;
Sau sự thành công của bộ phim "Con Đường Giác Ngộ", chùa Hoằng Pháp tiếp tục thực hiện bộ phim mang tên “Tìm Về Bến Giác”
Đem giáo lý nhà Phật phổ biến rộng rãi, giúp mọi người hiểu về cuộc đời đức Phật và lời dạy của Ngài là ước mơ chung của những người con Phật. Chính vì lý do đó, chùa Hoằng Pháp luôn thao thức tìm những phương tiện hữu hiệu để truyền bá chánh pháp. Thông qua các chương trình ca nhạc, cải lương và phim ảnh, chùa đã góp phần không nhỏ vào công tác hoằng pháp lợi sinh. Năm 2012, chùa thực hiện bộ phim Con Đường Giác Ngộ cũng với ước mong duy nhất là giúp cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ biết về cuộc đời Đức Phật và những vị Thánh đệ tử, bộ phim ra đời đã tạo ra một tiếng vang lớn và gây ấn tượng sâu sắc đến mọi thành phần trong xã hội. Sau sự thành công của bộ phim này, chùa Hoằng Pháp tiếp tục thực hiện bộ phim mang tên “Tìm Về Bến Giác”.
Một trong những cảnh quay trong bộ phim Tìm Về Bến Giác.
Tìm Về Bến Giác là bộ phim kể về những câu chuyện của Đức Phật và các vị Thánh đệ tử trong giáo đoàn Ni. Những tình tiết trong bộ phim đều dựa vào những câu chuyện có thật được ghi chép trong các kinh điển Nikaya cũng như Hán tạng. Thông qua bộ phim, người xem có thể hình dung phần nào về cuộc đời của một số vị Thánh đệ tử Ni tiêu biểu. Có thể nói, Ni đoàn đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá chánh pháp của đức Thế Tôn, sự kiện Đức Phật đồng ý cho thành lập Ni chúng cũng là một sự kiện trọng đại trong lịch sử Phật giáo, điều này khẳng định quyền con người, quyền bình đẳng nam nữ trong đạo Phật. Thế nhưng ý nghĩa quan trọng này lại ít được mọi người nhắc đến. Bộ phim “Tìm Về Bến Giác” là bộ phim đầu tiên trong Phật giáo nói đến cuộc đời của các vị Thánh Ni và nhiều sự kiện quan trọng mà những bộ phim trước đây chưa nhắc đến. Thông qua bộ phim này, mọi người sẽ nhận thức được nhiều giá trị thiết thực về cuộc đời, về các giá trị nhân văn cao cả cũng như những lời dạy cao quý của đức Thế Tôn.
Trong phim có những nhân vật hết sức quan trọng như bà Ma-ha-ba-xà-ba-đề (Maha Pajapati) là Di mẫu của Đức Phật, người đã đứng ra xin Phật cho Ni chúng xuất gia, hay Ni sư Da-du-đà-la (Yasodhara), người đã từng là hiền thê của thái tử Tất Đạt Đa (Siddharta). Trong bộ phim này còn có câu chuyện ly kỳ về sự xuất gia của một người vô cùng đặc biệt, đó là thứ phi Khe-ma (Khema) vợ vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara), nhờ sự giáo hóa của Phật mà vị thứ phi xinh đẹp này đã từ bỏ ngã mạn, không còn ỷ lại vào sắc đẹp của mình và từ bỏ tất cả để trở thành một vị Tỳ-kheo-ni xuất sắc (Trí Tuệ Đệ Nhất trong hàng Tỳ-kheo-ni).
Câu chuyện về Liên Hoa Sắc (Uppalavanna) cũng được nhắc đến trong bộ phim, đó là một thiếu nữ xinh đẹp nhưng vì lòng thù hận mà trở thành một con người tội lỗi, thế nhưng nhờ sự trợ giúp của Tôn giả Mục Kiền Liên, cô đã quy hướng Phật, gia nhập giáo đoàn và trở thành một Tỳ-kheo-ni nổi tiếng về Thần Thông Đệ Nhất. Số phận bi thảm do mất chồng con và người thân của Patacara được tái hiện trong bộ phim như thức tỉnh con người về sự vô thường, đau khổ của cuộc đời. Ngoài những đệ tử xuất gia, trong phim còn nói về những người hộ pháp đắc lực, đó là bà Visakha, hoàng hậu Vi-đề-hy (Vaidehi) hay những nhân vật phản diện như Tôn-đà-lị (Sundari), Chiên-già (Cinca), những người có âm mưu hại Phật và giáo đoàn nhưng luôn bị thất bại.
Có thể nói, bộ phim lần này có nhiều tình tiết hấp dẫn, những tích truyện hay và ý nghĩa, lời thoại của nhân vật thường đi kèm với những triết lý sống, đặc biệt lời dạy của Thế Tôn được chuyển tải rất nhẹ nhàng, tinh tế và dễ tiếp nhận. Ngoài ra, trong lần thực hiện bộ phim này, Ni sư Tiến sĩ Thích Nữ Liễu Pháp sẽ là người cố vấn cho đoàn làm phim, Ni sư sẽ trực tiếp đi theo đoàn trong khi quay để chỉnh lý về mặt nội dung nhằm tránh những sai lầm đáng tiếc, Ni sư cũng là người chuyển ngữ sang tiếng Anh khi bộ phim hoàn tất.
Trước khi bấm máy khởi quay bộ phim, đoàn làm phim và đơn vị sản xuất là chùa Hoằng Pháp đã có buổi họp mặt vào sáng 27/02/2014, Thượng tọa Thích Chân Tính, Trụ trì chùa Hoằng Pháp cũng là Giám đốc Sản Xuất phim “Tìm Về Bến Giác” đã nói lên tầm quan trọng cũng mức độ ảnh hưởng của bộ phim. Ngoài ra Thượng tọa cũng có những lời động viên, khuyến khích anh em trong đoàn để hoàn thành bộ phim một cách tốt nhất. Trong phần phát biểu của mình, Ni sư Liễu Pháp đã có lời đề nghị nên dành ra mười phút mỗi ngày để các thành viên trong đoàn có thể tĩnh tâm trước khi bấm máy. Ngoài ra tất cả mọi người khi làm phim nên sống trong tình thương yêu, trong tinh thần từ bi, trí tuệ và hòa hợp của đạo Phật, cần có sự cảm thông, chia sẻ với nhau, từ đó mới phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận để quá trình làm phim diễn ra tốt đẹp. Mọi người trong đoàn nên làm bằng sự nhiệt tâm, nhiệt thành vì đây cũng được xem là một Phật sự lớn, đem lại phước báu và lợi ích cho nhiều người.
BỘ PHIM "TÌM VỀ BẾN GIÁC"
(Phật và Ni chúng)
Giám Đốc Sản Xuất: Thượng tọa Thích Chân Tính
Biên Tập: Sư cô Tiến sĩ Liễu Pháp – Sư cô Tiến sĩ Pháp Hỷ
Biên Kịch: Đỗ Tài (là người viết kịch bản cho phim Con Đường Giác Ngộ)
Đạo Diễn: Triệu Hoàng Quân (từng là Đạo diễn cho phim Ánh Đạo Vàng)
Bộ phim dự trù kinh phí hơn 2,5 tỷ đồng, do đó rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý Phật tử cùng các nhà Cấp Cô Độc, để Phật sự này có thể hoàn thành một cách viên mãn nhất.
Mọi sự phát tâm cúng dường để hoàn thành bộ phim xin hoan hỷ gửi về:
Tại Việt Nam
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Địa chỉ: 29 Bến Chương Dương, Q. 1,TP. Hồ Chí Minh
Tên tài khoản: NGUYỄN SỸ CƯỜNG
Số tài khoản: 0071000651615
Tại nước ngoài
JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM HOCHIMINH CITY BRANCH
SWIFT CODE: BFTVVNVX007
NAME: NGUYEN SY CUONG
ID/ACC: 0071370656969 (USD)
(xin ghi rõ nội dung: "CÚNG DƯỜNG THỰC HIỆN PHIM TÌM VỀ BẾN GIÁC")
Lưu ý: Chùa không cử người đi quyên góp, nếu quý Phật tử phát tâm cúng dường có thể đến các địa chỉ trên hoặc gởi trực tiếp tại văn phòng chùa Hoằng Pháp – xã Tân Hiệp – huyện Hóc Môn – TP.HCM
{youtube https://www.youtube.com/watch?v=yaQ5Z6UGKjE|500|500}
Henry Lê
Không có kiến thức lịch sử rồi! Tôi xin phân tích về vải may áo quần thời xưa thế này. Do kỹ thuật kéo sợi còn sơ khai, nên thời đó không thể làm được những sợt vải nhỏ nên không thể dệt được những tấm vải mỏng và mịn. Vải thời xưa phải dày và thô. Về màu sắc, do phẩm nhuộm lấy trực tiếp từ thiên nhiên, chủ yếu là từ vỏ cây và khoáng vật, chứ không làm bằng con đường tổng hợp hóa học như hiện nay, nên màu phẩm nhuộm không tươi, sáng, rực rỡ được. Màu của vải thời đó thường màu sẫm. Vì lý do đó, nếu phục trang mà như hình ảnh trong phim này là quá sai. Mặt khác, những người phụ nữ mặc vải mỏng phô cả da thịt ra thế kia thì rất là không ổn.
Thích 1 Trả lời 5/11/2015 4:35:09 PM