;
Chứng minh buổi lễ có Đai lão HT.Thích Trí Tâm, thành viên HĐCM, Trưởng Ban Nghi lễ Trung Ương GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Ban trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng Tông phong tổ đình Nghĩa Phương; HT.Thích Nguyên Quang- UV.HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng BTS kiêm Chánh Thư ký GHPGVN tỉnh Khánh Hòa; Chư Tôn đức Tăng ni Tông phong tổ đình Nghĩa Phương cùng đông đảo Phật tử tham dự. Lễ Tưởng niệm Tổ Khai sơn chùa Nghĩa Hương thực hiện theo nghi lễ truyền thống: Chư tôn giáo phẩm chứng minh niêm hương bạch Phật, TT.Thích Thiện Trí Chủ sám khai kinh, cúng ngọ, cầu nguyện quốc thái dân an, cửu huyền thất tổ siêu thăng, cầu âm siêu, dương thái. TT Thích Như Lưu Chủ sám tiến Giác linh Tổ Khai sơn; Ban kinh sư chư Tôn đức Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương.
Tại buổi lễ, TT.Thích Thiện Thanh đã ôn lại cuộc đời và đạo nghiệp hoàng pháp lợi sinh của Tổ khai sơn Theo đó, chùa Nghĩa Hương tại số 43 đường Trần Bình Trọng, phường Phước Tiến thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa do cố HT.Thích Bích Lâm húy thượng Chơn hạ Phú tự Chánh Hữ, hiệu Bích Lâm khai sơn năm 1955 cách nay hơn nửa thế kỷ, nhàm đáp ứng nhu cầu tâm linh của Phật tử ở vùng Xóm Mới cư dân khắp nơi quy tụ về có nơi tu học, Đúng như câu đối Tô Khai sơn đã viết:
Nghĩa lý diệu huyền phổ độ quần sanh tuyên chánh pháp.
Hương vân biến mãn quảng khai Phật đạo xiển thiền môn.
Có nghĩa là:
Nghĩa lý nhiệm màu rộng độ chúng sinh theo chánh pháp.
Hương mây biến khắp mở mang đạo Phật rõ Thiền môn.
Sau đó, Tháng 01 năm 1958, Tổ Khai sơn nhận thấy nhiều con em Phật tử nghèo trong vùng đất mới, không có điều kiện đi học trường công lập, Ngài cho xây trường Nghĩa Thục Bát Nhã bên cạnh chùa Nghĩa Hương để dạy dỗ con em nghèo, do Đại Đức Thích Trí Tâm làm Hiệu Trưởng, Đây là một ngôi trường trong chùa của Giáo hội Phật giáo cổ Truyên dạy văn hóa miễn phí cho học sinh có mặt rất sớm tại Khánh Hòa, tiền than của những trường Tư thục Phật giáo sau này...
Năm 1966, sau 11 năm kiến tạo, đất lành chim đậu, vùng đất Mới dân cư đông đúc, Phật tử ngày càng đông, nhu cầu học tập của học sinh cũng ngày càng nhiều. Tổ Khai sơn cho đại trùng tu chùa và xây dựng mở rộng trường, lên hai tầng lầu, bốn gian tầng trệt và chùa cũ làm các phòng dạy học. Trên lầu gồm hai gian, gian trước thờ Phật, gian sau thờ Tổ. Khi Tổ Khai sơn còn sanh tiền, Ngài trực tiếp kiêm nhiệm trú trì chùa Nghĩa Hương cho đến khi Tổ viên tịch năm 1972. Nơi đây là một trong những địa chỉ văn hóa tâm linh gắn liền với sự nghiệp hoàng pháp độ sinh, sự nghiệp giáo dục của Tổ Khai sơn HT Thích Bích Lâm. Chính nhờ lực lượng giáo viên và học sinh của trường Bát Nhà, rối sau này Trường Vạn Hạnh mà Gia đình Phật tử Phật giáo Cổ truyền Khánh Hòa thời kỳ này có hằng trăm huynh trưởng và đoàn sinh Gia đình Phật tử các cấp, một lực lượng thanh niên Phật tử trẻ nòng cốt đáng quý của giáo hội Thật đúng là:
Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa.
Thiền môn hưng thịnh do đàn việt hộ trì.
Cùng với sự nghiệp đào tạo hàng trăm tăng tái phục vụ Giáo hội, khai sơn trên hai mươi ngôi chùa tại Khánh Hòa và miền Trung đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử, sự nghiệp phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập cho con em học sinh nghèo là một trong những hoạt động nổi bật của Tổ Khai sơn HT Thích Bích Lâm, lúc Ngài sinh tiền Hòa thượng đã phát triển Trường Bát Nhà (tại chùa Nghĩa Minh), Trường Bát Nhà (tại chùa Đông Phước), trường Vạn Hạnh (tại chùa Nghĩa Quang), và Trường Vạn Hạnh tại chùa Phước Huệ (Nha Trang)…tiền than của những trường Tư thục Phật giáo trước năm 1975