Hồ và cờ Tổ quốc;

*  Phía bên tay trái (từ trên nhìn xuống): Pano Đại hội và cờ Phật giáo

+ Pano Đại hội:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN………..

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO LẦN THỨ……

NHIỆM KỲ 2016 – 2021

……………, ngày …….tháng ……năm 2016

+ Pano hai bên phía trước mặt tiền lễ đài:

* Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời là sự kết tinh trí huệ, là nguyện vọng chân chính của Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử các tổ chức Giáo hội, Hệ phái Phật giáo trong cả nước, là chủ thể kế thừa lịch sử hàng ngàn năm của Phật giáo Việt Nam. (Trích Lời nói đầu Hiến chương GHPGVN)

* Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo phương châm "Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”, trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế và tuân thủ pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. (Trích Lời nói đầu Hiến chương GHPGVN)

b. Trang trí bên ngoài Hội trường:

- Trước cửa Hội trường: CHÀO MỪNG QUÝ ĐẠI BIỂU….

- Trước cổng Hội trường:

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO HUYỆN...……

LẦN THỨ …... NHIỆM KỲ 2016 - 2021

+ Trước cổng Hội trường treo cờ Tổ quốc và cờ Phật giáo:  Cờ Tổ quốc bên tay trái, cờ Phật giáo bên tay phải (tính từ ngoài nhìn vào).

+ Dọc theo hàng rào tại địa điểm tổ chức Đại hội có thể treo cờ Phật giáo nhỏ, hoặc trang trí khác tùy theo điều kiện thực tế của địa điểm tổ chức.

c. Trang trí tại Tự viện: biểu ngữ, cờ Tổ quốc và cờ Phật giáo:

- Biểu ngữ treo tại cổng Tự viện:

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO HUYỆN ……………

LẦN THỨ …… NHIỆM KỲ 2016 - 2021

- Cờ Tổ quốc bên tay trái (từ ngoài nhìn vào).

- Cờ Phật giáo bên tay phải (từ ngoài nhìn vào).

Vì sự trang nghiêm Giáo hội, thành công viên mãn Đại hội Đại biểu GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự rất mong Quý Ban thực hiện theo tinh thần Thông tư này.

Kính chúc Quý Ban thành tựu các Phật sự, vô lượng an lạc, vô lượng cát tường./.

Nơi nhận:

- Như trên

- Ban TGCP, Vụ PG "để b/c”

- UBND, UBMTTQVN, BTG

tỉnh, thành phố "để hỗ trợ”

Lưu VP.

TM. BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

CHỦ TỊCH

(đã ký)



Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

Biểu Mẫu Đăng Ký Tổ Chức Đại Hội Cấp Huyện:



GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HUYỆN ………………









BAN TRỊ SỰ

Số :               /CV. BTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc









……………….., ngày ……… tháng …….. năm ……….

ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU

PHẬT GIÁO ……………..LẦN THỨ……….

NHIỆM KỲ2016 – 2021

Kính gởi: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh ……………….

- Căn cứ điều 37, 38, 39 chương VII Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ V;

- Căn cứ điều 51 chương VIII Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ V;

- Căn cứ điều 18 chương III Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo;

- Căn cứ điều 27 Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính;

- Căn cứ điều 1, 2, 3 chương I Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Căn cứ Nghị quyết số 282/NQ. HĐTS ngày 23/7/2015 của Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN;

- Căn cứ Thông tư số 292/TT. HĐTS ngày 01/8/2015 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Thường trực Ban Trị sự GHPGVN huyện ……………… đăng ký tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo lần …….. Nhiệm kỳ 2016 – 2021:

-         Thời gian tổ chức: ……………….

-         Địa điểm tổ chức: ……………….

-         Dự kiến thành phần tham dự: ………………….

-         Dự kiến số lượng Đại biểu tham dự: ………………..

Đính kèm chương trình Đại hội, báo cáo tổng kết, chương trình hoạt động nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Trân trọng kính chào./.

Nơi nhận :

- Như trên

- Lưu.

TM. THƯỜNG TRỰC BAN TRỊ SỰ GHPGVN

HUYỆN ……………

TRƯỞNG BAN





.........................................


thông tư đại hội đại biểu phật giáo huyện thị xã thành phố nhiệm kỳ 2016 - 2021 đại hội phật giáo ghpgvn

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Công văn triển khai Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ VII, 2022

Công văn triển khai Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ VII, 2022

Danh sách nhân sự Ban Thông tin Truyền thông TƯ GHPGVN nhiệm kỳ 2022-2027

Danh sách nhân sự Ban Thông tin Truyền thông TƯ GHPGVN nhiệm kỳ 2022-2027

Thông bạch tổ chức An cư kết hạ Phật lịch 2567

Thông bạch tổ chức An cư kết hạ Phật lịch 2567

Thông bạch hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567

Thông bạch hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567

Công văn: Về Thông tư 04 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tiền công đức

Công văn: Về Thông tư 04 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tiền công đức

Thông bạch: V/v tổ chức tặng quà Tết Quý Mão 2023 cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Thông bạch: V/v tổ chức tặng quà Tết Quý Mão 2023 cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Thông tư: Hướng dẫn dự kiến cơ cấu nhân sự và tu chỉnh Quy chế hoạt động của các Ban, Viện Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 – 2027)

Thông tư: Hướng dẫn dự kiến cơ cấu nhân sự và tu chỉnh Quy chế hoạt động của các Ban, Viện Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 – 2027)

Sư trụ trì sẽ không được đứng tên sổ đỏ chùa

Sư trụ trì sẽ không được đứng tên sổ đỏ chùa

Danh sách Chư tôn đức Hội đồng Trị sự GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 – 2027)

Danh sách Chư tôn đức Hội đồng Trị sự GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 – 2027)

Danh sách Chư tôn Trưởng lão Hội đồng Chứng minh GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 – 2027)

Danh sách Chư tôn Trưởng lão Hội đồng Chứng minh GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 – 2027)

Đại hội Phật giáo toàn quốc: Chương trình văn nghệ Phật Tâm Ca

Đại hội Phật giáo toàn quốc: Chương trình văn nghệ Phật Tâm Ca

Tổ chức đại lễ tưởng niệm lần thứ 714 Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn ngày 1-11-Nhâm Dần

Tổ chức đại lễ tưởng niệm lần thứ 714 Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn ngày 1-11-Nhâm Dần

Bài viết xem nhiều

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,1250024 s