;
Tìm hiểu giá trị “Cư trần lạc đạo phú” của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Chứng minh tham dự có trưởng lão HT Thích Trí Tịnh thành viên HĐCM TƯ GHPGVN; HT Thích Thiện Nhơn CT HĐTS TƯ GHPGVN; HT Thích Thiện Pháp phó Chủ tịch TT HĐTS, Trưởng Ban Tăng sự TƯ GHPGVN; HT Thích Thiện Tâm phó CT HĐTS TƯ GHPGVN; HT Thích Bảo Nghiêm phó CT HĐTS, Trưởng Ban HP TƯ GHPGVN, Trưởng Ban tổ chức; TT Thích Thanh Quyết phó CT HĐTS TƯ GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, đồng Trưởng Ban tổ chức; HT Thích Trung Hậu, Trưởng Ban Văn hoá TƯ GHPGVN; TT Thích Thanh Đạt UV HĐTS, Viện trưởng HV PGVN tại Hà Nội; HT Thích Tấn Đạt UV TT HĐTS, phó Chánh VP II TƯ GHPGVN, phó Trưởng Ban TT Ban HP TƯ GHPGVN cùng chư Tôn đức trong Ban TT HĐTS TƯ GHPGVN; lãnh đạo các Ban, Viện TƯ GHPGVN; lãnh đạo Ban Trị sự các Tỉnh, Thành trong cả nước;
Quý vị học giả, các nhà nghiên cứu có ông Bùi Hữu Dược vụ Trưởng vụ Phật giáo Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Hồng Phương phó GĐ sở Nội vụ, trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Quảng Ninh cùng đông đảo quý vị học giả, các nhà nghiên cứu, trí thức đồng về tham dự và tham luận hội thảo.
Nhân dịp kỷ niệm 707 năm Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn. Trong tinh thần uống nước nhớ nguồn, tri ân và báo ân của Đạo Phật và dân tộc Việt Nam, Ban hoằng pháp TƯ cùng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Lễ hội hoằng pháp toàn quốc năm 2015 và hội thảo khoa học “Phật giáo Trúc Lâm hội tụ và lan toả” .
Thiền phái Trúc Lâm Yên tử do Phật hoàng Trần Nhân Tông- Điều Ngự Giác Hoàng sang lập năm 1299, sau khi ngộ đạo tại chùa Hoa Yên- Yên Tử, Quảng Ninh ngày nay. Ngài là vị vua thứ 3 trong thời Trần sau Trần Thái Tông và Thánh Tông. Đệ tử học đạo khi còn cư sĩ với Tuệ Trung Thượng sĩ và khi xuất gia thụ giới, do Thiền sư Tuệ Tuệ, đệ tử Thiền sư Tiêu Dao làm lễ xuất gia và truyền giới tỳ kheo cho Ngài. Do đó, có thể nói, Ngài là đời thứ 6 thiền phái Yên Tử- Hiện Quang, Đạo Viên Trúc Lâm Quốc sư, Đại Đăng, Thiền sư Tiêu Dao, Thiền sư Tuệ Tuệ đến Thiền sư Vô Phiền là 23 đời. Tuy nhiên, vì nhân cách quá vĩ đại, là một nhà vua từ bỏ ngai vàng điện ngọc, cương vị tuyệt luân trong thiên hạ, xuất gia tu hành chứng quả; một ông vua Việt Nam, một con người Việt Nam tu hành thành Phật tại thế gian trong thế kỷ 13 của nhân loại.
Khai mạc hội thảo Khoa học “ Phật giáo Trúc Lâm hội tụ và lan toả” với đề dẫn của TT Thích Thanh Quyết phó Chủ tịch HĐTS TƯ GHPGVN
Trong đó có đoạn TT nêu rõ nội dung chính của Hội thảo lần này:
- Phần thứ nhất cần nêu lên vai trò vị trí của thời Trần, của Phật giáo Trúc Lâm và Phật giáo Trức Lâm thời Trần cũng như thân thế, hành trạng, sự nghiệp của những nhân vật, những danh Tăng, những di tích…
- Phần thứ hai là Hội thảo đặt ra câu hỏi và mong nhận được trả lời từ các nhà khoa học về những đặc điểm, nội dung, phương pháp hoằng pháp của Phật giáo Trúc Lâm? Đâu là cội nguồi tạo nên sự hấp dẫn, sức sống mãnh liệt vượt không gian và thời gian của Phật giáo Trúc Lâm thông qua hoằng pháp, đặc biêt là trong bối cảnh hiện nay chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì từ trong lịch sử, góp phần xây duwjngj con người mới- nên Văn hoá mới Việt Nam văn minh, hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc, cũng là góp phần xây dựng Phật giáo Việt Nam hiện đại, ngày càng trang nghiêm tố hảo hơn.Đây là vấn đề có tính thời sự cấp thiết mà cuộc sống đang đặt ra với những người làm công tác văn hoá- Tuyên giáo và những người làm Phật sự Hoằng pháp hiện nay”.
Cùng giờ khai mạc Hôi thảo Khoa học tại Bến Bạch Đằng -Đền Trần TX Quảng Yên có 500 Tăng ni sinh viên Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội tham dự khóa lễ tụng kinh cầu siêu Anh linh các anh hùng tử trận Bạch Đằng thời Trần và những người có công dựng nước và giữ nước.
Xin chia sẻ chùm ảnh của sự kiện trọng đại này:
Khóa lễ tụng kinh cầu siêu anh linh các Anh hùng tử trận Bạch Đằng.
Video xem nhiều
{youtube https://www.youtube.com/watch?v=JIj4oy4pzjg|500|500}