;
Phật giáo bao đời nay tồn tại và phát triển, vẫn luôn đúng theo chánh pháp Từ Bi - Hòa Bình và Bình đẳng với tất cả. Một cá nhân tiêu cực hay một sự kiện sai trái dù xảy ra ở nơi đâu, quốc độ nào , sai và trái ra sao nếu có có liên quan đến hai từ "Phật Giáo" đều làm chạnh lòng những người con Phật chân chính. Điều quan trọng nhất ở mỗi người con Phật chúng ta là vẫn mong muốn một sự việc dẫu đúng hay sai xảy ra, phải được gọi đúng tên, đúng chổ vì thanh danh Phật giáo còn rất lớn, rất rộng và tất nhiên rất đẹp giữa cuộc sống này. Nhìn lại lịch sử hơn ngàn năm, Phật giáo luôn là nạn nhân của chiến tranh, thù hận và đố kỵ do chính bản chất Từ Bi và Hòa Bình của nền tảng chân lý Phật đà muôn thuở. Vậy không có lý do gì Phật giáo là chủ nhân gây chiến, gây bất ổn xã hội ? Chúng ta muốn mọi sự việc phải được gọi đúng tên của nó.
Báo chí phương Tây gọi đây là "cuộc xung đột giữa hai cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo tại Myanmar" mà ban đầu đã từng thẳng thừng gọi là " cuộc chiến tranh tôn giáo" ! Đất nước Myanmar trước đây và hiện nay luôn nằm trong mối quan tâm đặc biệt của các thế lực chính trị nước ngoài và không gần ngại chọn lựa chiêu bài thích hợp để thu hút sự đồng tình. Khi thì chiêu bài đấu tranh cho một chính phủ dân cử, lúc thì vì một thể chế dân chủ.v...v...khi đó vùng biên giới Arkhan (tức bang Rakhine hiện nay) cũng đã từng có xung đột giữa hai cộng đồng Phật giáo (người địa phương ) và Hồi giáo (người nhập cư), cuộc xung đột này cũng lọt vào tầm ngắm và rêu rao ầm ỉ để tăng thêm sức mạnh lên án chính phủ lúc đó.
Ngày nay, tuy một chính phủ dân chủ, thông qua đầu phiếu và đặc biệt có sự tham gia của Bà Aung San Suu Kyi, một nhà đấu tranh nổi tiếng, rất được lòng người dân Miến Điện, đang giúp cho đất nước này từng bước mở rộng bang giao và phát triển rất nhanh. Tuy nhiên điều đó dường như vẫn chưa làm hài lòng các thế lực bên ngoài khi áp lực về các mặt kinh tế, ngoại giao, quân sự Myanmar vẫn đang đang đứng trước nhiều lựa chọn.
Đó là mấu chốt để Myanmar hiện nay đang phải gánh chịu một kịch tuy bản cũ, nhưng tên gọi mới: "cuộc thanh lọc sắc tộc" và cay nghiệt hơn "thảm kịch Rohingya".
(Xin được trích nguyên văn các thông tin sưu tầm được như sau)
Theo thông tin tờ báo Pháp Le Monde trong bài "Một lịch sử căng thẳng lâu dài và bạo lực" nhấn mạnh "cuộc thanh lọc sắc tộc" mà chính quyền Miến Điện đang tiến hành là đợt xung đột mới nhất của hơn một thế kỷ căng thẳng giữa hai cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo tại vùng đất biên giới Miến Điện, đã đưa độc giả trở lại trước hết với "nguyên nhân đầu tiên". Đó là vào năm 1927, khi chính quyền Anh (kiểm soát Ấn Độ), sau khi xâm chiếm vùng Arkhan (tức bang Rakhine hiện nay), đã khuyến khích dân Hồi giáo miền đông Bangladesh định cư tại khu vực này. Trong khoàng thời gian từ năm 1890 đến 1911, số lượng dân cư Bangladesh theo đạo Hồi sang định cư tại các địa điểm như Maungdaw, Buthidaung và Rathedaung - các trung tâm của những biến lọan hiện nay- tăng vọt lên đến 77%.
Theo nhà nghiên cứu Moshe Yegar, trong Thế Chiến Thứ Hai, sau khi Nhật chiếm Miến Điện năm 1942, căng thẳng giữa hai cộng đồng lại có cơ hội bùng phát. Những người theo Phật giáo (tức người địa phương lâu đời) không chấp nhân trở thành thiểu số tại một số địa điềm nơi người "Rohingya" sống quần tụ, đã xảy ra nhiều cuộc tấn công nhằm vào các "làng Hồi giáo", và người "Rohingya" trả đủa, chống lại tín đồ Phật giáo ở Maungdaw và Buthidaung.
Xung đột giữa hai công đồng đặc biệt quyết liệt, khi các tín đồ Phật giáo bị lực lượng chiếm đóng Nhật Bản sử dụng để đầy lùi quân Anh trong khi đó bên thực dân Anh - rút về Ấn Độ - tổ chức nhiều dân quân chống Nhật, bao gồm người Hồi giáo Rohingya hay Bangladesh. Các chiến binh tình nguyện theo đạo Hồi nhiều khi, thay vì tấn công quân Nhật lại nhắm vào các làng Phật giáo.
Khi Miến Điện được độc lập năm 1948, căng thẳng tiếp tục gia tăng . Năm 1951, "một tổ chức của người theo đạo Hồi ở Arakhan" kêu gọi thành lập một "Nhà nước Hồi giáo tự do, Bình Đẳng với các quốc gia khác của Liên Hiệp Miến Điện". Chính vào thời điềm này mà từ "Rohingya" được lực lượng ly khai và các thành phần Hồi giáo sử dụng để nói về cộng đồng này. Trong khi đó chính Miến Điện và động đào cư dân nước này không thứa nhận sự tốn tãi của người "Rohingya", mà coi họ chỉ là những người Bangladesh tha hương. Trong khi đó, những người tranh đấu cho cộng đồng Rohingya coi đây là một sắc tộc riêng, một phần có nguồn gốc Bangladesh, nhưng có cả các gốc khác, như Ả rập, Ba Tư hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ những năm 1960, nhiều nhóm nổi dậy Rohingya được thành lập. Một số nhóm tuyên bố chiến đấu để bào vệ quyền tôn giáo, một số nhóm khác nghiêng về Hồi giáo chính trị. Nhìn chung cuộc xung đột với chính quyền tại vùng biên giới diễn ra "với cường độ thấp". Bản thân giữa các nhóm cũng có những cạnh tranh, và số lượng mỗi nhóm thường không vượt quá 100 người. Hiệp Hội Đoàn kết Rohingya, có cơ sở tại Bangladesh, từng là một trong những nhóm tích cực nhất.
Lực lượng nổi dậy quân giải phóng Rohingya hiện nay chắc chắn là một hóa thân của các nhóm chiến đấu trước đây, vốn hoạt động trong tình trạng phân tán Một số người cho rằng lực lượng này do các thế lực lưu vong ở Á Rập Xê Út và Pakistan giật dây, nhưng theo những người phát ngôn của tổ chức này, thì cuộc chiến của họ không liên quan gì đến thánh chiến Hồi giáo.
Báo Le Figaro cho biết đã có hơn 379.000 người Rohingya tị nạn sang Bangladesh. Hôm qua 14/9/23017 Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Miến Điện chấm dứt mọi hoạt động chống lại người Rohingyya. Bà Aung San Suu Kyi, người đứng đầu chính phủ bị chỉ trích vì thái độ "thụ động trước số phận bi thàm của cộng đồng thiểu số Hồi giáo" này. Báo này nhận định sự im lặng của Bà ngoại trưởng cho thấy rỏ " những giới hạn" của bà trước giới quân sự nhiều quyền lực. Quan điểm coi người Rohingya là người nước ngoài cùa lảnh đạo quân đội Min Aung Hlaing được rất nhiều người trong số 90% cư dân Phật giáo cùa Miến Điện hưởng ứng. Quan điềm này lại có cớ để truyền bá khi tổ chức AL-Qaida đe dọa tấn công chính quyển Miến Điện để "báo thù". Cuộc khủng hoảng bang Rakhine đang ngày càng trở nên vấn đề quốc tế. Được biết ngày 19/9 tới bây bà Aung San Suu Kyi sẽ phát biểu về vấn đề này với nội dung " hòa giài dân tộc và hòa bình". (Hết trích).
Như vậy phải gọi đích danh sự kiện này là "cuộc chiến của người bản địa với những thành phần nhập cư gây rối". Lòng yêu nước, yêu thanh bình của người dân Miến Điện vẫn dừng lại nơi ý chí bảo vệ quyền lợi và sự bình yên của dân tộc mình, vẫn luôn muốn được dang tay đón nhận người nhập cư Rohingya là một thực thể trong cộng đồng dân tộc. Phật giáo luôn được nhắc đến là bởi vì truyền thống dân tộc này bao đời nay đã là truyền thống Phật giáo, và là một tôn giáo lớn của đất nước này. Các thế lực nước ngoài muốn khơi dẫy sự thù hận này để tranh thủ quyền lợi bang giao và hợp tác với một đất nước đang phát triển mạnh mẻ và có địa thế chiến lược quan trọng vào vùng Đông Nam Á.
( Bài viết lấy nguốn từ RFI, báo Le Figaro, le Monre và các tài liệu liên quan)