;
Khát khao hạnh phúc là bản năng sống của con người qua nhiều thời đại,nhưng con người luôn mang trong mình nhiều nỗi sợ hãi ,thức ăn ,nơi ở khả năng sinh tồn và bảo vệ nòi giống từ thời nguyên sơ, con người đã dần thoát khỏi lối sống cá thể đầy bất trắc vì môi trường tự nhiên luôn thay đổi bất thường, nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm dần và phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết, bản năng sinh tồn và kinh nghiệm sống khiến con người xích lại gần nhau hơn .
Để bảo hộ và duy trì nòi giống ,con người đã dần hình thành cách sống cộng đồng vì vậy những gia đình cho đến nhóm người, bộ tộc, bộ lạc và phát triển thành từng quốc gia châu lục như ngày nay….
Song song với phương thức phát triển cộng đồng là sự hình thành ý thức hệ dòng họ và tiếp nối kinh nghiệm sống tổ tiên, đã cho ra đời phong tục thờ cúng, chôn cất và tín ngưỡng đặc thù. Con người và vũ trụ siêu nhiên luôn mang trong mình nhiều dấu hỏi. Qua thời gian ,chúng ta đã sớm hình thành các triết lý dẫn đường cho cuộc sống và xu hướng thần quyền giải thích các hiện tượng thần bí của tự nhiên tạo lên các tôn giáo sơ khai, những vị giáo chủ đầu tiên khai sáng những tôn giáo lớn trong cuộc đời, là những người đã đạt tới chiều sâu tâm thức, tới ngọn nguồn của cuộc sống, nắm cho được dòng sinh mệnh của chính mình, vượt ra ngoài nỗi khổ đau trần thế.
Đời sống của những bậc thầy ấy như một loài hoa tỏa hương an bình, mang trong mình năng lượng tươi mát trong lành và làm cho những ai đến với mình hưởng được đời sống tâm linh, đồng thời càng ngày loại bớt những vô ích của tri thức, kiến giải, khái niệm ,giúp cho con người trở lại hoàn thiện bản chất của chính mình mà không bao giờ thao túng hay lợi dụng hay xây dựng hình thái nghi lễ, tổ chức, và thế lực quần chúng,... các bậc thầy luôn mang trong mình lý tưởng giúp cho con người phát triển trọn vẹn tiềm năng tự có bên trong của mình. Đó là loại tôn giáo cao nhất, bản chất nhất có từ trong trái tim của những vị giáo chủ nhưng qua thời gian tư tưởng cao đẹp bị biến thể thành tôn giáo của hình thức nghi lễ, niềm tin bằng cầu nguyện.
Đây là hình thái tôn giáo phổ thông đang có mặt hầu hết trên hành tinh chúng ta.Tâm lý chung của con người là thích ỷ lại, tựa nương. Nếu giao phó cuộc đời mình cho một đấng thần linh tối cao,con người sẽ thấy được che chở yên ổn ,ngược lại tự mình làm chủ chính mình, gánh vác cuộc đời mình, chịu trách nhiệm về chính cuộc đời mình thì cảm thấy rất khó khăn nặng nề. Cho nên họ tựa nương vào tôn giáo theo hình thức cầu nguyện và nghi lễ để chạy trốn khổ đau thực tại mong muốn rửa sạch tội lỗi, hứa hẹn lên Thiên Đường, Cực Lạc cõi vĩnh hằng sau cái chết... chỉ cần có niềm tin, đóng góp tài sản vật chất, lôi kéo tín đồ khi còn đang trẻ, năng lực ý chí còn sung mãn, chúng cảm thấy mình còn vươn lên được thì niềm tin tự thân còn vững, nhưng đến khi già yếu cái chết cận kề và nỗi sợ hãi bắt đầu có mặt thì chúng ta cũng có thể đi tìm những dạng tôn giáo như vậy để nương tựa.
Và đây là loại hình tôn giáo của tình cảm, của niềm tin. Chúng ta đừng nghĩ rằng tình cảm, niềm tin nầy loại trừ những hạng người khoa bảng, trí thức có học hàm, học vị lớn trong cuộc đời. Có thể họ là những nhà khoa học, những nhà nghiên cứu tài ba, những học giả... nhưng tôn giáo là một loại tình cảm thiêng liêng gắn bó với con người từ khi còn rất bé, cho nên lúc trẻ tuy chối từ tôn giáo nhưng về già họ vẫn quay về hướng ngày xưa mà họ đã tiếp thu. Tình cảm con người là một lập trình có sẵn trong tâm thức, từ lúc còn nhỏ đã được nhồi nhét, đã được gắn vào tâm thức. Đến khi lớn lên, chúng ta phát giác mình đang theo không phải là tôn giáo trao tặng tuệ giác, yêu thương, hạnh phúc mà khám phá ra được tôn giáo mình trong quá khứ đã từng gây biết bao nhiêu khổ đau cho nhân loại trên hành tinh. tình cảm đã lỡ gắn bó chúng ta vào tôn giáo, nên không thể quay lưng đi, ngược lại những gì mà tôn giáo đã lập trình trong tâm thức.
Cho nên ở mức độ trung bình, loại tôn giáo niềm tin là đại họa cho con người. Nó làm cho đầu óc, tâm thức của chúng ta bị hạn chế, co cứng không thể có nhận định sáng suốt. – Tôn giáo của tổ chức. Từ hình thức nghi lễ của tôn giáo tình cảm và niềm tin nầy, những tu sĩ đẩy nó đi xa hơn và nguy hiểm hơn. Và khi năng lực, sức cuốn hút của nó đối với cộng đồng, quần chúng rất mạnh thì sẽ trở thành tôn giáo của tổ chức. Đến lúc nầy, hai dạng tôn giáo của hình thức nghi lễ và tổ chức phối hợp với nhau rất chặt chẽ. Nếu chúng ta không may mắn đi vào mạng lưới tổ chức của những loại tôn giáo nầy thì không có cách gì thoát ra được. Nó ràng buộc, khống chế con người. Từ mức độ tổ chức của một tôn giáo sẽ từ từ đi vào lãnh vực chính trị, xã hội rất nhẹ nhàng và biên giới giữa hai lãnh vực nầy dường như cũng không rõ ràng,đây là sự lợi dụng lẫn nhau của hai thế lực chính trị và tôn giáo.điều đã từng xảy ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại, và có mặt hầu hết trong các tôn giáo lớn trên hành tinh chúng ta ngoại trừ Phật giáo.
Nếu chúng ta đến với đạo tu học, thực tập không lạc vào hai lãnh vực hình thức nghi lễ và hình thái tổ chức mà đi trực tiếp vào cội nguồn của tôn giáo, đó là điều cực kỳ may mắn của chúng ta.