Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Tác dụng tuyệt vời của nước lá vối tới sức khỏe con người

03:45 | 25/07/2022 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Nước lá vối uống như nước là là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng để chữa bệnh: Gout, tiểu đường, mỡ máu, bệnh gan, hỗ trợ tiêu hóa & một số bệnh lặt vặt khác.

nguoiphattu_com la voi chua benh.jpg

Lá và chồi non của cây vối được mọc nhiều ở thời điểm xuân hè.

Uống nước lá vối còn có tác dụng bình ổn đường huyết lâu dài, hạn chế đường huyết tăng sau ăn ở bệnh nhân đái tháo đường, hỗ trợ giảm mỡ máu, chống oxy hóa, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng tránh đục thủy tinh thể ở bệnh nhân đái tháo đường.

1. Cây lá vối là gì, thường được trồng ở đâu?

Cây lá vối hay còn gọi cây vối, có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus, thuộc họ Sim (Myrtaceae).

Cây thuộc thân gỗ, chiều cao khoảng 5-6m, đường kính cây khoảng 50cm, cuống lá dài khoảng 1 - 1,5 cm. Vỏ cây có màu nâu xám, lá mọc đối, hình bầu dục, màu xanh nhạt có đốm nâu.nguoiphattu.com

Hoa vối thường mọc thành từng cụm, kiểu hình chùy và thường mọc ở phần nách cuống lá đã rụng, có màu trắng, lục nhạt. Quả vối hình nhỏ, đường kính khoảng 6-10mm, khi chính có màu sim tím, có nhựa bên trong.

nguoiphattu_com la voi chua benh4.jpg.png

Lá, cành non và nụ vối đều dùng để uống được, mùi thơm khá dễ chịu.

Cây vối có 2 loại là vối tẻ và vối nếp. Vối nếp lá nhỏ, màu vàng. Vối tẻ lá to, xanh đậm. Khi uống, lá vối nếp cho mùi thơm và vị ngọt đậm đà hơn vối tẻ. Lá, cành và nụ vối dùng cả tươi và khô đều được.

Cây vối thường được trồng nhiều nước như Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ cho tới Bắc Australia.

Ở Việt Nam, lá vối phân bố ở nhiều ở Đồng Bắc và Trung Du Bắc Bộ, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, tới các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai, Vũng Tàu...

Lá và chồi non của cây vối được mọc nhiều ở thời điểm xuân hè. Ra hoa vào tháng 5-7 và thành quả vào tháng 8-9. Lá, nụ và quả được hái, rửa sạch và phơi khô, dùng để hãm trà dùng dần.

2. Những thành phần dược tính trong cây lá vối

- Tanin có nhiều trong lá và nụ vối, ngoài ra chứa một số chất khoáng, vitamin và khoảng 4% tinh dầu mùi thơm, dễ chịu.

- Chứa một số kháng sinh như Streptococcus, Staphylococcus có thể diệt được vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis.

- Chứa thành phần sát khuẩn có thể chữa các bệnh ngoài da như bị ghẻ lẻ hoặc lên mụn nhọt ở da ( lấy lá vối tươi vò nát, đun với nước dùng để gội đầu hoặc tắm cực kỳ hiệu nghiệm).nguoiphattu.com

- Các hoạt chất (phelyphenon) có trong nụ vối, chức năng ức chế hoạt động của men gulucosidase, giảm hấp thụ đường, đường huyết được kiểm soát tối đa.

Trong đông y, lá vối có vị đắng, tính mát, cực ít độc, uống giải nhiệt, thanh độc cơ thể, lợi gan, lợi tiểu. Đặc biệt, nước lá vối có khả năng kháng khuẩn, diệt khuẩn, chống viêm hiệu quả.

3. Những tác dụng tuyệt vời của cây lá vối với sức khỏe con người

Lá vối có tác dụng gì? Uống nước vối có nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Trong đó, lá, nụ và thân cây vối mỗi loại có một tác dụng riêng và đều được sử dụng hiệu quả.

Tác dụng của lá vối: Bảo vệ và hạn chế được các chất kích thích ảnh hưởng tới niêm mạc đường ruột, do có chứa tanin. Tinh dầu lá vối chứa một số kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn, chứa một số bệnh như cảm cúm, ho sốt... 

Ngoài ra, tác dụng của nước lá vối với đường tiêu hóa như trị viêm đại tràng, lở loét dạ dày, viêm nhiễm ngoài da. Khi đun lên, dùng để tắm hoặc gội trị được cả ngứa ngáy, lở chốc đầu.

nguoiphattu_com la voi chua benh2.jpg

Tác dụng của nụ vối: Nụ vối cực tốt, nó có khả năng phòng và điều trị tiểu đường do có chứa hợp chất flavonoid. Người bị tiểu đường uống nụ vối thường xuyên sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng khả năng chuyển hóa cơ bản trong cơ thể con người.

Nụ vối được sử dụng ở dạng khô và tươi, rửa sạch cho vào hãm với nước nóng, uống mát gan, thanh nhiệt, giải nhiệt cơ thể vào mùa hè cực kỳ tốt.

Tác dụng của thân vối: Dùng để sát trùng khi bị bỏng nhẹ. Vỏ vối được cạo sạch, rửa và giã nát rồi hòa với nước sôi để nguội, sau đó bôi lên bất kỳ chỗ nào bị bỏng. Thân vối sẽ giúp giảm phồng, hết đau và giảm sự phát triển của vi khuẩn. Song vì thế mà nó được sử dụng để chữa ghẻ, làm lành vết thương lở loét ở chân tay.

Công dụng của lá vối có rất nhiều, kể cả lá, thân, nụ vối đều có thể tận dụng để dùng. Vì thế, nếu như muốn có sức khỏe tốt, gia đình nên thường xuyên uống nước lá vối hoặc trồng một cây trong nhà để tiện sử dụng.

4. Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây lá vối

Tác dụng của nước vối là rất nhiều, dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh bằng nước vối mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị gout

Gout được biết đến là một loại bệnh của nhà giàu hay bị mắc phải. Ngoài việc điều trị gout bằng thuốc chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể sử dụng thêm lá và nụ vối đều điều trị. Nụ và lá vối có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa thức ăn (dầu mỡ), giúp lợi tiểu, thải độc hiệu quả.

Bệnh nhân gout là do ăn nhiều đạm, ứ đọng axit uric, thận đào thải không hiệu quả, dẫn tới uric ứ đọng gây ra hiện tượng khớp bị sưng, tấy đỏ và đau.

Trị tiểu đường

Theo một nghiên cứu, hợp chất flavonoid có trong nụ vối có khả năng điều trị tiểu đường hiệu quả. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần thường xuyên uống nụ vối, sẽ giúp giảm đường huyết, mỡ máu, chống ô xy hóa tế bào, ngăn ngừa tổn thương hay đục thủy tinh thể ở người bị bệnh tiểu đường….

Giảm mỡ máu

Sử dụng nụ vối rửa sạch hãm hoặc nấu với nước nóng uống thay trà, uống sáng trưa, chiều tối hoặc lúc nào khát thì uống. Chú ý là bệnh nhân nên thường xuyên uống, uống liên tục mới có hiệu quả.

Chữa đầy bụng, khó tiêu

Khi có hiện tượng đầy bụng, chướng bụng, không tiêu, ức bụng thì có thể dùng vỏ cây vối để khắc phục. Bằng cách lấy vỏ thân cây sắc lên uống 2-3 lần trong ngày và duy trì uống trong khoảng 5-7 ngày.nguoiphattu.com

Chữa tiêu chảy

Ngoài dùng thuốc để điều trị, nhiều người còn sử dụng thân cây vối cùng một số vị thuốc tự nhiên khác để khắc phục tình trạng tiêu chảy. Sử dụng để uống, ngày uống 2-3 lần và uống trong khoảng 3-4 ngày.

Chữa viêm gan, vàng da

Uống nước đun từ rễ hoặc thân cây lá vối hàng ngày cũng có thể hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da. Duy trì uống trong thời gian để mang lại hiệu quả cao.

Chữa bỏng

Vỏ cây vối có thể chữa bỏng cực kỳ nhạy. Lấy vỏ cây, rửa sạch, giã nát hòa với nước sôi bôi lên vị trí bị bỏng. Vỏ cây vối sẽ giúp giảm tiết dịch, giảm phồng, rát, sưng tấy và vi trùng xâm nhập, phát triển.

Giảm cân

Phụ nữ sợ béo, nếu như cơ thể bạn đang thừa cân, thừa mỡ, uống thuốc không giảm, tập luyện tốn sức mà vẫn chưa đẹp. Hãy thử dùng nước lá vối để uống, công dụng của lá vối là giảm cân. Uống nụ hoặc lá vối, uống liên tục và thường xuyên trong ngày, duy trì thời gian để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Hỗ trợ chữa lở hoặc chốc đầu

Dùng lá vối để đun nước lên tắm vừa giúp cơ thể sạch sẽ, có mùi hương riêng, còn giúp hạn chế ngứa ngáy, lở loét hay tình trạng cốc đầu khi gội đầu bằng dầu.

Giúp lợi sữa mẹ sau sinh

Những chị em nhiều sữa không nói, nhưng nếu ai ít sữa, hãy duy trì cho mình thói quen uống nước lá vối. Nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp lợi sữa.

Giảm mỡ bụng, hỗ trợ ăn ngủ tốt

Phụ nữ sau sinh khổ sở với "rổ mỡ bụng”, nhưng nếu lấy lá hoặc nụ vối đun lên uống thay nước lọc sẽ giúp giảm cân, giảm mỡ cực kỳ nhanh. Không những thế, nó còn hỗ trợ chị em ăn tốt, ngủ tốt, tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn.

Giải độc lá ngón

Dùng một nắm lá vối, giã nát với ít nước, sau đó lấy phần nước cốt uống hoặc bơm trực tiếp vào đường ruột.

5. Những lưu ý khi sử dụng lá vối

- Lá vối tươi dùng để điều trị tốt hơn lá vối khô hoặc đã ủ

- Những người gầy, yếu ớt hoặc sức đề kháng kém tuyệt đối không nên sử dụng lá vối, nụ vối hoặc thân vối uống

- Không nên uống lá vối nhiều, chỉ nên uống 1 ấm hoặc 1 ly nước 200-250ml nước/ngày. Không nên uống thay nước lọc, dễ ảnh hưởng đến hệ bài tiết nước tiểu.

- Không nên uống nước lá vối pha quá đặc, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dễ gây tăng nhu động ruột. Bên cạnh đó còn gây mệt mỏi, choáng váng, khó chịu…

Lá vối, nụ vối pha thành nước uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, người dùng nên kết hợp ăn uống đầy đủ, rèn luyện thể chất và đặc biệt là nắm rõ được tình trạng sức khỏe của mình để sử dụng cho phù hợp nhất.

Minh Tuệ (TH)

Nước lá vối uống nước lá vối có tác dụng gì lá trâm nước trâm lá vối trị bệnh gút giảm cân bằng lá vối Chữa viêm gan vàng da lá vối trị tiểu đường lá vối trị gout

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Hạnh phúc từ việc ăn chay

Hạnh phúc từ việc ăn chay

Công dụng tuyệt vời của củ cải trắng

Công dụng tuyệt vời của củ cải trắng

Mật chú Chú Chuẩn Đề thể hiện qua y học thực dưỡng

Mật chú Chú Chuẩn Đề thể hiện qua y học thực dưỡng

Lương Y Võ Hoàng Yên viếng chùa Phúc Lâm

Lương Y Võ Hoàng Yên viếng chùa Phúc Lâm

Thông báo của Trung tâm phục hồi chức năng Võ Hoàng Yên

Thông báo của Trung tâm phục hồi chức năng Võ Hoàng Yên

Quan tâm hỗ trợ xây dựng Trung tâm Võ Hoàng Yên ngày càng chất lượng, hiện đại

Quan tâm hỗ trợ xây dựng Trung tâm Võ Hoàng Yên ngày càng chất lượng, hiện đại

Công thức của giáo sư Nga giúp cơ thể tự chữa ung thư và những bệnh khác

Công thức của giáo sư Nga giúp cơ thể tự chữa ung thư và những bệnh khác

Bài thuốc chữa ung thư cứu đời người nghèo chỉ từ 2 vị thuốc đơn giản

Bài thuốc chữa ung thư cứu đời người nghèo chỉ từ 2 vị thuốc đơn giản

Muốn sống lâu hơn?

Muốn sống lâu hơn?

Cây an xoa - thuốc quý trị ung thư gan, xơ gan, các bệnh về gan

Cây an xoa - thuốc quý trị ung thư gan, xơ gan, các bệnh về gan

Những vị thuốc mang tên rồng

Những vị thuốc mang tên rồng

Nói thêm về phương pháp thở bụng

Nói thêm về phương pháp thở bụng

Bài viết xem nhiều

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Tìm hiểu chùa Khánh Ngọc - Hà Tĩnh

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Linh thiêng Thạch Động Tự (Chùa Đá)

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Thiền Vipassana tuyên chiến với ma túy

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0781513 s