;
Cây an xoa
Cây an xoa được mệnh danh là thần dược của lá gan. Nó có tác dụng điều trị các bệnh về gan cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, cây thuốc này còn được dân gian rất tin dùng để chữa một số bệnh lý khác.
Tìm hiểu về tác dụng điều trị bệnh của cây an xoa và hiệu quả của cây thuốc này trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư gan, các bệnh về Gan.
Tên khác: Cây an xoa còn có những tên gọi khác trong dân gian như: dó lông, thâu kén lông, tổ kén cái…. là một loại cây mọc hoang rất phổ biến ở nước ta.
Tên Khoa học : Helicteres hirsuta Lour, thuộc họ cẩm quỳ
Thông tin thêm về cây an xoa
- Cây an xoa (CAX) được sử dụng đầu tiên bởi một tộc người tại Campuchia. Ở nước ta, An xoa được sử dụng đầu tiên tại Bình Phước do cộng đồng người Campuchia ở Bình Phước sử dụng làm thuốc điều trị các bệnh về Gan, đặc biệt là sơ gan.
- Cây an xoa trở nên nổi tiếng và lan truyền nhanh chóng trong nhân dân, bởi tác dụng điều trị bệnh gan đặc biệt hiệu quả. Lý do khiến cây thuốc này trở nên nổi tiếng bởi hiệu quả của nó: Thực tế cho thấy có khá nhiều bệnh nhân xơ gan, kể cả ung thư gan điều trị bằng nhiều cách thức khác nhau không có tác dụng. Nhưng sau khi dùng CAX thì đã có những dấu hiệu phục hồi chức năng gan. Đây có thể coi là một tin vui cho rất nhiều bệnh nhân đang mắc các bệnh về gan hiện nay.
- Bình phước là nơi đầu tiên người dân biết cách sử dụng an xoa để điều trị các bệnh về gan, đã có nhiều bệnh nhân ung thư gan, xơ gan cổ trướng, viêm Gan dùng nước sắc từ cây an xoa đã có tiến triển rất khả quan.
Khu vực phân bố của cây thuốc này
Cây an xoa mọc nhiều ở các vùng đồi núi tại Camphuchia, Lào và Việt Nam, tại nước ta cây mọc nhiều ở Bình Phước, Lâm Đồng và ở các tỉnh miền núi Phía Bắc như: Hòa Bình, Ninh Bình, Điện Biên, Sơn La, Phú Thọ, Lào cai…..
Thu hái và chế biến
Là dạng cây gỗ nhỏ, mọc thành từng cụm nhỏ cao khoảng 1,5m, là loài cây sống lâu năm do vậy mà an xoa được thu hái quanh năm ở tất cả các mùa, nhiều nhất là vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm (Vì lúc này cây phát triển mạnh nhất, có dược tính cao).
Người ta chặt cả cây và lá băm nhỏ cành rồi tuốt lá phơi khô (phơi riêng lá và thân sau đó chộn đều cả thân và lá cây, tránh ẩm mốc) đóng bao nilon bảo quản dùng dần làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trên thế giới qua sơ bộ các nhà nghiên cứu gần đây, thành phần hóa học chính của an xoa là hoạt chất alcoloid (một chất kháng ung thư, ngăn chặn sự phát triển của khối U), chất flavonoid (có tác dụng chống oxy, bảo vệ tế bào gan), ngoài ra trong cây có một số chất enzyme và nhiều hoạt chất quý khác.
Nghiên cứu trong nước
- Năm 2017 nghiên cứu của Trần Văn Tiến, Võ Thị Mai Hương – Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế cho thấy dịch chiết CAX có hoạt tính chống oxy hóa và khả năng kháng khuẩn với một số loại vi sinh vật được thử nghiệm (1).
- Tại Việt Nam ngày 22.12.2016 Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ đăng tải kết quả nghiên cứu khảo sát về thành phần hóa học của cân an xoa (Helicteres hirsuta L.). Kết quả khảo sát cho thấy cao từ CAX có tác dụng kháng tế bào ung thư gan dòng Hep-G2. Đúng như những thông tin đăng tải trên báo trí Việt Nam thời gian qua (2).
Nghiên cứu quốc tế
Đặc tính kháng khuẩn và chống ung thư trong ống nghiệm của cây an xoa Helicteres hirsuta: Nghiên cứu được thực nghiệm bởi nhóm nghiên cứu tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Calvary Mater Newcastle, Úc.
Quá trình nghiên cứu thực nghiệm bằng chiết xuất từ thân lá an xoa nhóm nghiên cứu đã nhận thấy: chiết xuất có hoạt tính kháng khuẩn cao, đồng thời còn sở hữu hoạt động chống ung thư mạnh mẽ trong ống nghiệm đối với một loạt các dòng tế bào ung thư gồm:
- Ung thư tuyến tụy (MIA PaCa-2)
- Ung thư gan
- Ung thư buồng trứng (A2780)
- Ung thư phổi (H460)
- Ung thư da (A431)
- Ung thư tuyến tiền liệt (Du145)
- Ung thư đại tràng (HT29)
- Ung thư vú (MCF-7)
- Ung thư não (SJ-G2, U87, SMA)
- U nguyên bào thần kinh (BE2-C)
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu tiết lộ rằng: chiết xuất cho thấy hoạt động chống ung thư tuyến tụy mạnh nhất (3).
Tính vị
An xoa có vị dễ uống, mùi thơm nhẹ, uống gần giống với vị trà nên có thể uống thay nước hàng ngày.
Tác dụng của cây an xoa
- Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Ngoài ra an xoa còn rất tốt cho những trường hợp bệnh nhân mắc Ung thư: đại tràng, u phổi….Cây có tác dụng tốt kể cả với những bệnh nhân Ung thư giai đoạn cuối bị bệnh viện trả về.
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng
- Mát gan, giải độc, hạ men gan và tăng cường chức năng gan
- Tốt cho bệnh nhân mắc các bệnh về gan như: Viêm gan B, C, vàng da, gầy yếu
Cách dùng cây an xoa làm thuốc
1. Dùng độc vị an xoa cho bệnh nhân Ung thư gan
An xoa (Thân và lá phơi khô, sao vàng hạ thổ) 100g sắc với 1.5 lít nước, sắc còn 800ml uống trong ngày. Nên uống vào thời điểm sau bữa ăn 20 phút.
2. Dùng cây an xoa kết hợp với cây xạ đen để hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư
Thành phần:
- Cây an xoa sao vàng: 50g
- Cây xạ đen: 50g
Cách dùng: Hai vị trên sắc với 1,5 lít nước, sắc cạn còn 0.8 lít đến 1 lít nước uống sau bữa ăn khoảng 15 phút.
3. Dùng cây an xoa cho bệnh nhân viêm gan B
Thành phần:
- An xoa (sao vàng hạ thổ): 30g
- Cây cà gai leo: 30g
Cách dùng: Hai vị trên sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 600ml nước uống sau bữa ăn. Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B, giảm lượng virus viêm gan B.
Một số lưu ý khi sử dụng
Cần sao vàng, hạ thổ an xoa trước khi dùng
Cách này có tác dụng điều hòa âm dương, phát huy tối đang công năng của vị thuốc. Bạn biết đó cây an xoa có một lớp lông mỏng, nên khi sao vàng hạ thổ ngoài tác dụng điều hòa âm dương nó còn giúp đốt cháy lớp lông trên, giúp tránh các hiện tượng ngứa rát cổ họng khi sử dụng cây thuốc.
Sử dụng an xoa gây cồn ruột
Ngoài tác dụng giải độc gan, an xoa còn có công năng đào thải độc tố. Bởi vậy khi sử dụng vị thuốc này sẽ có môt số trường hợp bệnh nhân vài ngày đầu tiên hay bị cồn ruột, khó chịu. Theo kinh nghiệm dân gian, hiện tượng này không phải tác dụng phụ của cây thuốc mà chính là cơ chế đào thải độc độc tố ra khỏi cơ thể người bệnh.
Bệnh nhân kiên trì dùng thêm khoảng 2 tuần, sẽ thấy cơ thể nhẹ nhõm, dễ chịu, không còn cảm giác cồn cào khó chịu thường gặp phải trong những ngày đầu nữa. Tác dụng điều trị bệnh của cây an xoa đã được thực tiễn kiểm chứng bởi nhiều người dùng, nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cây thuốc.
Uống an xoa bị ngứa rát cổ họng
Như đã nói ở trên, nếu dùng an xoa không sao vàng hạ thổ bạn sẽ bị ngứa dát cổ họng, khó chịu bởi lông của CAX còn xót lại. Vì vậy, nhất nhất phải sao vàng an xoa trước khi dùng.
Còn một nguyên nhân gây ngứa rát cổ họng nữa là các bạn quên khô nhặt bỏ quả an xoa ra, quả an xoa có rất nhiều lông. Đây cũng là một nguyên nhân gây ngứa rát cổ họng khi sử dụng.
Hiện nay có nhiều cây dại có hình dáng rất giống với cây an xoa, bạn cần hết sức lưu ý khi đặt mua hoặc thu hái, sử dụng, tránh nhầm lẫn với các cây dại khác ngoài tự nhiên. Để biết cách phân biệt cây an xoa mời tham khảo thêm bài viết dưới đây:
Nguồn: https://caythuoc.org
Cách phân biệt cây an xoa thật giả tránh nhầm cây dại khác
Biết cách phân biệt cây an xoa thật giả sẽ rất cần thiết cho những bệnh nhân ung thư gan, điều này sẽ giúp các bạn chọn lựa được cây an xoa chất lượng tốt nhất.
Chào các bạn! Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn cách phân biệt cây an xoa thật và cây an xoa giả đây là một trong những thông tin quan trọng mà bệnh nhân ung thư gan nên biết và trang bị cho mình.
Bài viết sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức cần thiết về cây an xoa để biết cách tìm và sử dụng cây an xoa trong tự nhiên, cũng như biết cách phân biệt cây an xoa thật giả khi mua cây thuốc này ở các tiệm thuốc nam.
Thời gian gần đây chúng tôi nhận được rất nhiều thông tin chia sẻ của một số bệnh nhân: Mua an xoa ở tiệm thuốc nam dùng trong một thời gian dài nhưng lại không có hiệu quả và cây an xoa nhận về không giống với hình dáng đã mô tả.
Qua thông tin hình ảnh và mô tả của các bệnh nhân gửi qua email cho chúng tôi cho thấy rằng những cây trên mà độc giả phản ánh đều là những cây dại không phải là cây an xoa.
Vậy có cách gì để phân biệt cây an xoa thật giả không ?
Trong tự nhiên chỉ có một giống an xoa chuẩn, nếu chú ý bạn hoàn toàn phân biệt được cây an xoa với các cây dại khác bởi chúng có những đặc điểm khác nhau, dựa vào đó mà chúng ta có thể nhận biết được cây an xoa với các cây dại khác.
Phân biệt thông qua hình dáng
- Lá an xoa thuôn nhọn, gân nổi phía dưới mặt lá. Thân an xoa nhỏ hơn thân cây dại. Quả san xoa có lông nên còn gọi là thâu kén lông (Đây là đặc điểm rất dễ nhận biết, khi mua cây an xoa bạn yêu cầu người bán cung cấp cây an xoa vẫn còn nguyên quả dính vào cành thì 100% bạn mua được cây an xoa thật).
- Lá cây dại thường có lá to gấp đôi lá cây an xoa, thân cây to lớn. Quả cây dại thường có màu vàng hoặc đỏ, không có lông
Phân biệt thông qua màu sắc
- Hoa an xoa có màu tím, quả an xoa có màu xanh có nhiều lông (Trông như tổ con sâu dóm).
- Hoa cây an xoa giả: Hoa có màu vàng hoặc màu trắng, quả to lớn không có lông.
Phân biệt thông qua mùi vị
-Nước sắc cây an xoa có vị ngọt nhẹ, mùi thơm của một vị thuốc.
- Nước sắc cây dại (an xoa giả) có mùi hôi khó chịu.
Phân biệt cây an xoa khi đã phơi khô
Khi cây thuốc đã phơi khô, bạn yêu cầu người bán không băm nát lá an xoa, không tách bỏ quả an xoa để có thể nhận biết dễ dàng hơn.
Đây là một số đặc điểm, dựa vào đó bạn hoàn toàn có thể phân biệt được đâu là cây an xoa thật đâu là cây an xoa giả.
Điều quan trọng cần lưu ý với các bạn:
1- Khi đặt mua cây thuốc nam trên mạng bạn nên yêu cầu nơi bán cho phép kiểm tra hàng trước khi nhận.
2-Và quan trọng nhất là nên tham khảo thật kỹ các địa chỉ bán trên mạng để chọn được địa chỉ bán uy tín bạn nhé.
Để biết thêm thông tin về cây an xoa, mời tham khảo hình ảnh dưới đây:
Quả cây an xoa thật
Hoa cây an xoa
Cây an xoa giả lá to, hoa có màu đỏ.
Đây là 1 loại cây có hình dáng gần giống với cây an xoa
Theo: https://caythuoc.org