;
Trong suốt quá trình phụng sự Đạo Pháp, theo sở kiến chủ quan, người viết bài này nhận thấy rằng mạng mạch Phật giáo Việt Nam (PGVN) có phát triển ổn định và xứng tầm giá trị trong các bối cảnh lịch sử hay không; hai mấu chốt quan trọng , mang tính tiên phong , quyết định cho những thành tựu đó chính là Hoằng Pháp và Văn Hóa Phật giáo. Nhưng , trước khi có hai khái niệm Hoằng Pháp và Văn Hóa Phật Giáo ấy, Giáo Dục Phật Giáo (GDPGVN) chính là cở sở ban đầu quyết định cho tất cả những thành tựu ấy. Điều đó có nghĩa rằng GDPG luôn đóng vai trò tiên phong, cực kỳ quan trọng, nhất là trong thời đại tiên tiến về mọi mặt như ngày nay.
Một phần nương thừa vào truyền thống GDPGVN có từ thời chấn hưng rực rở, và đã dần mổ rộng ra theo nhịp độ phát triển xã hội, đáng kể nhất từ năm 1964 đến năm 1975; GDPGVN ngảy nay đã nhân lên gấp bội những thành quả ấy và từng bước đi vào quỷ đạo chung của tri kiến xã hội. Những Tăng-Ni sinh được đào tạo, xuất thân từ trong môi trường này hiện đã có những vị thành danh, đóng góp cho Phật pháp nhiều lợi lạc. Nếu từ thửo ban đầu, chư tôn đức thời chấn hưng rực rở đấu tranh miệt mài để trang bị cho Tăng-Ni PGVN những kiến thức cần thiết để hóa đạo, mà cụm từ Nội Điển và Ngoại Điển trở thành điều hiển nhiên trong các ngôi trường Phật học là một bước cách mạng GDPGVN không đơn giản chút nào.
Tác giả Dương Kinh Thành
GDPGVN ngày nay thừ hưởng tất cả những thiện duyên đó và hiện không ngừng phát triển đi lên song hành cùng bước tiến xã hội. Định Hướng- Chủ trương đã rõ và cũng từng bước nâng đở sở học của Tăng-Ni qua từng cầp học , từ sơ-trung đến cao cấp (hiện giờ là Học Viện Phật Giáo).
Tuy nhiên, trong một nền GDPGVN đa dạng hôm nay, dường như chúng ta đã để thiếu vắng một tiết học (người viết không dám dùng từ môn học), đó là chưa trang bị cho Tăng-Ni sinh một ít kiến thức tối thiểu về Nghệ Thuật nói chung và Nghệ Thuật Sân Khấu Phật Giáo (NGTSKPG) nói riêng. Có thể vẫn còn có ai đó quan niệm rằng đây chỉ là chuyện ăn chơi bên lề , nhưng với riêng người viết đây là vấn đề nằm trong ý thức hệ văn hóa; hơn nữa qua thực tế cho thấy đã có ít nhiều tác hại từ việc xem thường lãnh vực này ờ những chư vị Tăng-Ni trú xứ , mỗi khi có văn nghệ hay lễ lạt. Đây mới chính là mấu chốt quy kết cho GDPGVN chúng ta.
PGVN đã và đang được thừa hưởng một nền văn hóa – nghệ thuật dân tộc rất đa dạng và phong phú , một phần cũng do chính PGVN gầy dựng nên trong quá trình hòa nhập mà có; một phần do chính tự thấn PGCVN đã là xương thịt bản thề văn hóa dân tộc, không thể cắt rời. Những bộ môn kịch hát dân tộc, ngay cả loại hình múa rối nước cũng đều có bàn tay gián tiếp hoặc trực tiếp của các chư tổ sư xưa đóng góp gầy dựng. Ở phía Nam, bộ môn nghệ thuật dân tộc được cho là hình thành và phát triển mới nhất là Cải Lương , mà khởi phát từ bài Dạ Cổ Hoài Lang và phong trào Ca Ra Bộ cũng có công sức đóng góp của thầy tu ( Sư Nguyệt Chiếu – 1882-1947).Vì vậy, có thể nói , chưa có một tôn giáo nào ở Việt nam mà các bộ môn nghệ thuật dân tộc đều dễ dàng dung nạp nội dung , tư tường một cách rất thuận lợi như Phật giáo chúng ta. Đó là khía cạnh lịch sử quan trọng để chúng ta có đủ niềm tự hào , ung dung bước vào thế giới nghệ thuật dân tộc một cách đường hoàng và đỉnh đạt .
Chỉ riêng phần NTSKPG thôi .Tất nhiên, trước tiên chúng ta cũng nhận thấy rằng NTSKPG không phải là một trong những thanh quy tu học của giới xuất gia, và trong các khóa tu học mang tính trang nghiêm (thí dụ như khóa tu Bát Quan Trai của Cư sĩ cũng thê) không ai ca múa hát bao giờ. Nhưng NTSKPG lại rất quan trọng khi nó nghiễm nhiên nằm trong hành trang cũa hành giã hoằng pháp và còn là tiêu chí phát triển, định hình của văn hóa Phật giáo. Bởi lẽ trong công cuộc hóa đạo hoằng dương , chúng ta buộc phải va chạm trực tiếp với nhiều giai tầng xã hội, trước khi trở thành một trong tứ chúng đầy vẹn ý nghĩa của Phật giáo chúng ta. Đây là l;ý do tại sao chúng ta đặt ra nhiệm vụ phải trang bị kiến thức về mặt này cho Tăng-ni sinh trong GDPGVN.
NTSKPG người viết đã rất nhiều lần trình bày trên các diễn đàn Phật giáo. Ở đây chỉ xin được nói tóm lược rằng , NTSKPG là nền tảng dựa trên những những thành quả các công trình do chính Văn Hóa Phật Giáo đầu tư và chịu trách nhiệm . Vấn đề này thật ra PGVN chúng ta chưa bao giờ có một nền NTSKPG đúng nghĩa, nếu có chăng là từ đầu thập niên 90 thế kỷ trước, là những công trình- chương trình nhỏ lẻ mang tính tự phát, không có ai kiểm soát dù được dán nhãn Văn Hóa Phật Giáo. Một mặt khác, chớ nên nhầm tưởng sự có mặt của NTSKPG là những tác phẫm (Hát Bội, Chèo, Kịch Nói, Cải Lương và Tân nhạc..v…v) ngoài xã hội xưa nay , tuy cũng được mệnh danh là Tuồng Phật Tuồng Tiên , là của Phật giáo. Như đã thưa, đó chính là những sản phẫm tự phát, ngoài tầm kiểm định của Phật giáo chúng ta. Vì vậy những sai sót, bất cập không ai chịu trách nhiệm trước Giáo Hội, và trước trách nhiệm Giáo Dục và Văn Hóa Phật giáo. Nói một cách khác, trong thời đại bùng nổ thông tin và nhu cầu thưởng thức- với Phật giáo đó còn là một phương tiện hoằng hóa rất quan trọng -do chúng ta chưa đặt NGTSKPG thành mối trọng tâm để phát triển nhằm phục vụ mục đích hoằng pháp hóa đạo, nên thả lõng và thờ ơ với một cửa ngõ quan trọng này là một thiếu sót lớn lao, cần nên xem lại.
Những chư Tăng-Ni trú xứ, đặc biệt những vị hành giã hoằng pháp đã vô tình hay cố ý chấp nhận những sai sót này khiến nó còn tồn tại đất sống. Trong khái niệm ý thức tối thiểu cũng đã để đi vắng khi chúng ta biết rằng có những vị vì muốn chùa mình có nghệ sĩ này ca sĩ nọ mà dễ dàng chấp nhận những bài hát, tuồng cải lương họ mang đến với nhãn mác cúng dường, mà không chú ý đến chất lượng cũng như nội dung của nó nói đúng sai những gì. Tác tệ này đã nhiều lần xảy ra mà cho đến hôm nay chưa có dấu hiệu kết thúc .Có thể lấy ra một vài thí dụ :
Ngày khánh thành chùa Phổ Quang, và cũng là nơi được gọi là Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo – xin lập lại hai chữ Khánh Thành, người ta muốn có mặt đôi nghệ sĩ cải lương ăn khách đến diễn nên bất chấp tiết mục , nội dung là gì. Nam nghệ sĩ đóng vai một anh chàng say sỉn, nói với người rằng “Cô muốn không ? tôi sẽ đập nát cái chùa này luôn!”. Đây là câu nói cương, không có trong kịch bản (tuồng Trà Hoa Nữ), chứng tỏ họ xem thường chúng ta đền mức nào !
Một chuyện khác, ngày tạ pháp, mãn hạ của một ngôi chùa Ni, cũng một đôi nghệ sĩ thuộc hàng “sao” khác diễn trích đoạn “Chuyện Tình Lan và Điệp”. Trong đó có câu “Lan ơi tội tình chi em đày đọa xác thân nơi chốn am thiền..,” .
Lời một bài ca khác có câu “tín nữ hảy về đi-Còn tuồi xuân là còn phấn đấu-chừng nào mắt mờ tai điếc , miệng chan chê mùi đỉnh chung danh lợi, khi ấy hảy vào đây, cửa chùa rộng mở chào đón …”
Và đây, chỉ bốn câu dạo đầu của một bài ca khác, chúng ta sẽ thấy điệp trùng sai sót .Những Tăng-Ni sinh có sở học rộng rãi ngày nay nên lưu ý và phân tích hộ rằng thời kỳ Phật tại thế hay thời kỳ Phật giáo Trung hoa mà có nhân vận Mục Kiền Liên này :Cõi Thiên Trúc Miền Tây Phương Cực Lạc – Chùa Lôi Âm Vang Vọng Mấy Hồi Chuông – Một Nhà Sư Trong Lớp ÁoNâu Sòng – Đang Kính Cẩn Quỳ Dưới Chân Phật Tổ.”. Rồi khi xuống âm cung, chúng ta hảy nghe Diêm Vương phán hỏi một vị đại đệ tử-Đệ Nhất Thần Thông của Phật rằng :”Ngài Là Kẻ Ở Miền Dương Thế - Có Việc Chi Mà Đến Tận Nơi Đây - Mau Phân Tỏ Cho Trẫm Đây Hãn Tường Cớ Sự…”.
Đó là chưa nói đến mảng tân nhạc , Kịch nói.v..v…mà những câu còn nhan nhãn như “Hoàng Hậu Đản Sanh Đức Phật Nhân Từ” ,còn tồn tại nhức nhối .
Tưởng cũng cần nói thêm điều này để những Tăng-Ni sinh không ngộ nhận giữa NTSKPG đúng nghĩa với nhiều chiêu bài lạm dụng khác nhau. Trên mặt bằng văn hóa phẫm Phật giáo hiện nay, chúng ta thấy lãnh vực nghệ thuật cũng đã có nhiều chủng loại từ tân nhạc, cải lương, cổ nhạc đến phim truyện đều hiện diện có mặt rất phong phú .Đã có những cố gắng từ phía những vị trú xứ và bằng khả năng, trách nhiệm của mình thực hiện. Những công lao đó rất đáng được ghi nhận. Tuy nhiên những sản phẫm ấy chỉ dừng lại ở ngưỡng tự phát, tự biên tự diễn, chưa qua một hệ thống kiểm duyệt độc lập , đáng tin cậy nào, nên nội dung cũng như chất lượng rất chủ quan, vẫn còn mang dáng dấp hời hợt, không chuyên nghiệp.
Từ trước đến nay, ở Học Viện Phật giáo, lác đác có mời thỉnh giảng những đề tài liên quan đến NTSKPG đang được nói đến, nhưng các diển giả này , có người cũng là nghệ sĩ tên tuổi, cũng chỉ trình bày theo sở kiến cá nhân và những hồi ức, kinh nghiệm sống nghể ; chưa có ai đặt thẳng vấn đề giữa NTSK khác với NTSKPG như thế nào và mở lối vận hành , hay ít nhất trang bị kiến thức nhất định cho tăng ni sinh làm hành trang hóa đạo ngày mai. Nhìn vào hàng ngũ Tăng Ni tốt nghiệp nhiều khóa trước , nay ra làm việc, nhất là các vị có chân trong đội ngũ hoằng pháp, chưa thấy có vị nào nói đến NTSKPG một cách chuyên sâu, đủ để trã lời sự thiếu vắng kiến thức này trong hệ thống giảng dạy của GDPGVN chúng ta như thế nào. Một vị Giảng sư trẻ cầm đưa cho người viết một xấp giấy bản thảo một vở cải lương, hỏi tôi có ý kiến chi về vở này. Tôi thưa với thầy rằng đây không phải là nhiệm vụ của tôi và tôi cũng không được hỏi trực tiếp. Vị thầy giảng sư này thật thà nói “Tui không rành lắm về cải lương.Có lẽ người ta đưa tôi xem để xin ý kiến vì nghĩ trước nhất tôi là một thầy tu…”. Như vậy, theo quan niệm thường tình, một thầy tu có nghĩa là tất cả, được tin tưởng tuyệt đối là điều đáng mừng ! Thế nhưng tự trong sâu thẳm của từng cá thể thầy tu ấy nào đâu phải ai cũng đả thông nhiều lãnh vực. Khiếm khuyết một lãnh vực nào đấy mà vẫn được trao trọng trách như là trình duyệt thì hết sức nguy hại. Chẵng lẽ rồi chúng ta đổ lỗi cho nhà trường rằng tại ngày xưa trường không dạy cho tôi biết điều này thì thật là đáng buồn !
Ngay từ bây giờ, có lẽ cũng chưa quá muộn để bổ khuyết cho GDPGVN chúng ta khía cạnh tưởng nhỏ này nhưng rất liên quan rất nhiều đến phương tiện hóa đạo ngày nay. Trước mắt, giúp cho Tăng-Ni sinh thấy được những khác biệt cũng như các mối nguy hại do chính hệ lụy thờ ơ, phó mặc lâu nay đối với một nền NTSKPG đứng đắn. Không phải ai cũng lý giải được nội dung truyện Sãi Vãi của Nguyễn Cư Trinh để dắt dìu nhận thức quần chúng Phật tử về hướng thuận lợi nhất trong hoàn cảnh nào đó của trú xứ hóa đạo. Ngay như bài thơ “Ba Cô Yếm Thắm Đội Gạo Lên Chùa..” của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu cũng thế ; thậm chí phân tích được chuyện tình Lan và Điệp theo chìu hướng nhân quả- ái lụy.v…v… đã là đáng mừng lắm rổi. Như vậy cũng tức là trang bị cho Tăng-Ni sinh có đủ kiến thức và khả năng để chóng chọi với những sản phẫm NTSK ngoài xã hội do vô tình hay hữu ý công kích giới tăng sĩ Phật giáo như đã trình bày trên : Đi tu là chán đời – thất tình – làm ăn đại bại- không chốn dung thân.v…v…
Một cách tổng quan : GDPGVN khi nào chưa quan tâm đến lãnh vực NTSKPG khi ấy những xáo trộn nhận thức về chính Phật giáo và chính bản thân mỗi vị xuất gia là điều sẽ phải còn tiếp diễn. Vì NTSKPG chính là cửa ngỏ đầu tiên ,mở lối cho nhiều tầng lớp, thành phần đến với Phật đạo một cách dễ dàng nhất. Trước nhất GDPGVN phải hiểu NTSKPG , đánh giá đúng giá trị tồn tại của nó trong sự nghiệp hoằng hóa PGVN thời đại mới.
BÀI THAM LUẬN HỘI THẢO “ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM”
Địa chỉ liên lạc :
130/8 Khu phố 5, Đường số 6, Phường Bình Trưng Đông
Quận 2. tp/HCM.
Phone 094 9717588.
Email :dkinhthanh@yahoo.com