;
Chuông chùa thay tiếng trống
Là những Tăng Ni nhưng hằng ngày, họ vẫn khoác những bộ y phục của đạo Phật và tay lỉnh kỉnh cặp sách và laptop để lên giảng đường như những sinh viên bình thường khác.
Mỗi ngày các Tăng ni sinh sẽ phải lên lớp 2 buổi học và ăn ở ngay tại trường trong một khuôn viên riêng. Thay vì tiếng trống, tiếng chuông chùa sẽ là điểm báo cho mỗi giờ lên lớp, mỗi tiết học, mỗi giờ giới nghiêm cho các học viên.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết – Phó giám đốc Học viện Phật giáo Việt Nam cho biết: “Các Tăng Ni để được theo học tại Học viện cũng phải qua các khóa thi rất nghiêm ngặt. Những Tăng Ni sinh gửi hồ sơ thi vào HV bắt buộc phải là người đã tốt nghiệp THPT và phải qua các lớp Sơ cấp, rồi Trung cấp phật học ở các Hội Phật giáo các tỉnh, thành phố đào tạo. Ngoài những bài thi về kiến thức thế học, kiến thức Phật học còn có thêm những điểm số về phẩm cách, về ứng xử của mỗi Tăng Ni. Nghĩa là ngoài thông thạo về Phật học, các Tăng ni sinh được chọn vào trường cũng là những người có kiến thức về thế học khá vững vàng”.
Khi vào Học viện Phật giáo Việt Nam, các Tăng ni sinh sẽ được học hai mảng chương trình song song. giáo như Tư tưởng Phật giáo, Kinh kệ nhà Phật, đặc biệt là những môn học thực hành như Thiền học, Tọa thiền…
Khi vào Học viện Phật giáo Việt Nam, các Tăng ni sinh sẽ được học hai mảng chương trình song song |
Ở khối Cử nhân phật học được đào tạo tại Học viện, đã có rất nhiều Tăng ni sinh đã thể hiện được trình độ học vấn của mình bằng rất nhiều thành tích trong học tập như các Tăng sinh Thích Chánh Thuần, Thích Hạnh Viên, Thích Minh Thuần… Về quá trình tu luyện Phật học, cũng đã có rất nhiều Tăng ni sinh hoàn thành xuất sắc Phật sự và được tuyên dương như các Ni sinh Thích Đàm An, Thích Tuệ Hạnh, Thích Minh Huyền…
Ngôi trường đồng hành cùng Phật giáo Việt Nam
Học viện Phật giáo Việt Nam ra đời từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập (tháng 11.1981). Sau 30 năm đồng hành cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhiều thế hệ Tăng tài tốt nghiệp từ Học viện đã trở thành những cá nhân chủ chốt cho phong trào Phật giáo ở Việt Nam, công tác tại các Ban, Viện trong Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như tham gia vào quá trình giảng dạy, đào tạo các thế hệ Tăng ni sinh tiếp theo cho Học viện.
Học viện Phật giáo Việt Nam |
Học viện Phật giáo Việt Nam từ quy mô nhỏ trong những ngày đầu thành lập đã được đặt trụ sở tại Chùa Quán Sứ (Hà Nội). Cùng với sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, số lượng Tăng ni sinh ngày càng tăng gấp nhiều lần và Học viện được chuyển về địa điểm mới tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn từ năm 2006.
Được đặt cạnh Chùa Non Nước, quy mô của học viện ngày càng được mở rộng, hệ thống đào tạo ngày càng được nâng cao hơn. Hiện tại, Học viện Phật giáo Việt Nam đang đào tạo hệ Cử nhân Phật học khóa VI với 296 Tăng Ni sinh; và hệ Cao đẳng Phật học khóa III với 75 Tăng Ni sinh.
Bên cạnh những môn học cơ bản của thế học ở cấp độ Đại học, các Tăng ni sinh còn phải học thêm các bộ môn chuyên ngành của Phật |
Ngoài việc giảng dạy về các chương trình thế học cũng như Phật học, Học viện Phật giáo Việt Nam còn thường xuyên tổ chức những chương trình ngoại khóa như tổ chức các câu lạc bộ Võ thuật, thể thao, văn hóa văn nghệ cho Tăng ni sinh.
Ngoài ra, một số chương trình cũng mang những màu sắc Phật giáo rõ nét như câu lạc bộ thư pháp, câu lạc bộ văn học thiền, hội diễn văn nghệ và báo tường mừng đại lễ Vu Lan…
Học viên tham gia chơi thể thao rèn luyện sức khỏe |
Trao đổi với phóng viên, Thượng tọa Thích Thanh Quyết cũng bày tỏ về định hướng phát triển thời gian sắp tới của Học viện sẽ là việc mở thêm cấp bậc đào tạo sau đại học để đào tạo những Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học; bên cạnh đó, Học viện cũng sẽ chú ý đến công tác thu hút các Phật tử nước ngoài đến đào tạo tại học viện.
Trong mọi thời gian, mọi hoàn cảnh thì những đóng góp của Học viện Phật giáo Việt Nam cho Giáo hội vẫn là những đóng góp lớn, giúp cho Giáo hội phát triển đồng hành cùng dân tộc theo con đường đã nêu là “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”.
Cư sĩ Phạm Nhật Vũ – Phó trưởng Ban truyền thông – Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: “Là một địa chỉ đào tạo Phật giáo hàng đầu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam (đóng tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam chọn làm địa điểm tổ chức Đại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, diễn ra vào hai ngày 6 và 7.11 tới. Sẽ có 2 sự kiện lớn trong Đại lễ được tổ chức tại Học viện là: Lễ mít tinh Đại lễ sáng 7.11 và giao lưu gặp mặt các cá nhân tiêu biểu trong hoạt động Phật giáo tối 6.11”. |
Nguồn: Bee