;
Trong thời đại khoa học càng phát triển thì con người càng bận rộn, mệt mõi và chịu nhiều áp lực khi phải đối đầu với nhiều cám dỗ thách thức, những trở ngại và những cạnh tranh tất yếu trong cuộc sống buộc con người phải hành động theo nhịp sống hiện đại của xã hội, hầu thỏa mãn nhu cầu sống cho chính mình. Con người thời đại có nhu cầu thủ đắc mọi phương tiện hiện đại, có nhu cầu hưởng thụ và thỏa mãn mọi ước vọng mà kỷ thuật hiện đại có thể đáp ứng. Giải pháp là kiếm tiền. Giá trị đồng tiền được khẳng định bởi lý lẽ sống của toàn xã hội: Có tiền là có mọi thứ. Người ta lao vào công cuộc kiếm tiền như điên dại, bất chấp đạo lý. Chính vì vậy, tư tưởng và đạo đức con người ngày càng xuống cấp trầm trọng trước làn sóng văn minh vật chất đầy phức tạp, đi tới và đi tới mãi không kịp nhìn lại nói chi “quay về !”.
Trước tình thế đó, người chịu trách nhiệm công tác hoằng pháp phải làm thế nào hầu chia sẻ và trợ giúp cho họ có một định hướng cao thượng, một cuộc sống tốt đẹp cả vật chất lẫn tinh thần. Bởi vì hoằng pháp là một nhiệm vụ thiêng liêng và quan trọng mà bất cứ hành giả nào cũng phải có phần đóng góp, không riêng gì Ban Hoằng Pháp, mà là trách nhiệm chung của những người đệ tử Phật, nhất là hàng đệ tử xuất gia.
Tổ Qui Sơn có dạy: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu, nhược bất như thử, lạm xí Tăng luân, ngôn hạnh hoang sơ, hư triêm tín thí”. . . Có làm được như lời Tổ dạy mới không hỗ thẹn là đệ tử Phật, mới mong truyền tải Phật Pháp đến quần chúng một cách rộng rãi, giúp mọi người thắm nhuần giáo lý Phật Đà, hiểu rõ giá trị cuộc sống hiện tại, giúp con người có đời sống thánh thiện hơn.
Muốn làm tốt việc này chúng ta cần nắm vững giáo lý và một số kiến thức căn bản của thế gian. Bởi vì sinh hoạt xã hội cũng như đề án kinh doanh, trong một tổ chức, một cơ quan nào đó. Phải có mục đích, thời gian nhứt định, có chỉ tiêu, để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tổ chức đó hay cơ quan đó, không thể làm cho có lệ hay cầu may được.
Xã hội ngày nay là xã hội cạnh tranh, kể cả Tôn giáo, nếu thụ động là tự đào thải, nhưng nếu an phận thì bị dẫm chân tại chỗ không đáp ứng được nhu cầu tiến hóa của nhân loại. Tuy hoằng pháp không giới hạn bởi những yếu tố trên, nhưng phương pháp thực hiện lại cần áp dụng cho từng đối tượng khác nhau, đáp ứng đúng đối tượng và nội dung phải thích nghi như:
- Phật pháp ứng dụng trong đời sống tình bạn, tình yêu, hôn nhân, vấn đề học tập, thi cử, hướng nghiệp, lý tưởng sống, kỷ năng sống, quan hệ công sở, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, xã hội, giải quyết xung đột, tránh những nội dung cao siêu, chung chung, mang nặng tính kinh điển, giáo điều . . .
- Nội dung hoằng pháp cần phải giản dị, gần gũi, thích hợp mới mong đáp ứng nhu cầu của thời đại hiện nay.
- Phương tiện, công cụ, hình thức hoằng pháp phải đa dạng, phong phú, hấp dẫn, nhưng phải rõ ràng và hiệu quả, hướng đến quần chúng rộng rãi, không phân biệt lương giáo.
- Thời gian, địa điểm, phải linh hoạt, không nhứt thiết một nơi nào cố định. . .
Chủ trương của Phật giáo không chủ động đi tìm tín đồ nhưng khi có người muốn tìm hiểu thì chúng ta cũng không thể bỏ qua cơ hội.
II. CÔNG VIỆC CỤ THỂ
Đã từ lâu, Phật giáo vẫn hoằng pháp theo lối truyền thống là thuyết giảng cho các đạo tràng hay các buổi lễ, phần lớn là những Phật tử đã quy y rồi, nay đến lúc chúng ta cần nên quan tâm đến những cộng đồng dân cư, vùng sâu, vùng xa nhiều hơn .v.v . nghĩa là Phật giáo phải đi thực tế, tiếp xúc với xã hội nhiều hơn. Nếu không, Phật giáo sẽ không theo kịp các tôn giáo bạn.
Đạo Phật được mệnh danh là đạo Từ Bi và Trí Tuệ. Vì vậy, ngoài việc trang bị kiến thức giáo lý, trình độ khoa học – kỷ thuật còn phải có nghệ thuật hòa nhập quần chúng, thích nghi với đối tượng và lắng nghe nhu cầu cũng như tâm tư của đối tượng, điều này đòi hỏi người làm công tác hoằng pháp phải có lý tưởng hòa nhập xã hội. Để thể hiện rõ nét và thực tế, không gì hơn là làm công tác Từ thiện xã hội như:
- Cứu trợ thiên tai – bão lụt, xây cầu – bồi lộ, khoan giếng nước sạch – xây nhà tình thương, trợ cấp người già neo đơn – tàn tật, giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học – trẻ mồ côi, tặng quà Tết cho bà con nghèo, tặng bánh kẹo, tập viết, quần áo, xe đạp cho các em học sinh vùng sâu vùng xa ăn tết Trung thu, giúp đỡ những gia đình nghèo, những bệnh nhân không có tiền chữa trị . . . còn bao nhiêu là hoàn cảnh khó khăn khác nhau, tùy mỗi hoàn cảnh và tùy khả năng mà chúng ta có thể giúp.
Đây là một công việc dể tiếp xúc, dể tạo thiện cảm với quần chúng xã hội, cũng là một việc làm thể hiện lòng Từ bi, sự quan tâm, lòng thương yêu và chia sẻ nỗi khốn khó đến với mọi người bất hạnh trong xã hội và bản thân ta cũng thực hành theo lời Phật dạy trong “Tứ nhiếp Pháp”.
- Đối với tầng lớp trí thức - thành đạt: chúng ta động viên họ đi làm từ thiện là tạo điều kiện cho họ có cơ hội thư giản, xả stress sau những ngày vất vã với công việc, đồng thời cũng nhằm quảng bá – giới thiệu về công ty hay xí nghiệp của họ cho nhiều người biết đến.
- Đối với đồng bào nghèo vùng sâu vùng xa: thông qua việc làm này có thể góp phần giải quyết tối thiểu những nhu cầu cấp bách khi có thiên tai xảy ra, hoặc những mãnh đời bất hạnh, sau đó ta có thể đem chánh pháp trao cho họ, hầu giúp họ xoa dịu nỗi khổ tâm, cải thiện đời sống.
- Cổ nhân có câu: “Có thực mới vực được đạo. ” là thế.
Nhưng có một số người bảo thủ cho rằng Phật giáo là Phật giáo, không như các tôn giáo khác, không cần chiêu dụ tín đồ, nhưng đây là vấn đề đáp ứng nhu cầu, bởi vì không ai có thể ngồi nghe pháp trong khi bụng đang đói meo và gia đình đang gặp khó khăn khổ sở. Tiêu chí của hoằng pháp không phải là khuynh hướng đem của cải vật chất để chiêu dụ người theo đạo Phật, mà là khuynh hướng xây dựng một xã hội an vui - hạnh phúc, Phật Giáo xem việc hoằng pháp đem lại lợi ích cho nhân sinh là điều tối cần, không như một số người đã nghĩ.
Có người hỏi: người tu làm gì có tiền để làm từ thiện, trong khi cái ăn, cái mặc hàng ngày còn phải nhờ vào sự cúng dường của bá tánh thì lấy gì để giúp đở người nghèo khó?
Vâng! Người tu thì không có tiền của vật chất cá nhân, nhưng chúng ta có cả một kho tàng vô giá đó là sự lăn xả hy sinh và tính trung thực, còn có cả một tình thương yêu rộng lớn không tính toán – vụ lợi và sự cảm thông chia sẻ. Đâu nhứt thiết có tiền nhiều mới bố thí được, quan trọng là ở chỗ có nhiệt tình để làm hay không mà thôi. Chúng ta cũng có thể nhín ăn nhịn mặc để chia sẻ cùng mọi người, nhưng nếu việc đó quá lớn ngoài khả năng, chúng ta có thể kêu gọi mọi người giúp sức, nếu như việc làm đó là chính đáng, trung thực, nhứt định sẽ có nhiều người đồng tình ủng hộ.
III. KIẾN NGHỊ
Công tác hoằng pháp là một nhiệm vụ rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề phát triển và tồn tại của đạo pháp, vì vậy xin mạn phép kiến nghị một vài việc có liên quan trong công tác hoằng pháp. Bởi vì ngoài sự thông cảm, chia sẻ, lăn xã hy sinh, nhiệt tình . . . còn phải nhờ vào nhiều yếu tố tác động bên ngoài như:
Sự quan tâm của chư tôn Giáo phẩm, giáo hội, chánh quyền các cấp, các nhà hảo tâm . . . tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho công tác hoằng pháp được để dàng.
Các hành giả hoằng pháp không gừng nghiên cứu, tham khảo, học hỏi với các bậc tiền bối có nhiều kinh nghiệm trong công tác, bản thân không ngừng phấn đấu vươn lên, trau dồi phẩm hạnh đạo đức, phong cách, tự tin với khả năng mình nhưng không tự mãn, và luôn tìm ra những phương pháp mới phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tựng và trào lưu phát triễn của từng xã hội.
IV. KIẾT LUẬN
Chúng ta nên biết rằng Phật giáo không phải là một lý thuyết suông hay một triết học như bao nền triết học trên thế giới, mà là một nền giáo lý thực nghiệm được thể hiện trong đời sống tâm linh của mỗi chúng sanh, nhằm giải quyết những vấn đề bế tắc của tâm thức con người, giúp con người vượt lên mọi chấp trước, chấm dứt khổ đau trong cuộc sống.
Đối với công tác hoằng pháp hiện tại lại càng nặng nề hơn, bởi vì hiện nay là giai đoạn nền khoa học kỷ thuật đang phát triển mạnh, đòi hỏi người làm công tác hoằng pháp phải nghĩ tới một phương pháp phù hợp với thời đại, phải cập nhựt thông tin đại chúng, không nên chấp chặt vào khuôn sáo củ, nếu như thế thì tự mình làm cho mình lạc hậu. Vả lại, “Phật pháp là bất định pháp”. Phật giáo không có một khuôn mẫu nào nhất định, phải tùy theo hoàn cảnh, điều kiện xã hội mà giáo lý của đức Phật có thể áp dụng khác nhau. “ Tùy duyên bất biến, nhưng bất biến cũng phải tùy duyên ”.
Hoằng pháp của ngày xưa và nay về hình thức tuy có sự khác biệt theo biến thiên của thời gian và sự tiến bộ của khoa học – kỷ thuật, nhưng mục đích đều giúp mọi người nhận chân được giá trị của cuộc sống, giúp chúng sanh thoát khỏi mọi vướng mắc khổ đau. Tuy phương tiện có phần khác biệt nhưng phẩm chất và kết quả vẫn là một./.
Đơn vị tỉnh Sóc Trăng
(Trích tham luận Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2010 tại Kiên Giang)