;
Quang lâm chứng minh và tham dự có sự hiện diện của chư tôn đức: HT. Thích Thiện Nhơn, Quyền Chủ tịch HĐTS; HT. Thích Chơn Thiện, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni TW; HT. Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS kiêm Trưởng ban Tăng sự TW; HT. Thích Giác Toàn, TT. Thích Thanh Quyết - đồng Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni TW; HT. Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó trưởng ban Giáo dục Tăng Ni TW; HT. Thích Huệ Trí, Trưởng ban Pháp chế TW; HT. Thích Trung Hậu, Trưởng ban Văn hóa TW; TT. Thích Thiện Thống, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II TWGH; chư tôn đức Văn phòng II TWGH; Ban Giáo dục Tăng Ni TW, đại diện ban, ngành, viện TW, chư tôn đức Ban Giáo dục Tăng Ni các tỉnh, thành và các trường Phật học trong cả nước.
Trong lời phát biểu khai mạc, HT. Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni TW nêu rõ ngành giáo dục Tăng Ni xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục Phật giáo trong thời kỳ hội nhập toàn cầu. Hòa Thượng nhấn mạnh: “Một trong những yêu cầu của giáo dục là đào tạo người học có sự thích nghi, sự tự phát triển. Giáo dục Phật giáo không nhằm nhồi nhét kiến thức, kỹ năng của con người trong thời đại mới mà nhằm giúp Tăng Ni thích nghi, khi dấn thân phụng sự cho đời. Nhưng điều khẳng định là giáo dục Tăng Ni là giáo dục lấy sự phát triển tâm linh, đạo đức, thiền định làm mục tiêu cho mọi sinh hoạt.”
Hòa thượng Thích Giác Toàn phát biểu khai mạc.
Tiếp nối sau đó, TT.Thích Phước Đạt, Chánh Thư ký Ban Giáo dục Tăng Ni TW đã trình bày báo cáo công tác hoạt động Phật sự năm 2014 và chương trình hoạt động Phật sự năm 2015 của Ban. Báo cáo cho biết, về công tác tổ chức, Ban đã có nhiều hoạt động thiết thực như thăm viếng, tham dự các hoạt động của các trường Phật học, tham gia các hoạt động hội thảo trong và ngoài nước.
Về công tác chuyên ngành giáo dục Tăng Ni, Ban đã tổ chức biên soạn sách giáo khoa Chương trình Trung cấp Phật học cải cách. Theo đó, nội dung căn bản của chương trình cải cách gồm có 6 nội dung chính, được phân chia cho 6 tiểu ban biên soạn: Lịch sử, giáo lý, luật học, kinh tạng, văn học Phật giáo và ngôn ngữ. Phương pháp biên soạn được dựa theo phương pháp học tập mới, phù hợp với xu thế hiện đại. Chương trình học Trung cấp Phật học từ 3 năm, nhưng tùy mỗi vùng miền, có thể tăng lên 4 năm nhưng số tiết và môn học phải đảm bảo. Mỗi trường TCPH có thể sắp xếp chương trình học riêng dựa trên nguyên tắc: 75% môn học theo khung, 25% linh hoạt môn học tương ứng. Toàn bộ sách giáo khoa đầu tiên sẽ được BGDTNTW in ấn và phát hành đến tất cả các trường Phật học trong cả nước với kinh phí do TT. Thích Nhật Từ phát tâm hỷ cúng.
Hiện tại, cả nước có 4 Học viện Phật giáo: Học viện PGVN tại Hà Nội, Huế, TP. HCM và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer. Về đào tạo Cao học Phật giáo, tại Học viện PGVN tại TP. HCM có 129 Tăng Ni sinh đang theo học. Đối với hệ cử nhân Phật học, Học viện PGVN tại Hà Nội có 318 Tăng Ni sinh đang theo học, Học viện PGVN tại Huế có 300 Tăng Ni, Học viện PGVN tại TP. HCM đang đào tạo 1117 Tăng Ni hệ chính quy và 1286 học viên hệ đào tạo từ xa, Học viện Nam tông Khmer có 30 Tăng sinh theo học.
Đối với các lớp Cao đẳng Phật học, có 8 lớp Cao đẳng Phật học với tổng cộng 822 Tăng Ni sinh đang theo học, trong đó, lớp Cao đẳng Phật học tại TP. HCM có số lượng đông nhất là 388 Tăng Ni sinh. Hiện tại, cả nước có 32 trường Trung cấp Phật học với trên 4434 Tăng Ni sinh đang theo học. Các lớp Sơ cấp Phật học trong cả nước được mở ra khá nhiều với khoảng trên 2500 Tăng Ni sinh đang theo học.
Đối với giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer, do tính đặc thù của hệ phái Nam tông Khmer, đã thành lập trường Trung cấp Pali Nam bộ tại Sóc Trăng, mở các lớp Vini, Pali Trung cấp, Sơ cấp, Khmer ngữ và bổ túc văn hóa cấp 1, 2, 3.
Giáo hội đã cho phép và giới thiệu 250 Tăng Ni du học tại Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar. Có khoảng 100 Tăng Ni hoàn tất chương trình Tiến sĩ, Thạc sĩ Phật học tại Ấn Độ, Trung Quốc, hiện đã về nước và đang công tác tại các cấp Giáo hội, Ban Viện Trung ương, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành và các cơ sở giáo dục Phật giáo.
Về chương trình hoạt động năm 2015, Ban chú trọng vào việc thúc đẩy, triển khai chương trình biên soạn và từng bước áp dụng sách giáo khoa Trung cấp Phật học cho toàn bộ hệ thống các trường Trung cấp Phật học trong cả nước. Bên canh đó, Ban sẽ có hướng giúp đỡ, hỗ trợ các cơ sở giáo dục Tăng Ni các tỉnh thành phát triển tốt, theo dõi và hỗ trợ thực hiện chương trình đào tạo Thạc sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TP. HCM.
Cũng trong chương trình buổi lễ, TT. Thích Viên Trí, Phó trưởng ban Giáo dục Tăng Ni TW phụ trách Tiểu ban Biên soạn sách Giáo khoa TCPH đã báo cáo tổng kết hoạt động của Tiểu ban Biên soạn sách Giáo khoa chương trình cải cách TCPH.
TT. Thích Viên Trí báo cáo tổng kết hoạt động của tiểu ban soạn sách Giáo khoa chương trình cải cách TCPH.
TT. Thích Nhật Từ, Phó trưởng ban Giáo dục Tăng Ni TƯ, phụ trách chương trình Cao đẳng và Đại học trình bày các vấn đề về cải cách giáo dục Cao đẳng Phật học.
TT. Thích Nhật Từ.
TT. Thích Minh Thành, Phó Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni TƯ, phụ trách chương trình sau Đại học trình bày phương hướng đào tạo sau Đại học.
TT. Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni TW đã tuyên đọc Nội quy Ban Giáo dục Tăng Ni TƯ nhiệm kỳ VII (2012-2017) gồm 8 chương, 46 điều đã được Ban Thường trực HĐTS GHPGVN thông qua.
Theo đó, Ban GDTN TW là cơ quan quản lý hành chính cao nhất đối với các hoạt động, đào tạo của các trường Phật học trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Mục đích của Ban là quản lý và đào tạo các thế hệ Tăng Ni toàn diện kiến thức về Phật học, khoa học và xã hội; có đầy đủ đạo đức, trí tuệ và sức khỏe để tinh tấn trong tu học và phục vụ lợi ích nhân sinh, đào tạo Tăng Ni có khả năng đáp ứng các yêu cầu nhập thế của GHPGVN, nhằm đáp ứng sự phát triển Phật giáo Việt Nam.
Về kinh phí để thực hiện dự án biên soạn và xuất bản bộ sách giáo khoa chương trình cải cách Trung cấp Phật học 3 năm, TT. Thích Thanh Quyết đã trình bày thư kêu gọi ủng hộ tịnh tài, tịnh vật cho dự án này. Theo đó, kinh phí dự kiến cho dự án dự kiến vào khoảng 5 tỷ đồng bao gồm việc hỗ trợ công tác biên soạn, biên tập, hiệu đính, thẩm định và in ấn sách giáo khoa. Sau khi sách được biên soạn xong sẽ được phân phối miễn phí đến toàn bộ các trường Trung cấp Phật học trong cả nước.
Tổng kết lại những vấn đề trong buổi lễ, HT. Thích Chơn Thiện, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư đã khích lệ các thành viên nỗ lực hơn nửa trong các hoạt động sắp tới của Ban. Hòa thượng mong mỏi rằng, với sự đóng góp không mệt mỏi của các thành viên, các mục tiêu đã đặt ra của Ban GDTN TW sẽ gặt hái được nhiều thành công.
HT. Thích Chơn Thiện
HT. Thích Thiện Nhơn, Quyền Chủ tịch HĐTS GHPGVN trong lời ban đạo từ đã ghi nhận và tán thán công đức của các tiểu ban trong năm vừa qua đã nỗ lực hết mình để hoàn thành các Phật sự của Ban. Hòa thượng đã rất vui mừng khi Ban GDTNTW đã và đang tiến hành biên soạn các chương trình cải cách giáo dục Phật giáo trong các cấp học, để từ đó thống nhất chương trình giao dục Phật học trong cả nước. Đây là cơ sở nền mống để có những thành tựu trong tương lai của Giáo hội. Đồng thời, Hòa thượng cũng đóng góp những ý kiến để Ban GDTNTW có những hướng hoàn thiện hơn trong các hoạt động sắp tới.
HT. Thích Thiện Nhơn ban đạo từ.
Kết thúc buổi lễ, TT.Thích Bửu Chánh, Phó trưởng ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư đã thay mặt Ban tổ chức phát biểu cảm tạ.
Xin giới thiệu một số hình ảnh của buổi lễ này: