;
ĐÁM ĐÔNG TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
Tôi vốn từ lâu rất mong đợi chuyến thăm của Giáo hoàng tới Việt Nam, vì chuyến thăm sớm muộn gì cũng sẽ diễn ra đó sẽ chứng minh cho điều tôi nói bằng hiện thực sinh động trên đường phố, trên quảng trường. Nó cho thấy Phật giáo Việt Nam đã là tôn giáo thiểu số đối với đạo Ca tô La Mã. Trên đường phố, chắc chắn không chỉ là vài ngàn người khi đón Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vài chục ngàn người khi đón Tổng thống Mỹ Obama, mà có lẽ là hàng trăm ngàn người, và sẽ tập trung nhiều nơi đều khắp trên nước Việt Nam. Hàng trăm ngàn đến hàng triệu người đó sẽ tụ tập một cách kỷ luật, tuân lời, vâng phục, với tình cảm tôn giáo bùng cháy, nồng nhiệt, cao trào…
Vì thế, sau vụ “ cách mạng cá” do đạo Ca tô La Mã phát động bất thành (“cách mạng cá” là cụm từ mà Đài Truyền hình Việt Nam gọi mưu toan chính trị hóa vụ cá chết), với sự chỉ huy trực tiếp, “tiền phương” của Giám mục Nguyễn Thái Hợp bằng một Thư chung, hoạt động chuẩn bị đón giáo hoàng làm người theo tôn giáo khác với đạo Ca tô La Mã như tôi e ngại.
Trong vụ “cách mạng cá”, dù không đạt được mục đích của họ, Giáo hội Ca tô La Mã Việt Nam đã tiến được một bước dài trên con đường tổ chức hoạt động đối lập với chính quyền. Họ đã gây được xáo trộn nhất định trong xã hội.
Trước tháng 5/2016, đạo Ca tô La Mã chỉ tụ tập, tổ chức mít tinh chủ yếu trong khuôn viên nhà thờ, dù là với những mục tiêu chính trị.
Trong vụ “cách mạng cá” từ đầu tháng 5/2016, họ đã đưa được linh mục, ma xơ, nam tu sĩ, giáo dân xuống đường ở trung tâm Sài Gòn, với số lượng người được coi là tập trung ngoài những cuộc do chính quyền tổ chức cao nhất từ sau 30/4/1975.
Kết quả này không thể xem thường, vì nó đánh dấu chuyển biến quan trọng trong cấp độ hành xử của đạo Ca tô La Mã.
Đạo Ca tô La Mã tại Việt Nam đã bước đầu sử dụng được công cụ với mới mức độ cần thiết cho “cách mạng cá”, đó là đám đông trên đường phố.
Từ trước đây đến tháng 5/2016, tập trung trong nhà thờ, dù người có đông, trên tòa giảng nói có dữ, tiếng la thét, gào rú có lớn đến đâu, và dù không gian nhà thờ cũng là không gian công cộng, nhưng đó vẫn là không gian giới hạn. Đám đông đó chưa là công cụ chính trị đến mức có thể dùng được để xoay chuyển cục diện. Điều đó kéo theo hệ quả là các giám mục chưa nhắm tới mục tiêu ngoài tôn giáo của họ ở vẻ bề ngoài. Những vụ Tòa Khâm, Đồng Chiêm, Côn Dầu, Tam Tòa… đều xoay quanh trục tôn giáo.
Nhưng khi các giám mục đưa được đám đông ra đường phố thì câu chuyện đã được nâng lên tầng nấc mới. Bằng đám đông trên đường phố, các giám mục không còn thu hẹp câu chuyện trong đề tài tôn giáo của họ, mà mục tiêu đã mở rộng ra môi trường, xã hội. Họ nắm lấy ngọn cờ đại diện người dân, tự nhận mình có nhiệm vụ đi tiên phong, đứng ra giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là yếu tố có quan hệ đến khả năng đám đông đường phố, khả năng tập họp một số lượng người đông nhất từ 30/4/1975 (không kể những cuộc tập hợp do chính quyền tổ chức).
Đạo Ca tô La Mã không đẩy được “cách mạng cá” phát triển xa hơn, nhưng họ đã thành công khi đưa được đám đông giáo dân ra đường phố, dưới lá cờ môi trường xã hội. Họ đã tiến hành được một cuộc biểu dương lực lượng ở mức chưa từng có và đồng thời đã tổ chức được một cuộc tổng diễn tập, tạo ra tình thế áp lực đến mức chính quyền đã phải cảnh báo về “cách mạng cá”.
Chính cái đám đông đường phố với những đặc điểm, tính chất, ý nghĩa như vậy đã dẫn vào câu chuyện về chuyến đến thăm Việt Nam của Giáo hoàng Phanxico.
Chừng nào Giáo hoàng đến Việt Nam? Chưa thể biết. Nhưng các trang mạng, facebook đạo Ca tô La Mã đã ngày càng râm ran chuyện này khi vụ cá chết có vẻ lắng xuống.
ĐÓN GIÁO HOÀNG VÀ SẼ LÀM GÌ NỮA?
Khi nào Giáo hoàng thăm Việt Nam? Tổng Giám mục Bùi Văn Đọc, trong một cuộc trả lời đài Á Châu Tự do RFA đã nói rằng có thể là năm 2017.
Trên báo chí chính thức tại Việt Nam cũng có những thông tin “có thể như thế”. Trên báo Công giáo và Dân tộc, số 2024 bài “Xây dựng Hội thánh địa phương thành một gia đình của Thiên Chúa”, Giám mục giáo phận Xuân Lộc Đa Minh Nguyễn Chu Trinh cũng nói đến thời điểm 2017 nhưng cũng cho rằng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Riêng trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cú được cho là sẵn sàng để đón Giáo hoàng, mà ông coi sẽ là ngày “trọng đại nhất của Giáo hội Việt Nam”.
Là dịp “trọng đại nhất của Giáo hội Việt Nam”, chắc chắn chuyến thăm của giáo hội sẽ là cuộc tổng biểu dương lực lượng đạo Ca tô La Mã trên toàn quốc Việt Nam, với số lượng vài trăm ngàn người/điểm, vượt xa mọi khả năng của các tôn giáo khác và khả năng tập họp công chúng tự nguyện của nhà nước.
Nếu cuộc biểu dương lực lượng cao điểm đó của đạo Ca tô La Mã tại Việt Nam diễn ra trước “cách mạng cá” do họ phát động thì ý nghĩa, tác động cuộc biểu dương lực lượng đó sẽ khác. Còn trong bối cảnh bây giờ trở về sau, thì nó lại có ý nghĩa và tác động hoàn toàn mới.
Nhảy vào “cách mạng cá”, đứng phía sau “cách mạng cá”, đưa lực lượng vào “cách mạng cá”, từ tháng 5/2016, đám đông linh mục, tu sĩ, giáo dân đạo Ca tô La Mã mới vừa tập hợp được trên đường phố do khai thác vụ cá chết đã sớm vào ngay vị thế đối lập với chính quyền Việt Nam.
Ngược lại, vị thế đó đã lại có tác dụng kích hoạt đám đông đường phố. Đám đông người Ca tô La Mã trên đường phố Sài Gòn vào tháng 5/2016 là công cụ thực hiện những mục tiêu mới của đạo Ca tô La Mã, đồng thời là biểu hiện mới cho ý đồ của họ nhằm vào chiều kích chính trị xã hội, chứ không còn giới hạn trong những vấn đề tôn giáo trong nhà thờ ở giáo phận Vinh. Đám đông đó với sự dẫn đầu của một vài giám mục được phân công đã ùa ra khỏi nhà thờ và ngoặt sang những mục tiêu mới.
Đám đông đường phố đó rõ ràng và tất nhiên tạo ra sự bất ổn, lộn xộn, đẩy tình trạng căng thẳng xã hội tăng lên cao trong toan tính giải quyết các vấn đề xã hội trên đường phố.
Trong bối cảnh đạo Ca tô La Mã đã không còn giữ thế “giấu mình chờ thời”, phát động tập hợp đám đông đường phố như thế, công khai theo đuổi những mục tiêu ngoài vấn đề tôn giáo như thế, thì những đám đông đường phố lớn hơn bội phần có thể lên đến hàng trăm ngàn người ở nhiều điểm toàn quốc để đón giáo hoàng sẽ là một món quà hết sức lý tưởng tặng cho một tổ chức chính trị đang trên đà hồi phục, đang ra sức biểu dương lực lượng của mình – Giáo phận Ca tô La Mã tại Việt Nam.
Trong cuộc “cách mạng cá”, cái mà các nhà lãnh đạo đạo Ca tô La Mã ở Việt Nam cần là đám đông đường phố.
Cuộc “cách mạng cá” của họ thất bại, họ càng cần đám đông đường phố hơn nữa. Đám đông đường phố trong các cuộc đón tiếp giáo hoàng sẽ đáp ứng cơn khát của những kẻ đang thèm khát quyền lực, đang ra sức với tay lên quyền lực, một thứ quyền lực mà họ đã buộc phải từ bỏ trong hơn 40 năm qua.
Hơn nữa, trong khi giới lãnh đạo đạo Ca tô La Mã muốn chính trị hóa vụ cá chết thành “cách mạng cá”, thì luôn luôn các cuộc viếng thăm của giáo hoàng bao giờ cũng nặng về chiều kích chính trị. Do đó, dù là 2 sự việc khác nhau nhưng đám đông đường phố trong cuộc đón tiếp giáo hoàng vẫn tất nhiên là sự nối tiếp của đám đông đường phố của vụ “cách mạng cá”. Trước hết, là một cuộc phô diễn sức mạnh của đạo Ca tô La Mã đối với xã hội, đối với chính quyền.
Trong tác dụng tiếp nối “cách mạng cá”, đám đông đón tiếp giáo hoàng sẽ là một vụ tổng diễn tập mới nữa với quy mô lớn trong quá trình các nhà lãnh đạo đạo Ca tô La Mã thực hiện các mục tiêu mà họ đang theo đuổi ở Việt Nam.
Đám đông trên đường phố đón tiếp Giáo hoàng sẽ là một đám đông cực lớn của Giáo hội Ca tô La Mã Việt Nam tập hợp được, nhưng đối với những sự kiện sau đó nữa trong mai hậu, đám đông đường phố đón tiếp Giáo hoàng sẽ đóng vai trò là một CÚ HÍCH.
Nếu lời cảnh báo của tôi không được quan tâm, cuộc đón tiếp Giáo hoàng vẫn đến Việt Nam vào năm 2017 như lời dự đoán của các giám mục, thì điều chắc chắn là tiếp ngay theo đó là tác động của đám đông đường phố do đạo Ca tô La Mã. Đám đông đường phố chỉ vài ngàn người trong vụ cá chết cũng đã làm cho Đài Truyền hình Việt Nam lo ngại mà gọi đó là “cách mạng cá” thì đám đông vài chục ngàn trong đón tiếp Giáo hoàng sẽ ảnh hưởng đến như thế nào?
MT
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.
*Bài viết thể hiện văn phong, góc nhìn riêng của tác giả - một cư sĩ sinh sống tại TPHCM.