;
Mở đầu bài phát biểu tại lễ khai mạc HT. TS Thích Trí Quảng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN kiêm Trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tp. HCM đã nói “Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đặt nền móng đầu tiên cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ cách đây hơn 50 năm về trước, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ luôn là mối quan hệ đặc biệt chân thành và thắm thiết, sâu sắc nghĩa tình…Tuần lễ văn hóa Ấn Độ lần này do Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội, Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM cùng Bộ Văn hóa Ấn Độ hợp tác với Bộ VH-TT&DL VN, UBND TP.HCM, Giáo hội Phật giáo VN và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM đồng tổ chức tại ba TP lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM nhằm thúc đẩy mối liên kết văn hóa giữa hai nước…bên cạnh các hoạt động mang tính tôn giáo như: triển lãm Phật giáo “Dharam Darshan” trưng bày các hiện vật Phật giáo thể hiện tư tưởng và cuộc đời của Đức Phật, lễ hội Phật giáo tổ chức từ tại chùa Phổ Quang với các nhà sư đến từ Ấn Độ biểu diễn các điệu múa thần thánh, thực hiện hình vẽ, điêu khắc biểu tượng Phật giáo... sẽ khắc sâu và tôn vinh giá trị văn hóa Ấn Độ trong lòng Việt Nam, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị ban giao lâu đời giữa hai dân tộc Việt - Ấn.’’
”
Mở đầu là một điệu múa có tên gọi “ Khadro garcham- vũ điệu thiên thần” năm vũ công tượng trưng cho ngũ Đại và ngũ Tuệ, cùng với bốn nhạc công hòa nhịp cùng những âm thanh và vũ điệu của những thiên thần ở cõi trời nơi ban phát sức mạnh và quyền lực trong cuộc sống. Mang đến cho những hữu tình sống trong sự căng thẳng và nguy sợ một năng lượng phát khởi hòa hợp và yên bình.
Điệu múa “ Lang Dang Phag Cham- Điệu nhảy Ox and Boar”: Điệu múa cổ xưa này dành cho việc tiêu trừ những ác nghiệp và triền cái (trở ngại) được gọi là “drak –po” hay "phẫn nộ". Các nhạc cụ được thể hiện bởi các vũ công tượng trưng cho sự siêu việt của ngã chấp thể hiện ở bên ngoài (sự triêụ thỉnh chư Hộ pháp để khiển trừ các chướng ngại), bên trong (là những chướng ngại bắt nguồn từ chấp trước nhị nguyên, phân biệt năng sở, ta người. Qua đó nhận ra bản chất của tâm phân biệt nhị nguyên và tịnh hóa, khiển trừ tất cả tâm tham sân, giận dữ) và bí mật (các chướng ngại là những tế chướng vô minh ngăn che không tìm ra bản chất giác ngộ). Vũ điệu này tượng trưng cho hỷ lạc và giải thoát của thực kiến trong nghĩa đen của nó.
Sau hai tiết mục múa của các vị Lạt-Ma là điệu múa “ Dâng hương và Dâng đèn cúng Phật ” của các Đại đức Việt Nam trình bày: Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương. Cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là đủ. Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của tất cả con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên, chúng ta còn có thể dùng lòng tín ngưỡng của mình mà thắp lên những nén Tâm Hương - tức là hương từ trong tâm. Bởi vậy, mới có 5 thứ hương dùng để cúng dường chư Phật : Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương và giải thoát trí kiến hương.
Chúng ta lại trở lại với điệu múa của các vị Lạt- Ma với chủ đề “Durdak Garcham - điệu nhảy của Lords Skeleton” . Điệu máu nhắc nhở rằng: vạn vật là vô thường, vô thường ngay trong tác động giải phóng và cân bằng nhận thức thực tại. Bốn vị Lama xuất hiện như là biểu tượng của những thế lực Thiện, biểu hiện là Chúa ngục. Đây là những vị "Hộ Pháp” hoặc là “Người bảo vệ sự thật”. Với thông điệp để chỉ tâm của những người chân thực.
Cùng với các điệu múa do các Tu sĩ hai nước trình bày còn còn có các điệu múa đặc sắc khác của Việt Nam giao lưu dâng tặng cho buổi khai mạc, đó cũng là phần kết thúc của buổi lễ khai mạc Lễ hội Phật giáo Ấn Độ đã nhắc nhở cho Phật tử hai nước nhớ về cội nguồn của đức Phật đã gắn kết giữa hai Nước Việt- Ấn.
Tham dự “Lễ hội Phật giáo Ấn Độ" không phải nơi nào và ai cũng có cơ hội được chiêm bái.
Mong mọi người nhất là người Phật tử đừng ai để uổng phí.
Sau đây là một số hình ảnh tại buổi lễ khai mạc và lịch hoạt động của tuần Lễ hội.
Ảnh do Ngộ Dũng - Duy Khánh thực hiện.
Thứ năm, ngày 06/3/2014 | Hoạt động lễ hội tại Chùa Phổ Quang
|
09:00 | Nhóm 1: Vẽ Mandala cát Nhóm 2: Điêu khắc bơ |
09:00 – 10:00 14:30 – 15:30 | Các Lạt Ma tụng kinh cầu phúc. |
Thứ sáu, ngày 07/3/2014 | Hoạt động lễ hội tại Chùa Phổ Quang |
09:00 | Nhóm 1: Vẽ Mandala cát Nhóm 2: Điêu khắc bơ |
09:00 – 10:00 | Các Lạt Ma tụng kinh cầu phúc. |
19:00 | Lễ khai mạc Lễ hội Phật giáo Ấn Độ tại chùa Phổ Quang (Chương trình bao gồm: Tụng kinh của các Lạt Ma đến từ Ấn Độ, Múa Ấn Độ, trình diễn nghi lễ Phật giáo Việt Nam) |
Thứ bảy, ngày 08/3/2014 | Hoạt động lễ hội tại Chùa Phổ Quang và chùa Vĩnh Nghiêm |
09:00 (Tại chùa Phổ Quang) | Nhóm 1: Vẽ Mandala cát Nhóm 2: Điêu khắc bơ |
09:00 Và 15:00 (Tại chùa Vĩnh Nghiêm) | - Các Lạt Ma đến từ Ấn Độ tụng kinh cầu phúc - Múa Ấn Độ |
19:00 (Tại chùa Phổ Quang) | Chiếu phim Vị tiểu Phật. Giao lưu trực tiếp với TT. Thích Nhật Từ - ĐĐ. Thích Phước Tiến |
Chủ Nhật, ngày 09/3/2014 | Hoạt động lễ hội tại Chùa Phổ Quang |
09:00 | Nhóm 1: Vẽ Mandala cát Nhóm 2: Điêu khắc bơ |
09:00 – 10:00 14:30 – 15:30 | Các Lạt Ma đến từ Ấn Độ tụng kinh cầu phúc |
19:00 | Múa Ấn Độ |
Sài Gòn tháng 3 năm 2014