Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Hương Xuân tỏa rạng

Tác giả Quảng Ấn
09:57 | 26/01/2020 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Đối với người Việt Nam, lễ hội vốn là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc và trường tồn. Thế nhưng, cứ mỗi độ xuân về, dù có hòa mình vào không khí lễ Tết thì nhiều người Việt vẫn không quên lên chùa thắp nhang, cầu cho mình sức khỏe bình an, may mắn và hạnh phúc.

a01_thien_buu.jpg

Cũng chính vì thế, tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mọi giai tầng của xã hội. Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh.

Hòa vào dòng người đi lễ, sáng mùng 1 Tết chúng tôi hướng về chùa Thiên Bửu Hạ (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh hòa). Tại chánh điện quý Thầy đang bắt đầu khóa lễ buổi sáng. Mùi khói nhang, sắc màu rực rỡ của đèn, hoa cùng với không gian thanh tịnh của chốn linh thiêng sẽ làm cho lòng người trở nên nhẹ nhàng, thanh thản.

a02_thien_buu.jpg

a03_thien_buu.jpg

a04_thien_buu.jpg

Bên ngoài khuôn viên chùa, đã có Phật tử đến xin chữ đầu năm với ước nguyện được Sư thầy khai tâm, khai trí cho bản thân có một năm mới tấn tới, thành công.

Chùa Đức Hòa – Văn phòng BTS GHPGVN thị xã Ninh Hòa sáng mùng 1 rất đông thiện nam tín nữ về lễ Phật do chùa ngay trung tâm thị xã.

a05_duc_hoa.jpg

a06_duc_hoa.jpg

Khóa lễ đầu năm do TT.Thích Nhuận Đức, Phó TT BTS PG thị xã cùng chư Tăng tại bổn tự hướng dẫn. Sau khóa lễ tại chánh điện, mọi người xin “lộc” đầu năm; trên cây mai bên điện Quan Âm, nhà chùa đã chuẩn bị sẵn phong bì lì xì, tiền mới và kinh Pháp cú.

Trước tháp báo ân, các bạn trẻ đến “xin chữ”, Đại đức Thích Đức Tâm đã thổi hồn vào nét bút tặng lại cho người xin chữ cái tâm tế của mình qua nét chữ và nội dung theo ước nguyện của người xin.

a08_duc_hoa.jpg

Bà Nguyễn Thị Hoa, ngụ phường Ninh Hiệp cho biết: “Tôi là Phật tử của chùa Đức Hòa nên hàng năm, sau khi cúng giao thừa tại nhà thì tôi đến chùa đọc kinh, cầu an và thỉnh lộc cho một năm mới tràn đầy hạnh phúc, gia đạo bình an. Ngoài ra, trong những ngày tết, tôi và gia đình còn tham quan, vãng cảnh chùa ở những nơi xa. Đây không chỉ là dịp để chiêm bái, nguyện cầu một năm thành công, thuận lợi mà còn cơ hội để cả nhà quây quần, du xuân cùng nhau”.

Đến chùa chùa Trường Thọ (phường Ninh Hiệp), sau khi lễ Phật, chúc Tết Đại đức trụ trì Thích Nhuận Nguyên và TT.Thích Nguyên Hoa, chúng tôi dạo một vòng quanh chùa ghi lại vài hình ảnh đẹp.

a10_truong_tho.jpg

a11_truong_tho.jpg

a12_ttruong_tho.jpg

Tiết trời thật đẹp trong buổi sáng giao mùa đầu tiên, nắng vàng hanh rải nhẹ. Đường phố thấp thoáng đủ sắc màu, nhộn nhịp mà vẫn nghe trầm lắng hơi thở dịu dàng của mùa xuân. Chúng tôi tạm rời xa phố thị để về viếng các chùa ở nông thôn.

Chùa Bảo Hoa, thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang vẫn đang đông người đến viếng, cầu cho đất nước được quốc thái dân an, phồn vinh thịnh vượng, cầu tài lộc và sức khỏe cho gia đình, người thân...Các em bé cười rạng rỡ trong bộ quần áo mới đầu năm, khoe nhau những phong bao lì xì đỏ thắm...Mùa xuân bình yên đang bước nhẹ vào mỗi phố nhà...

a13_bao_hoa.jpg

a14_bao_hoa.jpg

Đại đức Thích Thiện Ký, trụ trì chùa Bảo Hoa ngoài việc phát lộc đầu năm còn sách tấn các Phật tử thực hiện theo lời Phật dạy để có cuộc sống bình an.

Đến chùa Trường Quang, thôn Quang Vinh, xã Ninh Quang, chúng tôi ngất ngây trước những cây mai vàng rực rỡ. Ni sư TN Huệ Châu đón tiếp Phật tử với những món bánh do nhà chùa tự làm, quà tặng cho khách hành hương cũng là những phong bì kèm với lời Kinh Phật.

a15_truong_quang.jpg

a16_truong_quang.jpg

a18_truong_quang.jpg

“Chùa là nơi thờ Đức Phật. Vì vậy, mọi người đi chùa với tấm lòng thành cầu cho tâm hồn tĩnh lặng, hạnh phúc, có mối quan hệ với gia đình, xã hội hài hòa, tốt đẹp, ăn mặc phải đàng hoàng, nói năng lịch thiệp. Đó cũng là cách giữ gìn nét văn hóa tâm linh, để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị văn hóa tốt đẹp”, ông Trần Mạnh Tiến, Phật tử chùa Trường Quang chia sẻ.

Điểm dừng chân sáng nay là chùa Nam Hòa Phật Đường, một ngôi chùa trẻ tọa lạc tại thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, nằm bên phải cổng xe lửa Gác Nhíp.

a19_nam_hoa_phat_duong.jpg

a20_nam_hoa_phat_duong.jpg

Thầy trụ trì Hồ Thanh Tú, đạo hiệu Vĩnh Đức cho biết, mỗi năm chùa tổ chức tiệc buffet  miễn phí vào mùng 1 Tết, rằm tháng 4, rằm tháng 7 để tạo duyên lành cho bà con ăn chay. Mỗi khi tổ chức cơm buffet, nhà chùa chuẩn bị hơn 10 món, riêng sáng nay, chủ yếu là món bún Huế với 250 ký bún, mọi người có thể đến bất cứ lúc nào, chỉ có một ít cơm dành cho những người không thích dùng bún.

a21_nam_hoa_phat_duong.jpg

Tết đến, xuân về là thời điểm khởi đầu năm mới nên ai ai cũng mong muốn mọi sự tốt đẹp, suông sẻ và bình an. Lên chùa lễ Phật rồi xin lộc mang ý nghĩa về mặt tinh thần, trở thành thói quen trong tâm thức người Việt. Thắp một nén nhang, thành tâm khấn nguyện giữa thời khắc trời đất giao hòa, ta thấy lòng bình an, xua đi mọi muộn phiền, vất vả của năm cũ để lạc quan hướng đến một năm mới an lành, hanh thông, mọi việc đạt thành như ý nguyện.

Chúng con xin được mượn lời thơ của Hòa thượng Thích Giác Toàn thay cho lời kết về cảm nhận Hương Xuân sáng mùng 1 Tết Canh Tý.

”Thời gian – mùa xuân – tâm hiền,

Mỗi người tự kết ngọc huyền long lanh”.

chùa thiên bửu chùa đức hòa chùa nam hòa chùa trường quang chùa bảo hoa đi chùa lễ phật đầu xuân đi chùa xuân canh tý ghpgvn tỉnh khánh hòa nam hòa phật đường

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Chiêm tinh 12 con giáp năm Quý Mão - 2023

Chiêm tinh 12 con giáp năm Quý Mão - 2023

Ý nghĩa phước họa ngày đưa ông Táo về trời

Ý nghĩa phước họa ngày đưa ông Táo về trời

Xuân về ngẫm chuyện thiền môn

Xuân về ngẫm chuyện thiền môn

Có phải lớn rồi nên Tết chẳng còn vui ?

Có phải lớn rồi nên Tết chẳng còn vui ?

Bài cúng ngày ông Công - ông Táo

Bài cúng ngày ông Công - ông Táo

Xuân Quý Mão

Xuân Quý Mão

Xuân thành Đạo

Xuân thành Đạo

Xuân chuyển hóa

Xuân chuyển hóa

Đón tết kiểu Phật tử

Đón tết kiểu Phật tử

Trúc Lâm Yên Tử trường tồn sức xuân

Trúc Lâm Yên Tử trường tồn sức xuân

Ngày xuân tỉnh giấc giữa cơn say...

Ngày xuân tỉnh giấc giữa cơn say...

Xuân tâm sắc màu

Xuân tâm sắc màu

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0781237 s