Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Những mùa trăng Thành đạo đến với chùa Hạnh Nghiêm

Tác giả Dương Kinh Thành
06:15 | 01/01/2021 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Muốn đến chùa Hạnh Nghiêm chúng ta lấy dấu mốc từ chùa Đại Tòng Lâm. Từ hướng Sài gòn đi ra Vũng Tàu trên QL 51. Tiếp theo rẻ trái vào đường Trường Chinh – Phú Mỹ; tiếp đó một đường thẳng là trục đường Phú Mỹ - Tóc Tiên. Đến ngả ba Hắc Dịch – Tóc Tiên rẻ trái một lần nữa chúng ta sẽ tìm ra ngôi chùa Hạnh Nghiêm.

nguoiphattu_com_lnhung_mua_trang_thanh_dao_den_voi_chua_hanh_nghiem2.jpg

Chùa Hạnh Nghiêm

Chùa Hạnh Nghiêm là nơi trú xứ tu học yên bình của chư Ni trẻ, nằm biệt lập khiêm nhường bên trong khuôn viên rộng lớn, trong đó còn có chùa Trí Nghiêm dành riêng cho chư Tăng như một chỗ dựa tinh thần to lớn và che chở, dìu bước nhau trên bước đường tu học.

nguoiphattu_com_lnhung_mua_trang_thanh_dao_den_voi_chua_hanh_nghiem5.jpg

Ảnh chánh điện chùa Hạnh Nghiêm.

Đây là vùng đất trước đây được gọi là Hắc Dịch của đồng bào dân tộc người Châu Ro. Hắc Dịch theo tiếng bà con có nghĩa là nơi tận cùng hoặc hết đường đi. Ngay tên gọi cũng đủ biết ngày xưa thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Hắc Dịch cũng là tên gọi của một đơn vị hành chính cấp xã sau nhiều thời gian qua nhiều lần sát nhập và tổ chức địa bàn định canh định cư. Ngày 12/2/2018 Nghị định chính phủ (ND45/CP) quyết định thành lập Thị xã Phú Mỹ trên cơ sở của huyện Tân Thành trước đó. Chùa Trí Nghiêm và Hạnh Nghiêm thuộc xã Tóc Tiên

Muốn đến chùa Hạnh Nghiêm chúng ta lấy dấu mốc từ chùa Đại Tòng Lâm. Từ hướng Sài gòn đi ra Vũng Tàu trên QL 51. Tiếp theo rẻ trái vào đường Trường Chinh – Phú Mỹ; tiếp đó một đường thẳng là trục đường Phú Mỹ - Tóc Tiên. Đến ngả ba Hắc Dịch – Tóc Tiên rẻ trái một lần nữa chúng ta sẽ tìm ra ngôi chùa Hạnh Nghiêm.

nguoiphattu_com_lnhung_mua_trang_thanh_dao_den_voi_chua_hanh_nghiem1.jpg

Bản đồ đến Chùa Hạnh Nghiêm

Chùa Hạnh Nghiêm vốn mang theo bên mình những trang đầu của lịch sử khai sơn, nếu không bằng ý chí tiến tu và lòng kiên định với lý tưởng Phật đà chắc rằng sẽ dở dang tất cả, thậm chí hư hoại, mất luôn  tinh thần tự giác, giác tha dõng mãnh vốn luôn tiềm ẩn trong lòng mỗi người con Phật. Nói như vậy vì đó là những kỷ niệm buồn nhớ trong gian khổ và có cả hiểm nguy đang chực chờ. Cột mốc khó quên ấy là tháng 11/2009 (giữa tháng 9 và 10 năm Kỷ Sửu).

Đó là những tháng ngày mà hơn 200 Tăng-Ni trẻ âm thầm khăn gói đến đây giữa vùng rừng rậm hoang sơ, thiếu vắng bóng người.Tự lâp, tự túc từ chiếc cuốc khai hoang cho đến chia nhau từng cũ khoai mì trồng vội để nuôi bến ý chí xuất gia tu học nguyên sơ như thuở ban đầu. Với ngần ấy con người với biết bao nhiêu là bài toán  được đặt ra cho các Tăng-Ni trẻ, nhất là các vị đang trong  tiến trình tu học. Trước mắt làm tạm phân chia ra riêng biệt hai vùng đất đành riêng cho Tăng và Ni. Thế là hai ngôi chùa Trí Nghiêm và Hạnh Nghiêm được hình thành.

Trong hoàn cảnh bơ vơ, lạc lõng ban đầu  những vị Tăng-Ni trẻ luôn biết tôn dựa vào huynh trưởng lớn tuổi, lắng nghe và tuân thủ các nhiệm vụ được bàn bạc và thông qua. Chư Tăng Ni trẻ khi ấy với tinh thần cầu đạo thiết tha, đã biết vận dụng tư duy của mình trước nhiều vần đề khó khăn trước mắt.

Trong đó có một chi tiết rất đáng được trân trọng là bằng tinh thần khuyến tấn và các điều kiện sinh hoạt chốn nhân gian, Chư Tăng-Ni có nhiều phương cách  giải quyết hợp đạo, thuận giới pháp là tự bào nhau cứ mạnh dạn tỏa nhau đi khắp mọi nơi, tìm Bổn Sư y chỉ để con đường cầu tham học được tiếp tục rộng lối, bất kể tông phái nào.

Và ngày lễ đức Thế Tôn Thành Đạo hằng năm, mùng 8 tháng Chạp, tất cả đều thuận theo quy ước quy tụ về Trí Nghiêm và Hạnh Nghiêm này như là một ngày họp mặt truyền thống, anh em huynh đệ gặp nhau, chia vui sẻ buồn trong những tháng ngày tứ tán cầu đạo khắp nơi.

Những vị còn lại vẫn tiếp tục vun trồng cội nguồn nơi này ngày càng tinh tấn và bền vững. Tuy ngôi chùa ngày ấy do chính bàn tay chư Tăng Ni gầy dựng, khai sơn dù hiện nay vẫn chưa thể gọi là bề thế nhưng đó lại là thành tựu rất to lớn, thể hiện ý chí kim cương bất hoại giữa khi  giông bão trần tục ập đến, vẫn giữ vững tinh thần người con Phật kiên trung, tiếp tục, hãnh tiến bước trên trên lộ trình tiến tu giải thoát của mình. Theo một vài con số thống kê bỏ túi cách nay chưa lâu. Hiện nay ở Ni tự Hạnh Nghiêm có hơn 30 vị, trong đó 29 vị là Tỳ Kheo Ni, 1 Thức Xoa và nhiều vị hiện đang  du học tại Đài Loan. Trụ trì là Ni sư Thích Nữ Viên Nhứt 

nguoiphattu_com_lnhung_mua_trang_thanh_dao_den_voi_chua_hanh_nghiem0.jpg

nguoiphattu_com_lnhung_mua_trang_thanh_dao_den_voi_chua_hanh_nghiem3.jpg

Chùa Hạnh Nghiêm, Ni sư TN Viên Nhứt đứng giữa.

Thời gian qua, Chư ni chùa Hạnh Nghiêm vẫn thường xuyên hưởng ứng và tham gia các công tác xã hội, từ thiện tại địa phương, được các cấp chính quyền và đông đảo phật tử gần xa ngợi khen và tìm đến ủng hộ.

nguoiphattu_com_lnhung_mua_trang_thanh_dao_den_voi_chua_hanh_nghiem4.jpg

Cứ mỗi mùa lễ vía Phật Thành Đạo hằng năm, nơi đây tràn ngập niềm hoan hỷ của những người còn ở lại trú xứ hay của những bước chân du hóa dặm ngàn, gặp nhau trong niềm tự hào và cũng để tiếp tục dặn dò, bảo nhau, sách tấn trên bước đường du hóa mai sau.

Xin nguyện cầu trên Tam Bảo luôn hộ trì cho chư Tăng-Ni  Trí Nghiêm, Hạnh Nghiêm nơi này tiếp tục biến những gian khó ban đầu thành  hoa trái ngát hương, dâng lên mười phương chư Phật, làm rạng rỡ thêm ý chí tiến tu cũng như  tinh thần vượt khó của một hành giả Như Lai.

Mùa Thành Đạo PL 2564

Giác Đạo – Dương Kinh Thành

mùa thành đạo chùa hạnh nghiêm chùa trí nghiêm ghpgvn tỉnh bà rịa vũng tàu chùa đại tùng lâm dương kinh thành

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Triết lý Duyên khởi xây dựng đạo đức Phật giáo trong kinh doanh

Triết lý Duyên khởi xây dựng đạo đức Phật giáo trong kinh doanh

Phật giảng cho cư sĩ 'Năm điều nguy hiểm khi phạm giới'

Phật giảng cho cư sĩ 'Năm điều nguy hiểm khi phạm giới'

Trí tuệ là yếu tố tiên quyết của người xuất gia

Trí tuệ là yếu tố tiên quyết của người xuất gia

Dòng Lâm Tế Chúc Thánh - Quảng Nam

Dòng Lâm Tế Chúc Thánh - Quảng Nam

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Đạo làm trụ trì

Đạo làm trụ trì

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Tiếng vọng đầu non

Tiếng vọng đầu non

Cư sĩ Phật giáo là ai ?*

Cư sĩ Phật giáo là ai ?*

Cư sĩ Phật giáo

Cư sĩ Phật giáo

'Đã đến lúc cần nhìn lại vai trò của người cư sĩ '

'Đã đến lúc cần nhìn lại vai trò của người cư sĩ '

Nghĩ về tinh thần cầu đạo

Nghĩ về tinh thần cầu đạo

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,1093768 s