;
Tham dự buổi họp báo có sự hiện diện của: dưới quyền đồng chủ trì của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Phó chủ tịch HĐTS, trưởng Ban Hoằng Pháp TƯ GHPGVN, trưởng Ban tổ chức và TT. Thích Thanh Quyết – Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, phó TT BTC; chư tôn đức Tăng Phó Ban hoằng pháp TƯ GHPGVN: Hòa thượng Thích Quang Nhuận, Hòa thượng Thích Thanh Hùng, Hòa thượng Thích Tấn Đạt, Thượng tọa Thích Chiếu Tạng cùng sự hiện hiện của chư tôn đức Tăng Ni thường trực Ban Hoằng Pháp TW GHPGVN cùng chư tôn đức Tăng Ni BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh.
Về phía khách mời có sự hiện diện của Ông Nguyễn Hồng Phương- Phó Giám đốc sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh, Giáo sư - Lương Gia Tĩnh – Phó hiệu trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, cùng gần 80 phóng viên Báo, Đài Trung ương và địa phương
Sau nghi thức niệm Phật cầu gia bị, ĐĐ. Thích Đạo Hiển đã lên đọc Kế hoạch tổ chức lễ hội Hoằng pháp toàn quốc 2015 và Hội thảo “ Phật giáo trúc lâm hội tụ và lan tỏa”. Hội thảo khoa học " Phật giáo Trúc lâm Hội tụ và lan toả và tưởng niệm 705 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông sẽ diễn ra chính thức vào 03 ngày: Từ ngày 09 -11 tháng 12/2015 (Tức ngày 28 – 01tháng 11 Ất Mùi). Chương trình dự kiến BTC sẽ đúc 108 pho tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng để tổ chức Đại lễ cầu siêu nhân ngày lễ tưởng niệm 707 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn.
Tại buổi họp báo sau các phóng viên báo, đài đã đặt nhiều câu hỏi liên quan (Hội thảo “Phật giáo trúc lâm hội tụ và lan tỏa”, lễ hội Hoằng pháp để làm gì? Có giáo dục cho tầng lớp trẻ, Tăng ni sinh và Thanh thiếu niên kg? Và làm như thế nào? Tại sao phải làm 108 pho tượng như vậy? Các pho tượng làm để vào đâu?)
Sau khi tổng hợp các ý kiến, câu hỏi HT Thích Bảo Nghiêm trưởng ban Tổ chức đã cho biết: GHPGVN cùng chính quyền , các cơ quan chức năng Trung Ương và Tỉnh Quảng Ninh đồng ý thông qua Kế hoạch tổ chức lễ hội Hoằng pháp toàn quốc 2015 và Hội thảo “ Phật giáo trúc lâm hội tụ và lan tỏa”.
Trong đợt công tác của TT Thanh Quyết đi vào các tỉnh miền Trung, Nam thăm và việc thì thấy tâm nguyện của các Ban trị các tỉnh mong muốn có được pho tượng Phật Hoàng để tôn thờ tại các tỉnh, do vậy dự kiến BTC sẽ đúc 108 pho tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng để sau khi tổ chức Đại lễ cầu siêu nhân ngày lễ tưởng niệm 707 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, tiến cúng dàng về 63 tỉnh thành và các chùa biên giới và hải đảo, vùng sâu vùng xa trong cả nước mỗi tỉnh pho, mỗi pho khoảng 1 tấn đồng. Hòa thượng cho biết thêm đúc 108 pho tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông là theo giáo lý Tịnh độ hay dùng con số 108, mẫu tượng Phật Hoàng BTC đã tham khảo rất nhiều mẫu và đã nhất trí cao với mẫu tượng của Ngài tại Kim tháp tại Hoa Hiên, Dự tính khoảng 5 tỷ làm tượng.
Ngày nay, vấn đề hoằng pháp không chỉ dành riêng cho hàng tu sĩ xuất gia, mà là cho tất cả người con Phật trong hàng ngũ tứ chúng. Như vậy, đây chính là trách nhiệm chung, là việc làm cao cả để duy trì mạng mạch của Phật pháp. Chư tôn đức lãnh đạo Ban Hoằng pháp đang đảm nhiệm ở Học Viện, trường Trung cấp Phật học...tâm huyết của chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội PGVN đều tâm huyết về vấn đề Hoằng pháp với giáo dục cho Tăng ni sinh và các tầng lớp trẻ thanh thiếu niên như đã tổ chức cho thanh thiếu niên các trường. CLB tham gia khoá tu, làm các hoạt động thiện nguyện... với mục đích truyền trao kiến thức Phật học để tất cả người con Phật am hiểu sâu hơn về lời dạy của đức Phật, áp dụng vào đời sống, với mong ước về một thế hệ tương lai tươi sáng, phát triển toàn diện trí tuệ và đạo đức, sống bình an trong sự phát triển của thời đại.
TT Thanh Quyết trả lời thêm: Hội thảo này tổ chức 3 lần chưa phải đủ vì Phật Hoàng Trần Nhân Tông mang 2 vai trò là Vua lãnh đạo tối cao của đời, và là Phật Tổ của Phật giáo Việt Nam, hội thảo “Phật giáo trúc lâm hội tụ và lan tỏa” lần này với ý nghĩa "Hội tụ đây là hội trí tuệ" "Lan toả là lan rộng ra cả nước và thế giới". Được biết sắp tới theo đề xuất, UNESCO sẽ xếp hạng vào Di sản, Văn hoá, Tư tưởng Trúc Lâm là di sản Thế giới. Do vậy sau cuộc hội thảo này sẽ giúp cho nhiều người, nhà nước... Sẽ biết rõ hơn về vai trò, chức năng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông đối với đất nước và con người Việt Nam.
Tinh thần của Việt Nam là đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc như Hội nghị Diên Hồng và Bình Than. Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã nắm được tinh thần đó của dân tộc. Trải qua 5 năm làm Thái tử, 15 năm làm vua, 6 năm làm Thái Thượng Hoàng, lãnh đạo đất nước 2 lần đánh thắng quân Nguyên - Mông, sau đó ngài đi tu, làm Phật 10 năm, ngài đã thấm nhuần giáo lý đạo Phật và kinh nghiệm trong việc lãnh đạo đất nước nên ngài đã hoà nhập Phật giáo thời đó 3 dòng thiền thành 1 Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử mang đặc tính Việt Nam!
Cuộc họp kết thúc hoan hỷ và hoàn mãn vào lúc 10g30 cùng ngày.
Hoàng Tuấn