;
Chứng minh buổi lễ có Chư tôn đức trong BTS Phật giáo thị xã Ninh Hòa: HT.Thích Ngộ Tánh, Trưởng BTS Phật giáo thị xã, viện chủ Tổ đìnhThiên Bửu và chùa Đức Hòa; HT.Thích Trừng Giác, Chứng minh BTS PG Ninh Hòa; chư tôn đức trụ trì các tự viện cùng đông đảo Phật tử trong và ngoài thị xã Ninh Hòa.
Về phía chính quyền địa phương có các ông: Võ Đức Trúc, Chủ tịch UBMTQVN xã Ninh Bình; ông Phạm Công Phong, trưởng công an xã; ông Lương Ngọc Hồng, Phó Chủ tịch HĐND xã.
Được biết, Tổ khai sơn thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông, Tam thập lục thế, húy thượng Tế hạ Nhuận, hiệu Hòa Quang. Ngôi chùa Tổ khai sơn cách đây khoảng 300 năm. Năm Mậu Ngọ (1558) chúa Nguyễn vào Nam trấn thủ đất Thuận Hóa, mở mang bờ cõi, xây dựng vùng đất mới, nên việc tín ngưỡng thờ cúng và xây dựng Già-lam càng được nhà vua quan tâm hơn (Theo “Lịch sử chùa Hưng Long”- tác giả Thích Đức Hỷ thì chùa Phước Long xây dựng vào khoảng năm 1697).
Theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”, Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 1525 – 1613) là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, ông sinh ra ở Thanh Hóa. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của Nguyễn Bặc. Nguyễn Hoàng nghe lời khuyên của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rằng: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” nên vào năm Mậu Ngọ (1558) chúa Nguyễn vào Nam trấn thủ đất Thuận Hóa, mở mang bờ cõi, xây dựng vùng đất mới nên việc tín ngưỡng thờ cúng và xây dựng Già-lam được nhà vua quan tâm.
Qua các đời chúa Nguyễn, đạo Phật được sùng bái, người tin Phật ngày càng nhiều, chùa chiền được xây dựng khắp nơi.
Phước Long tự được xây cùng thời với chùa Hưng Long (thôn Bình Trị, xã Ninh Bình, Ninh Hòa); chùa Bảo Long (thôn Thuận Mỹ, xã Ninh Quang); chùa Kim Long (thôn Phú Hòa, xã Ninh Quang); chùa Khánh Long (thôn Tuân Thừa, xã Ninh Bình) vào khoảng năm 1679… Tất cả các chùa đều nằm trong hệ thống Phật giáo thời bấy giờ nên tên của chùa có chung chữ “Long”.
Tháp tổ khai sơn được tôn trí trong khuôn viên chùa Phước Long.