;
>Phú Thọ: Chính thức khai mạc chương trình Hoằng pháp và văn hóa nghệ thuật Phật giáo
Đây là tấm lòng mà các quý thầy, các nghệ sỹ đã dày công chuẩn bị để dâng lên chư Phật và chư Bồ Tát. Đây cũng là món ăn tinh thần vô giá mà các Phật tử đất tổ Hùng Vương được thưởng thức ngay trong đầu tháng 12 này.
Ngay
từ đầu giờ chiều, tôi có may mắn được chứng kiến các ca sĩ, nghệ sĩ múa cùng với
các bộ phận âm thanh, ánh sáng đã công phu chuẩn bị. Họ đến từ 16h chiều, dốc
tâm cho chương trình lớn này. Toàn thể các nghệ sĩ đã rất cố gắng tập rượt lần
cuối để cho màn diễn của mình được hoàn hảo nhất, quyết để để lại ấn tượng sâu
sắc cho các Phật tử Phú Thọ.
Đúng
7h30 tối chương trình chính thức bắt đầu. Tất cả các đại biểu Phật tử nghiêm
trang đứng chắp tay để cung thỉnh các chư Tăng, chư Ni ra hội trường. Sau khi
cung nghinh, toàn thể gần 800 Phật tử cùng an tọa. Đại Đức Thích Minh Thuận
- Trưởng ban tổ chức, phó Trưởng ban Thường trực ban Trị sự, Trưởng ban Hoằng
Pháp GHPG tỉnh Phú Thọ quang lâm giảng Pháp chia sẽ về đề tài ý nghĩa của âm nhạc, phân tích các
loại nhạc Phật Giáo. Thầy trích ra nhiều câu kinh ở trong nhiều bộ kinh quan trọng,
trong đó có Kinh A Di Đà và Kinh Dược Sư nói về việc cúng dàng chư Phật bằng âm
nhạc . Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, thì ca múa nhạc được cho là một trong
mười loại để cúng dàng lên chư Phật. Một điểm rất thú vị và rất quan trọng đó
là Đức Phật cho phép các Tỷ Kheo sử dụng âm nhạc để luận các bài Pháp.
Sau thời pháp của Đại Đức Thích Minh Thuận, MC Thảo Vân kính mời
Thượng Tọa Thích Minh Hiền – phó ban Văn hóa GHPG TW lên phát biểu khai mạc đêm diễn. Bài phát biểu của Thượng tọa ngắn mà súc tích,tạo cho các Phật tử tình yêu mến và thấm nhuần thêm về âm nhạc Phật giáo.
Mở đầu chưng trình ca múa nhạc là tiết mục “Mẹ Quán Âm”. Tác phẩm nói về đức hạnh của đức Quán Thế Âm đại từ, đại bi, người có tình yêu thương rộng lớn nhất trên thế gian này. Mẹ luôn tìm cách cứu khổ, cứu nạn cho tất thảy nhân loại thoát khỏi khổ đau. Mẹ là một người mẹ của cả thế gian tuyệt vời nhất mà tôi được biết.
Tiếp theo là một loạt các ca khúc mang đậm bản sắc Phật giáo làm rung động người nghe. Một tác phẩm đặc biệt ấn tượng là bài “Áo cà sa” được thể hiện bởi ca sĩ Quảng Thanh - Giải nhất cuộc thi “Sao mai điểm hẹn” năm 2009.
Cả hội trường gần 800 Phật tử chú tâm lên sân khấu cùng theo dõi phần phỏng vấn Thượng Tọa Thích Minh Hiền. Thầy chia sẻ ý nghĩa của chiếc áo Cà sa. Rất nhiều ý nghĩa, nhưng tôi nhớ nhất đó là biểu tượng của sự Giác ngộ giải thoát. Chiếc áo linh thiêng này chỉ được khoác lên các quý thầy trong những lễ hội, chỉ được mặc trong các nghi thức đặc biệt của Phật giáo.
Trung
tâm của đêm diễn là màn múa “Tâm hướng đài sen”. Từng bước đi, từng cử chỉ của
các nghệ sĩ đã toát đên được vẻ thanh tao, cao quý của bông hoa sen - biểu tượng linh thiêng của Phật giáo.
Không
chỉ tôi mà rất nhiều người may mắn có mặt trong đêm diễn vô cùng thích thú với tiết mục
ca ngợi Trường Sa thân yêu và bài hát về chùa Hương Tích đẹp mê hồn, linh
thiêng khó tả. “Ngọc sáng trời Nam” – đúng như tên bài hát, làm cho tôi cảm nhận
thật rõ vùng đất rực sáng.
Kết
thúc chương trình, toàn thể các ca sỹ đã thể hiện bài “Việt Nam Phật tâm ca” hoàng tráng và sống động. Trực tiếp Đại đức Thích Minh Thuận, trưởng ban tổ chức
đã lên tặng hoa và quà cho từng nghệ sĩ, như chứng minh công đức mà họ đã dành
cho miền đất trung du Phú Thọ thân yêu.
Tôi
lên xe về Hà Nội trong tâm trạng khó tả. Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia
chương trình ca múa nhạc Phật giáo lớn như thế này. Được hiểu thêm về những điều
mới, được biết thêm vùng đất Phú Thọ. Ngồi trên xe, tôi thầm chúc cho Phật Giáo
ở đây ngày càng phát triển, thầm mong ban trị sự Phật giáo của nhiều tỉnh thành trên cả nước thường xuyên tổ chức
được những chương trình ý nghĩa như thế
này.
Nửa
đêm, ngồi viết bài này gửi chia sẽ cùng mọi người, tôi nguyện chúc cho tất cả các quý thầy
cùng toàn thể Phật tử cùng nhau nhất tâm tu tập để đạt được nhiều an lạc trong
cuộc sống.