Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Góc nhìn Phật giáo về việc cách ly tại nhà để phòng chống Covid-19

Tác giả Quần Anh
04:35 | 18/03/2020 2 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Với các nhà tu hành theo Phật giáo, do quen sống đời sống phạm hạnh, khắc kỷ và độc cư thiền hành hướng nội, lại hấp thụ nền giáo dục minh triết từ Đức Phật Thích Ca, bậc đạo sư của trời người nên việc cách ly tại gia (tại chùa), hầu như chỉ có ảnh hưởng tâm lý tích cực mà không có ảnh hưởng tâm lý tiêu cực.

goc_nhin_phat_giao_ve_viec_cach_ly_tai_nha_de_phong_chong_covid_191.jpg

Cách ly tại gia đình, bằng các phương pháp tụng kinh, niệm Phật, trì chú, hành thiền, quán chiếu nội tâm giúp ta nhận ra được sự vô thường, thay đổi của mọi hiện tượng, hiện hữu trong đời sống - Hình minh họa.

Để phòng, chống dịch bệnh vi sinh vật Corona, có nhiều biện pháp do nhà chức trách đề ra.

Trong đó, có bệnh pháp phong tỏa, khoanh vùng, cách ly, dập dịch mà bất cứ ai sống trong khu vực có dịch bệnh đều phải nghiêm chỉnh chấp hành nếu không muốn bị cưỡng chế hoặc chế tài.

Việc phong tỏa, cách ly tại nhà để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 là biện pháp cần thiết, được thực tế chứng minh là có hiệu quả.

Tuy nhiên, việc phong tỏa cách ly này cũng có ảnh hưởng hai mặt về tâm lý: hoặc tiêu cực, hoặc tích cực.

Về ảnh hưởng tiêu cực của việc cách ly tại nhà, xin các bạn đọc bài trong ảnh dưới đây, được đăng trên trang thông tin đài RFI Pháp quốc.

Ở đây, dưới góc nhìn của người theo Phật giáo, xin chia sẻ vài tác dụng tích cực của việc cách ly tại nhà để phòng, chống Covid-19, hiện đang làm kinh động thế giới.

1. Dịp thể hiện lối sống tự độ, lợi tha

Cuộc sống luôn tồn tại trong các mối quan hệ tương sinh duyên khởi. Đức Phật dạy: “Cái này có thì cái kia có. Cái này không thì cái kia không. Cái này sinh thì cái kia sinh. Cái này diệt thì cái kia diệt”.

Khi nhà chức trách ban hành lệnh phong tỏa, cách ly, chúng ta tự mình ý thức trách nhiệm tự cách ly tại nhà nhằm tránh bị lây nhiễm từ người khác để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, tức là mình đã tự độ mình.

Đồng thời, khi mình tự cách ly nhằm giảm thiểu mức độ lây nhiễm của dịch bệnh sang cho người khác, bảo vệ sức khỏe cho người khác, cho cộng đồng, tức là mình đã sống vì người khác – lợi tha.

2. Cơ hội làm tròn bổn phận trách nhiệm đối với gia đình

Sống trong xã hội hiện tại, mọi người đều phải bươn chải mưu sinh. Các cột trụ của gia đình phải thường xuyên làm việc đầu tắt mặt tối, từ sang đến trưa, từ trưa đến tối, thậm chí quên ăn, bỏ ngủ.

Họ rất ít có thời gian để gần gũi thăm hỏi ông, bà, cha, mẹ, để thể hiện tình cảm yêu thương với vợ, với chồng và để chăm sóc giáo dục con cái.

Trong thời gian cách ly tại gia đình, đây là cơ hội đoàn viên gia đình và là thời gian vàng để chúng ta thể hiện bổn phận trách nhiệm đối với gia đình.

3. Cơ duyên tìm lại chính mình

Trong kinh Khởi Thế Nhân Bổn 9, Đức Phật dạy: “Các hành là vô thường, tự hoại, ly tán, lưu chuyển, biến diệt, không trường tồn, chỉ trong chốc lát.”

Trước Tết Canh Tý, nhịp sống xã hội diễn ra bình thường. Mọi người đều tập trung vào công việc của mình. Ngủ một đêm đến sáng, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, lan rộng trên 160 quốc gia, khiến mọi thứ bỗng dưng đảo lộn, nhịp sống ngưng trệ, xã hội bất an. Đây là hiện tượng vô thường.

goc_nhin_phat_giao_ve_viec_cach_ly_tai_nha_de_phong_chong_covid_19.jpg

Ngồi cách ly tại gia đình, bằng các phương pháp tụng kinh, niệm Phật, trì chú, hành thiền, quán chiếu nội tâm v.v, vô hình trung giúp ta nhận ra được sự vô thường, thay đổi của mọi hiện tượng, hiện hữu trong đời sống đúng như lời Phật dạy ở trên.

Qua đó, ta tìm lại được chính mình để sống ít tham muốn biết đủ, bằng lòng với thực tại, không tranh danh đoạt lợi, giữ cho tâm thái được an nhiên, tự tại, thảnh thơi, không hoang mang, không lo lắng, không sợ hãi, không căng thẳng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

Các nhà khoa học đã chứng minh, rằng tâm lý có ảnh hưởng đến thân thể vật lý của ta. Với tâm thái an nhiên, tĩnh tại trước vô thường giúp cơ thể ta tăng cường hệ miễn dịch. Từ đó, có thể miễn nhiễm với Covid-19 cho mình và cho cộng đồng.

4. Cần chuẩn bị tâm thế trước khi bị cách ly

Tùy tâm thế của đối tượng bị cách ly mà việc cách ly có ảnh hưởng tâm lý hoặc tiêu cực hoặc tích cực.

Đối với các nhà tu hành theo Phật giáo, do quen sống đời sống phạm hạnh, khắc kỷ và độc cư thiền hành hướng nội, lại hấp thụ nền giáo dục minh triết từ Đức Phật Thích Ca, bậc đạo sư của trời người nên việc cách ly tại gia (tại chùa), hầu như chỉ có ảnh hưởng tâm lý tích cực mà không có ảnh hưởng tâm lý tiêu cực.

Ngược lại, đối với người đời, do quen sống đời sống hướng ngoại, tự do đi lại, không quen sống gò bó nên việc cách ly tại nhà thường ảnh hưởng tâm lý tiêu cực đến họ.

Do đó, trước tình hình diễn biến phức tạp hiện nay của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nói chung, trong nước nói riêng, mỗi chúng ta cần chuẩn bị cho mình một tâm thế thích hợp để phòng, chống nó trước khi có xảy ra việc phong tỏa, khoanh vùng, cách ly, dập dịch tại nơi mình đang cư trú.

Những bài viết của tác giả Quần Anh tại đây.

covid-19 dịch covid-19 cách ly tại nhà virus corona kinh khởi thế nhân bổn niệm phật trì chú hành thiện người xuất gia trị bệnh theo quan điểm của Phật giáo

Ý kiến bạn đọc

Lý Mỹ hậu

Lý Mỹ hậu

Rất hay và bổ ích!

Thích      Trả lời   18/03/2020 6:04:16 SA

Nguyễn minh Tuấn

Nguyễn minh Tuấn

Bài viết thoát ý xây dựng tích cưc .. Tôn giáo Phật dược vận dụng đúng sẽ rát gần gũi và cho mình hành xử tốt đẹp trong mọi tình huống - hướng đến tâm an yên và ĐAO ĐỜI gắn bó, cuộc sống được điểm trang khi thấu suốt CHÂN LÝ VÔ THƯỜNG...

Thích   3    Trả lời   18/03/2020 5:52:20 SA

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Hạnh phúc từ việc ăn chay

Hạnh phúc từ việc ăn chay

Công dụng tuyệt vời của củ cải trắng

Công dụng tuyệt vời của củ cải trắng

Mật chú Chú Chuẩn Đề thể hiện qua y học thực dưỡng

Mật chú Chú Chuẩn Đề thể hiện qua y học thực dưỡng

Lương Y Võ Hoàng Yên viếng chùa Phúc Lâm

Lương Y Võ Hoàng Yên viếng chùa Phúc Lâm

Thông báo của Trung tâm phục hồi chức năng Võ Hoàng Yên

Thông báo của Trung tâm phục hồi chức năng Võ Hoàng Yên

Quan tâm hỗ trợ xây dựng Trung tâm Võ Hoàng Yên ngày càng chất lượng, hiện đại

Quan tâm hỗ trợ xây dựng Trung tâm Võ Hoàng Yên ngày càng chất lượng, hiện đại

Công thức của giáo sư Nga giúp cơ thể tự chữa ung thư và những bệnh khác

Công thức của giáo sư Nga giúp cơ thể tự chữa ung thư và những bệnh khác

Bài thuốc chữa ung thư cứu đời người nghèo chỉ từ 2 vị thuốc đơn giản

Bài thuốc chữa ung thư cứu đời người nghèo chỉ từ 2 vị thuốc đơn giản

Muốn sống lâu hơn?

Muốn sống lâu hơn?

Cây an xoa - thuốc quý trị ung thư gan, xơ gan, các bệnh về gan

Cây an xoa - thuốc quý trị ung thư gan, xơ gan, các bệnh về gan

Những vị thuốc mang tên rồng

Những vị thuốc mang tên rồng

Nói thêm về phương pháp thở bụng

Nói thêm về phương pháp thở bụng

Bài viết xem nhiều

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0937518 s