;
Học lý Trung Hoa quan niệm con người là tiểu vũ trụ,có đủ cơ chế, tánh chất của vũ trụ. Ấn giáo cũng xem con người là Tiểu ngã, một
phần của Đại ngã. Phật giáo nhìn chúng sanh đều có Phật tánh, vì bị vô minh bao bọc, cách ly Phật tánh, người tu là lìa tục tánh để khai mở tánh giác, trí tuệ hiển lộ tánh giác tức là Phật tánh, như vậy trong mỗi chúng sanh đều hàm chứa tánh giác, một thể tánh vũ trụ.
Do Phật giáo chủ trương thoát ly sanh tử, ra khỏi tam giới nên luật học cấm đàn ca hát xướng; không nghe, không hát, không sáng tác xướng họa…
Đó là thời đại cách đây gần ba ngàn năm, xã hội chưa phát triển, hành giả chú tâm vào việc hành trì. Ngày nay cuộc sống đầy đủ tiện nghi, ngày một phát triển mọi mặt, Phật giáo không nằm ngoài quy luật phát triển đó. Khởi nguyên Phật giáo chưa phải là tôn giáo nặng về nghi lễ thờ cúng; bấy giờ giáo đoàn chuyên hành trì Thiền định.
Một thời gian sau, để thích hợp với trình độ căn cơ tín chúng, bắt đầu phát sanh hình thức tôn giáo, thay vì hành trì hướng nội phát triển tâm linh lại phát triển hình thức nghi lễ hướng ngoại; thế là Phật giáo trở thành một tổ chức nằm trong sinh hoạt của xã hội phần lớn tùy thuộc về hệ thống hành chánh, buộc phải tương thích mọi sinh hoạt xã hội, từ đó cộng đồng tu sỹ có hai phần rõ nét. Sinh hoạt hành chánh cũng đồng nghĩa tu sỹ phải tham gia vào giới trẻ, tổ chức các khóa tu, đáp ứng các nhu cầu về nghệ thuật trong đó có âm nhạc. Bộ phận tu sỹ này gọi là nhập thế.
Những bậc chuyên hành trì miên mật tiến tu giải thoát, không đam mê, không tham gia những hoạt động ngoài tinh thần nghiêm túc của giới luật, nhóm này gọi là tu sỹ xuất thế.
Trong phạm vi nhập thế, âm nhạc trở thành mắt xích quan trọng trong việc hoằng pháp, do đó không lạ khi thấy tu sỹ sáng tác nhạc, đàn ca trong các đạo tràng huớng dẫn các khóa tu cho tuổi trẻ, thậm chí các nhạc sỹ phật tử cho ra đời những album chuyên đề nhạc đạo.
Các ca từ mang tính đạo mà ngay cả âm điệu cũng khác xa các loại nhạc thế tục. Nói thế không có nghĩa nhạc đạo mang âm hưởng toàn bộ; nếu không có ca từ trong đạo thì nhạc âm cũng lẫn lộn nhạc đời êm dịu, chưa có nét Thiền vị.
Trong âm nhạc gồm 5 cung bậc thể hiện tính chất tương thích với ngũ hành và nội tạng. Cổ nhân nhận định Thiên-Địa-Nhân đều có đặc tích tương thích lẫn nhau. Ví dụ:
Mỗi âm điệu mang trong mình đặc tính của một Hành trong Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
- Ngũ Hành – Ngũ Tạng – ngũ âm
Mỗi Hành lại có mối liên hệ trực tiếp đến một Tạng trong cơ thể.
- Cung: Thuộc hành Thổ.
Thổ: Tương ứng với Tỳ (và Vị). liên quan đến Tư (lo nghĩ).
- Thương: Thuộc hành Kim.
Kim: Tương ứng với Phế (và Đại trường). liên quan đến Bi (buồn).
- Giốc: Thuộc hành Mộc.
Mộc: Tương ứng với Can (và Đởm). liên quan đến Nộ (giận).
- Chủy: Thuộc hành Hỏa:
Hỏa :Tương ứng với Tâm (và Tiểu trường). liên quan đến Hỷ (vui mừng).
- Vũ: Thuộc hành Thủy.
Thủy: Tương ứng với Thận (và Bàng quang). liên quan đến Khủng (sợ hãi).
Do tương ứng giữa ngoại âm và nội tạng nên y học Trung Hoa áp dụng vào cách chữa trị. “Dĩ Thanh Động Khí, Dĩ Khí Vận Huyết, Dĩ Huyết Dưỡng Thần” Nguyên lý trị liệu của Ngũ Âm dựa trên khả năng dùng âm thanh để chuyển động khí trong cơ thể.
Khoa học ngày nay áp dụng âm nhạc để cho động vật và thảo mộc tăng trưởng.
Âm thanh có tác động tích cực đến tâm lý và nội tạng. Nhạc Thiền êm dịu đưa ta đến tĩnh tại.
Nhạc kích động đưa người nghe đến xung động
Nhạc ủy mỵ đưa con người đến trầm cảm.
Việt Nam sau khi du nhập và ảnh hưởng âm nhạc nhiều khu vực làm phong phú thêm nhiều nhạc cụ, kể cả nhạc cụ của đồng bào thiểu số.
Âm nhạc dân gian có hát Chèo, hát Xẩm, hát Quan họ, hát Chầu văn, ca Trù, Hò, nhạc Cung đình, nhạc tài tử, tân nhạc...
Riêng âm nhạc Phật giáo gồm có: Các nhạc cụ được tìm thấy trong âm nhạc Phật giáo Đông Á bao gồm: đàn tỳ bà , đàn nhị hồ, đàn dương cầm, đàn biwa, ô-boa (ken), sáo ngang (sao), đàn môi, trống nghi lễ (như taiko, hoặc trống nhạc Việt Nam), cồng chiêng, chuông, đàn vĩ cầm Việt Nam và đàn tap Pyong so (Hàn Quốc).
Phật giáo Việt Nam ba miền có cách tán tụng khác nhau, từ miền Trung như Huế đặc thù có tán rơi, âm nhạc Phật giáo Huế một phần mang âm hưởng Cung đình. Bình Định vào đến Bình Thuận cũng biến tấu khác, vào miền Nam nhất là các sư Cổ sơn Môn chuyên về đình đám ảnh hưởng một nét hát bộ.
Âm nhạc Phật giáo về tán tụng trong thiền môn được cố giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê đề cao một nét đặc thù cá biệt về giá trị.
Mỗi quốc gia đều có nền âm nhạc riêng biệt. Phật giáo mỗi nước cũng có nhạc khí và âm lượng riêng. Nhạc âm Phật giáo Tây Tạng có nét trầm hùng của cảnh giới chư Thần. Một số trường phái thiền dùng “OM” như một âm lực để kích hoạt trung khu thần kinh, hỗ trợ não bộ tương thích với tần số ngoại biên. Nhạc thiền êm diệu dễ tạo cảm giác trầm lắng. Như vậy âm nhạc Phật giáo có ba loại, nhạc thời trang cho giới trẻ, nhạc lễ tôn giáo và nhạc thiền cho người hướng nội.
Mỗi tôn giáo, mỗi trường phái đều có đặc tính riêng của nhạc âm thích hợp với khuynh hướng tâm linh. Khác hẳn với tôn giáo, thế hệ trẻ ngày này nhạc mang âm hưởng khích động náo loạn làm cho thế hệ trẻ thiếu trầm tĩnh. Ngày xưa còn chiến tranh, nhạc Cách mạng là loại kích động tinh thần chiến đấu.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tác động của âm nhạc nói chung lên sóng não, nhịp tim, huyết áp, nồng độ cortisol (hormone stress), và các chất dẫn truyền thần kinh.
“Khoa học Trung Quốc và một số nước châu Á đang có những nghiên cứu bước đầu nhằm đánh giá tác động của các tần số âm nhạc cụ thể, tương ứng với Ngũ Âm, lên các chỉ số sinh lý và tâm lý. Ví dụ, nghiên cứu về ảnh hưởng của âm nhạc Ngũ Hành lên sự biến thiên nhịp tim (HRV) hoặc chất lượng giấc ngủ”.
Trong dưỡng sinh: Các bài tập khí công, thái cực quyền thường kết hợp với các loại nhạc thiền định dựa trên nguyên lý Ngũ Âm để tăng cường hiệu quả điều thân, điều tức, điều tâm.
Tuy nhiên, cho dù là bất cứ loại tình cảm nào được âm nhạc diễn tả,bất cứ âm nào nếu đi đến cực độ, nó có thể làm hại đến thân thể và sự lưu thông năng lượng của Khí.
Cổ nhân nói: “Đức giả, tính chi đoan dã; nhạc giả, đức chi hoa dã”, nghĩa là:bậc đạo đức, có sự ngay thẳng, đoan chính nằm trong tính tình; nhạc là bông hoa của đức. Điều đó chỉ ra rằng: “Đức chính là thiên tính của con người; còn Âm nhạc là đóa hoa của đạo đức tỏa sáng”. Âm nhạc và nhạc sỹ ngày này không cHú trọng về tính tương quan của ngũ hành, ngũ tạng và ngũ âm nên vượt qua khuôn khổ của lễ tiết.
Trước trào lưu loạn nhịp của âm nhạc, Shen yun cố gắng trở về lối nhạc cổ truyền Trung Hoa, áp dụng kỷ pháp và âm luật tạo nên các tác phẩm thuần thiện thuần mỹ cảm hóa lòng người chiếm được cảm tình thính giả.
Nghệ sỹ Shen Yun thể hiện nét thuần thiện qua công phu tu luyện hướng đến tiêu chí Thần Phật, từ ngàn xưa dân tộc Trung Hoa từng sống thời Thánh đức. Thời ấy, âm nhạc, Tôn giáo, đạo đức luôn đồng hành với xã hội; Shen Yun là một tổ chức "độc nhất vô nhị"hiện nay.
Tuy Shen Yun là một công ty nghệ thuật độc lập, nhưng đức tính Chân Thiện Nhẫn rất gần gũi với Tôn giáo và xã hội cổ đại.
Các nhà soạn nhạc Phật giáo cần tham khảo và tu dưỡng để có những nhạc phẩm mang đặc tính tâm linh hơn mang tính thời trang, có một sắc thái cá biệt ngoài ca từ còn âm sắc không lẫn lộn với thế nhạc.
26/7/2025