Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Hà Nội: Thượng tọa Thích Chân Tính thuyết giảng tại chùa Hòa Phúc

Tác giả Lan Anh
12:04 | 23/06/2016 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Sau bao nhiêu ngày ngóng trông được đắm mình trong dòng suối pháp vi diệu từ vị Thầy bổn sư tôn kính. Sáng ngày, 22/6/2016 ( nhằm ngày 18/05/Bính Thân), hơn 1000 Phật tử thiện nam, tín nữ đã vân tập về Chùa Hòa Phúc (Hòa Thạch -Quốc Oai – Hà Nội) để tham dự khóa tu “Một Ngày An Lạc”.

Nhận lời thỉnh mời của Đại đức trụ trì chùa Hòa Phúc cũng như đáp lại tinh thần tu học của hàng phật tử nơi đây. Thượng tọa Thích Chân Tính - trụ trì Chùa Hoằng Pháp; Bổn sư của Phật tử đạo tràng chùa Hòa Phúc đã quang lâm đạo tràng chứng minh và truyền trao pháp nhũ cho quý Phật tử trong khóa tu một ngày.

Tại đây, thượng tọa ân sư đã từ bi ban bố thời pháp thoại ngắn, nêu ra 3 yếu tố mà người Phật tử cần quan tâm để có thể tu tập tinh tấn hơn từng ngày.

nguoiphattu-com tt thich chan tinh0.jpg

Yếu tố thứ nhất: Người Phật tử cần có niềm tin đối với Tam Bảo: Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà người Phật tử cần nuôi dưỡng. Phật đã nhập Niết Bàn cách đây hơn 2000 năm và người là 1 bậc toàn giác, toàn năng. Người đã, đang và sẽ dẫn đường chỉ lối cho chúng ta đến bến bờ giác ngộ, giải thoát. Pháp là những lời dạy của Đức Phật, là chân lý, là ngọn đuốc soi sáng con đường cho chúng ta đi. Tăng là những bậc thầy mô phạm thanh tịnh, có đạo hạnh và sẽ mở đường dẫn lối cho chúng ta đi đúng chánh pháp. Tam Bảo chính là Phật – Pháp – Tăng.  Ba ngôi báu trên thế gian này sẽ hướng con người đến với những điều Chân – Thiện – Mỹ. Vì vậy, một người Phật tử cần phải có niềm tin trọn vẹn đối với Tam Bảo, để chúng ta có nơi nương nhờ vào tu tập, bước đến bến bờ giác ngộ.

Yếu tố thứ hai: Người Phật tử cần phải học Phật pháp: Biển Phật pháp bao la rộng lớn, người Phật tử cần phải học Phật pháp để có hướng đi đúng trong cuộc đời. Bởi những gì Đức Phật nói như lá ở trong tay, những gì Đức Phật biết như lá ở trong rừng. Tầm hiểu biết của chúng ta còn quá hạn hẹp cần phải thường xuyên đọc tụng nhiều bộ kinh để thấu rõ lời Phật dạy, nghe nhiều băng đĩa thuyết giảng để khai mở trí huệ. Đọc nhiều kinh sách ta mới thấy việc tu của mình còn kém cỏi, cần tinh tấn hơn nữa. Đặc biệt, người học Phật không được cố chấp, phải biết tiếp thu những điều hay lẽ phải và sửa đổi những điều sai trái như đến chùa tụng kinh sám hối vào những ngày 14,30 hàng tháng để làm mới thân tâm, làm trong sạch suy nghĩ. Người Phật tử cần phải học pháp, có hiểu rộng ta mới đi đúng đường.

nguoiphattu-com tt thich chan tinh1.jpg

Yếu tố thứ 3: Người Phật tử cần phải hành trì 5 giới: Giới luật là nền tảng căn bản của Phật giáo, người Phật tử dù có tu theo pháp môn nào thì 5 giới vẫn là điều đầu tiên cần phải thọ trì. Để công đức được thành tựu ta cần giữ trọn vẹn giới luật, ta phạm giới chính là ta đang tạo tội, tạo tội thì làm sao ta có được công đức. Trong kinh tạng có nói đến 5 tổn thất như: tổn thất về bệnh tật, tổn thất về người thân, tổn thất về tài sản, tổn thất về giới luật và tổn thất về tri kiến. Trong 5 thứ tổn thất này, tổn thất về giới luật và tri kiến là quan trọng nhất, mà người Phật tử cần chú ý. Vì nếu lạc vào 2 tổn thất này, chúng ta sẽ trôi lăn trong vòng sanh tử, bị đọa đày vào cõi ác, cõi khổ.

Một ngày tu thật ý nghĩa, thật hạnh phúc khi hàng Phật tử hội tụ đầy đủ phước duyên về chùa, được đảnh lễ và đón nhận giáo pháp Như Lai từ vị Bổn Sư khả kính.

nguoiphattu-com tt thich chan tinh3.jpg

nguoiphattu-com tt thich chan tinh4.jpg

Để cho một ngày an lạc được trọn vẹn công đức, buổi chiều đại chúng đã tham dự thời khóa công phu niệm Phật, chia sẻ Phật pháp với bạn đồng tu.

Tiếp đó, Đại đức Thích Tâm Hòa quang lâm đạo tràng, sách tấn đại chúng cần về chùa tu học tinh tấn hơn nữa, đặc biệt là trong những ngày quý chư Tăng đi an cư kiết hạ, đại chúng cần tinh tấn, tụng kinh, niệm Phật, làm nhiều điều thiện lành để hồi hướng, cùng trợ duyên cho quý chư Tăng có một mùa an cư viên mãn.

nguoiphattu-com tt thich chan tinh5.jpg

nguoiphattu-com tt thich chan tinh6.jpg

Khóa tu một ngày an lạc đã khép lại trong ánh nắng cuối chiều của miền Bắc thân thương.

Thanh cao một bóng cà sa

Phạm hạnh một bóng đây là Thầy con

Gặp Người con thỏa nhớ mong

Gặp Người con thấy trong lòng an nhiên

Dẫu xa vạn dặm triền miên

Lời Thầy thơm ngát hương thiền đại bi

Hôm nay, đảnh lễ Bổn Sư

Cúi đầu nhìn lại, Chân như hướng về.

(Phật tử Quảng Độ kính dâng Thượng tọa Thích Chân Tính)

đại đức thích tâm hòa phật tử đi chùa một ngày an lạc chùa hòa phúc ghpgvn tp hà nội tt thích chân tính

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Đại giới đàn Hà Nội 2023: Ngày truyền giới cuối cùng

Đại giới đàn Hà Nội 2023: Ngày truyền giới cuối cùng

Đại giới đàn Hà Nội 2023: Chính thức đăng đàn truyền giới

Đại giới đàn Hà Nội 2023: Chính thức đăng đàn truyền giới

Đại giới đàn Hà Nội PL.2567:Ngày hành sám cuối cùng

Đại giới đàn Hà Nội PL.2567:Ngày hành sám cuối cùng

Phật giáo thành phố Hà Tĩnh tổ chức đại lễ Phật đản PL 2561

Phật giáo thành phố Hà Tĩnh tổ chức đại lễ Phật đản PL 2561

Đức Pháp chủ GHPGVN quang lâm Đại giới đàn Hà Nội năm 2023

Đức Pháp chủ GHPGVN quang lâm Đại giới đàn Hà Nội năm 2023

Đại giới đàn Hà Nội: Nghiệp sư và các giới tử tập trung về chùa Bằng

Đại giới đàn Hà Nội: Nghiệp sư và các giới tử tập trung về chùa Bằng

Hà Nội: Chuẩn bị cho Đại giới đàn tại chùa Bằng

Hà Nội: Chuẩn bị cho Đại giới đàn tại chùa Bằng

Hà Nội: Khai giảng lớp đào tạo Giảng sư khu vực phía Bắc khóa II niên khóa 2022-2025

Hà Nội: Khai giảng lớp đào tạo Giảng sư khu vực phía Bắc khóa II niên khóa 2022-2025

Ban Thông tin - Truyền thông T.Ư trao quyết định nhân sự và triển khai hoạt động nhiệm kỳ IX

Ban Thông tin - Truyền thông T.Ư trao quyết định nhân sự và triển khai hoạt động nhiệm kỳ IX

Lễ động thổ xây dựng chùa Kim Long - Hà Nội

Lễ động thổ xây dựng chùa Kim Long - Hà Nội

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm thuyết giảng tại chùa Cát Linh

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm thuyết giảng tại chùa Cát Linh

Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN họp trực tuyến chuẩn bị lễ ra mắt nhiệm kỳ 2022-2027

Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN họp trực tuyến chuẩn bị lễ ra mắt nhiệm kỳ 2022-2027

Bài viết xem nhiều

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,1093762 s