;
Cụ Thường lật đật dẫn tôi ra chùa Phụ Chính. Chùa và đình ở cạnh nhau. Theo cụ, xưa kia đình và chùa cùng trong một khuôn viên, nhưng quá trình làm đường, người dân lấn chiếm ở, nên tách ra.
Cụ Thường chỉ 2 cây cổ thụ, thân sừng sững, cành lá vươn cao chót vót, sát tường bao chùa Phụ Chính và bảo đó là 2 cây sưa cổ thụ. Quả thực, tôi bị choáng ngợp trước sự kỳ vĩ của 2 cây sưa này.
Cây sưa khổng lồ, cành lá xum xuê, cao chót vót trước chùa Phụ Chính. Giới buôn gỗ ước tính giá trị cây sưa này khoảng 100 tỷ đồng. |
Tầm gửi bám kín cây sưa cổ. |
Cây sưa được bảo vệ rất sơ sài, với vài vòng kẽm gai. |
Gốc cây khổng lồ, với đường kính chừng 1m. |
Cây sưa này nhỏ hơn, song ước tính trị giá khoảng 50 tỷ đồng. |
Liệu cụ sưa này đã đến 500 tuổi? |
Cây sưa này nhỏ hơn, song cũng không rõ đã bao nhiêu tuổi. |
Cây bồ đề khổng lồ, to 5-6 người ôm trước chùa Phụ Chính. |
Mới đây, các cụ đã mang các tài liệu chữ Hán lên Viện Hán Nôm nhờ các chuyên gia dịch. Dù chưa có kết quả cụ thể, song theo các chuyên giá Hán Nôm, ngôi đình này thờ 3 ông tướng phò Hùng Vương thứ 18.
3 vị tướng này quê ở Hải Dương. Đấu tranh chống tiêu cực không thành, nên 3 vị xin về vùng này dạy học. Đình và chùa xây dựng từ thời kỳ nào thì không rõ, nhưng ít nhất phải 500 năm rồi. Cứ sự suy diễn như thế, các cụ khẳng định cây sưa đã 500 tuổi. Vậy nên, các cụ già cũng như dân làng Phụ Chính đều kính cẩn gọi là “cụ sưa”.
Lúc chuẩn bị rời làng Phụ Chính, cụ Thường bí mật kể cho tôi một chuyện: “Trước ngày dân làng cưa cành sưa, trời bỗng nổi giông tố, lúa đổ hàng loạt, cây cối nghiêng ngả, mây đen vần vũ khiến bầu trời đen kịt. Bữa đó cả làng xôn xao, kinh sợ, ai cũng nhụt chí, không dám chặt sưa, nhưng tôi thì vẫn quyết định làm lễ và đốn hạ. Người ta bảo, chúng tôi mà động vào cụ sưa thì sẽ chết, nhưng đến nay, chúng tôi vẫn sống khỏe. Tôi tin rằng, thánh thần đã ủng hộ việc làm của chúng tôi”.
Giang Lâm
Theo: vtc.vn