;
Đại lễ khánh thành chùa Pháp Minh Long An
Năm 1933, Hòa Thượng Thích Liễu Lạc, thế danh Trương văn Trình (1878-1937) ngụ tại ấp Giồng Lớn, đã biến cải tư gia thành ngôi chùa để tu tập và làm nơi nương tựa cho cư dân địa phương, tới lui thăm viếng, tu tập vào những ngày sóc vọng.
Trong hai cuộc chiến, Đức Hòa, Long An, Củ chi, Hố Bò cũng như hầu hết các vùng xôi đậu trên đất nước đều không tránh khỏi đạn bom, nhất là tên bay đạn lạc dành cho những số phận kém may mắn. Ngôi chùa Pháp Minh cũng nằm trong số những ngôi chùa vùng sâu vùng xa đã bị hủy diệt hoàn toàn.
Cổng Tam quan chùa Pháp Minh Long An.
Sau khi thống nhất hai miền, khắp nơi một số chùa mới được tôn tạo, một vài chùa bị hủy diệt trong thời chiến cũng được tái phục hồi; Nghệ An xa xưa có trên 400 ngôi Tam Bảo cũng bị san bằng vào thời cải cách ruộng đất, nay đang được khôi phục bốn cảnh. Một số nơi xa xôi trong các Tỉnh cũng đang xin phép phục hồi nguyên trạng trên nền chùa cũ, có nơi thuận lợi, có chỗ cũng gặp khó khăn. Gần 50 năm sau ngày hòa bình tái lập, trong đó, chùa Pháp Minh đã được con cháu họ Trương phát tâm phục chế lại bằng gỗ như nguyên trạng để hồi hướng phước báu cho Tổ tiên, tộc họ hầu đền đáp công ơn Tiền hiền liệt tộc.nguoiphattu.com
Ngôi Tam Bảo uy nghi sắp được khánh thành.
Sau thời gian hoàn thiện, ngôi Tam Bảo Pháp Minh thật trang nghiêm toàn hảo, bề thế tọa lạc trên vùng quê trầm lắng, đã được Giáo Hội hoan hỷ đón nhận từ sự phát tâm hỷ cúng của gia tộc họ Trương.
Quyết định của Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam sẽ cử hành lễ Khánh Thành chùa vào ngày giờ đã được thông báo. Cư dân địa phương cũng như khắp nơi hân hoan đón chờ một sự kiện mà gần nửa thế kỷ mới trở thành hiện thực.
Hồi chuông tiếng mõ sẽ đem lại ấm cúng cho người dân mỗi khi ngày lên và chiều xuống nơi góc chân trời Đức Hòa luôn tồn tại mái chùa xưa.
29/8/2014