Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Thở, cười và hạnh phúc trong cơn lốc khủng hoảng tài chính

Tác giả TT.Thích Nhật Từ
11:20 | 21/12/2011 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Hội thảo “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp thời kỳ hội nhập” vừa được Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam và Thời báo Kinh tế Việt Nam đồng tổ chức hôm nay (22/2), tại Học viện Phật giáo Trung ương ở Sóc Sơn, Hà Nội. Xin trích giới thiệu bài nói chuyện của Đại đức Thích Nhật Từ, một trong những diễn giả có mặt tại hội thảo này.

Nhiều doanh nghiệp đang phải trải qua cơn lao đao, thậm chí bị phá sản.

Đang thuận buồm xuôi gió, nhiều công ty rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. Nhiều cửa hàng phải sang nhượng vì không cầm cự nổi chi phí quá lớn trong khi khách hàng ít tiêu thụ hơn...

Từ thực tại suy thoái kinh tế, do không biết cách khắc phục để vui sống, nhiều gia đình đang sống trong sự bất hoà, mâu thuẫn, thậm chí vương vào khổ bởi những chuyện chẳng đáng đâu vào đâu.

Nhiều hình thức khủng hoảng khác cũng luôn có mặt trong đời như những thực tại và thách đố. Chạy trốn hay quay lưng với chúng không phải là giải pháp. Xem thường đến độ phó mặc nó sẽ dẫn đến tình trạng bị chai lì trước nỗi đau.

Chỉ có cách nhận diện được bản chất và gốc rễ của những khủng hoảng mà con người đang đối diện, mới giúp ta từng bước vượt qua những bế tắc và khổ đau.

Nhu cầu thở và cười

Doanh nhân là người phải sống trong các vòng kiềm toả và áp lực của công việc, cạnh tranh và đào thải. Việc thực tập buông xả các áp lực thông qua “thở và cười” trong chính niệm sẽ giúp doanh nhân giải phóng chúng một cách an toàn, không lo ngại các tác dụng phụ về tâm lý.

Tĩnh tâm để nhìn lại chính mình qua nghệ thuật chính niệm trong “thở và cười.” Chỉ mất mấy phút “thở và cười” mỗi ngày, bạn cảm thấy khoẻ hơn, sảng khoái hơn, hạnh phúc hơn. Đừng để đến lúc có quá nhiều áp lực mới thực tập hít thở và nở nụ cười tươi. Thở đó sẽ không trọn vẹn. Cười đó có vài gượng gạo.

Khơi động năng lượng chịu đựng, vững bước đi tới trong khủng hoảng tài chính với nhiều áp lực. Đi với hơi thở, thở với nụ cười, thỉnh thoảng dừng lại không suy nghĩ, để tâm vắng lặng, là thuật thư giãn có khả năng giúp ta vượt qua nhiều áp lực.

Lo âu, phiền muộn, tính toán sẽ làm ta quên hết vẻ đẹp của cuộc sống quanh ta, đồng thời mất hết hạnh phúc hiện tiền.

Thở - cuời và hạnh phúc

Sẽ là một sai lầm nếu ta nghĩ rằng chỉ khi nào tồn tại trong một xã hội bon chen, bận rộn, ta mới thực tập thở và cười, để giải phóng căng thẳng và khổ đau.

Thường ngày, bất cứ nơi nào, mỗi khi có cơ hội, ta nên thực tập thở và cười. Thay vì than thở không có thời gian để làm việc quan trọng, ta hãy thực tập thở để mang hạnh phúc cho bản thân, hay chí ít không làm cho ta khổ đau nhiều hơn với những bế tắc hiện có.

Thở không chỉ là phương tiện mà chính là sự sống, có tác dụng nuôi dưỡng hạnh phúc cho thân tâm. Đang khi mệt mỏi, phiền muộn, hơi thở nhẹ và sâu sẽ giúp ta làm chủ được dòng cảm xúc, theo đó, làm chủ được cán cân quân bình của cuộc sống.

Cười trước nhất là sự thư giãn các căng thẳng của bản thân vốn có trong cuộc sống. Cười còn là nghệ thuật mang lại niềm vui tương tác với tha nhân. Ta thử tưởng tượng, suốt ngày làm việc chung, tiếp xúc với người không có một nụ cười, gương mặt lúc nào cũng nhăn nhó, căng thẳng, khó chịu, có lẽ ta sẽ dễ bị căng thẳng theo. Hạnh phúc mất hết.

Người thực tập thở và cười cần thể hiện thái độ và động thái khoan thai, không gấp gáp nhưng cũng không nên quá chậm chạp. Ý thức về sự hiện hữu của mình trong hiện tại với sự rũ bỏ mọi sầu lo.

Thở và cười, một mặt, giúp ta giảm tốc độ của những hành động mà tính bản năng hay thói quen đã làm cho ta trở nên mệt mỏi, mặt khác, giúp ta tái tạo lại nguồn năng lượng sức sống, tràn đầy sung lực của hạnh phúc không bị nhiễm đắm.

Trước khi đi ngủ, sáng sớm thức dậy, những khoảng khắc giải lao giữa giờ, thời gian đầu ngày, đầu giờ chiều và trước khi đi ngủ, chỉ cần dành 5 phút tối thiểu để chăm sóc bản thân bằng sự thư thái của thở và cười, các bạn sẽ thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng và bình yên.

Hạnh phúc không phải là lý tưởng cao siêu, mà là những cái rất bình dị quanh ta, đang hiện hữu cùng ta, trong ta, đôi lúc, vì thiếu chính niệm, ta không thừa nhận sự hiện hữu của nó, hoặc ta chưa trân trọng đúng mức.

Trở về với chính niệm, hạnh phúc sẽ có mặt như không khí chưa từng bị mất đi, như gió vẫn thổi, thông vẫn reo, suối vẫn chảy và trăm sông tuôn về biển cả, bao đời vẫn thế. Hạnh phúc có hay không, lớn hay nhỏ, hoàn toàn do tâm ta cảm nhận, bằng sự chăm sóc hay huỷ diệt nó. Hạnh phúc chỉ có mặt khi tâm ta được thấm nhuần trong sự bình yên. Tâm an thì thân an. Thân tâm an thì hạnh phúc hiện hữu.

Bí quyết của hạnh phúc là nuôi dưỡng tình thương và làm lớn mạnh tuệ giác. Nhiều người lo ngại tình thương sẽ giết chết ý chí vươn lên trong cạnh tranh khốc liệt, nơi mà thương trường được hiểu là chiến trường.

Nhờ có tình thương, doanh nghiệp không cần phải lao vào cuộc chiến loại trừ, đồng thời, thể hiện các quan hệ hợp tác, chia sẻ. Văn hoá doanh nghiệp nên được thể hiện theo hướng cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng và uy tín, dẫn đến sự phát triển bền vững.

Chính niệm trong khi đi

Những hành động đơn giản như thói quen đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, ngủ nghĩ, nói, cười, đáng được ta quan tâm bằng chính niệm, hơi thở và nụ cười, để ta sống trọn vẹn hơn.

Tập đi tản bộ với hơi thở chính niệm trong một không gian thoáng mát, cỏ xanh, mây trắng, trời quang đãng, như đang có mặt trong một vùng quê yên tĩnh, sẽ giúp bạn trải nghiệm được hương vị thiền ở mức độ đơn giản nhất, mà hiệu quả thì ngoài sức tưởng tượng.

Không nên đi như mộng du, nghĩa là tâm du ngoạn một nơi, đang khi thân thì đang cất bước một hướng. Cách đi thiếu chính niệm này sẽ làm cho năng lượng của người đi bị tổn giảm nhiều, tâm thể mỏi mệt.

Thực tập những bước đi của người tự do, không để quá khứ níu kéo, không bị tương lai chi phối. Ý thức rõ, mỗi bước chân đi, ta đang hiện hữu với thực tại, có mặt với thực tại trọn vẹn nhất, bây giờ và tại đây.

Đi một cách nhẹ nhàng, nhịp thở ăn với nhịp chân, chậm rãi, khoan thai, không bị cái gì câu thúc, để thân và tâm được hiện hữu vững vàng trên thực tại hiện tiền.

Tương tự, thực tập chính niệm trong đứng, nằm và ngồi sẽ giúp ta thiết lập hạnh phúc trong ta trong các động tác vận hành. Theo đó, các giá trị mầu nhiệm của cuộc sống sẽ được cảm nhận ngay trong đời sống hiện thực này.

Chính niệm trong suy nghĩ

Đừng nghĩ rằng hạnh phúc chỉ có mặt khi ta có đủ các tiện nghi vật chất, để loại suy ngược lại rằng thiếu những thứ đó, ta sẽ không có được hạnh phúc như mong đợi. Hạnh phúc có mặt khi ta không để cho dòng tham ái đạo diễn các hoạt động tư duy và thái độ. Nhờ đó, biết hài lòng với những gì ta đang có, từ những lực chân chính, phù hợp với luật pháp và nhân quả đạo đức.

Hạnh phúc là sự làm chủ ý thức về các nhu cầu và sự tiêu thụ các nhu cầu. Thoả mãn tất cả các đòi hỏi sẽ làm cho ta luôn sống trong sự căng thẳng và thách đố. Các nỗ lực chân chính sẽ được toại nguyện. Niềm vui với hơi thở và nụ cười sẽ có mặt với ta trong đời.

Đừng để những dòng cảm xúc căng thẳng, giận dữ, bực dọc, bất mãn ngự trị và khống chế bạn. Chúng là cảm xúc huỷ diệt chính mình, dẫn đến đổ vỡ với tha nhân. Thở thật sâu và nhẹ nhàng sẽ giúp bạn làm lắng dịu chúng. Đó là cách chăm sóc bản thân đơn giản nhưng có giá trị và hiệu quả.

Đừng để trạng thái cô đơn, lo lắng, hoài nghi chinh phục bạn. Dừng lại để thở và cười, tâm ta sẽ được thanh thản và bình yên. Các dòng chảy của phiền não sẽ được chuyển hoá. Ám ảnh, lo lắng, sợ hãi trước tương lai làm nhiều người không nhận diện được tầm quan trọng của đời sống chính niệm trong hiện tại.  

Chính niệm trong hành vi

Trong khi ăn, không để tâm trí bị quẫn quanh bởi các dự án, kế hoạch, tiền bạc, nỗi đau làm ám ảnh. Không nên ăn một cách vội vã như máy đang xoay lúa. Không nên ăn với những tiếng húp, tiếng nhai ồn ào. Cảm nhận từng món ăn như chúng đang là, để tâm không bị đắm nhiễm trong hương vị của chúng.

Đến các ngã tư, đối diện trước đèn vàng, hãy thong thả dừng lại; đối diện đèn đỏ, dừng hẳn. Đừng tỏ ra nóng ruột. Hãy tập mỉm cười với đèn đỏ, thở thoải mái như chưa hề có nó. Đừng quá bận tâm đếm từng con số giây trôi qua, để nóng lòng chạy. Đừng sợ bị kẹt xe, trễ giờ, đến muộn, để tâm không bị câu thúc bởi chúng.

Trong khi chờ đèn xanh, hãy ngả lưng ra sau, hít thở nhẹ nhàng, như thể trước mặt ta không có đèn đỏ nào đang bắt mình phải dừng lại. Ta dừng lại thở như một nhu cầu thư giãn.

Tóm lại, nếu thiền được hiểu là nghệ thuật giúp ta tái tạo lại sự thăng bằng trong cuộc sống thì sự thực tập thở và cười có khả năng giúp ta thành công trong việc sống thiền qua sinh hoạt thường nhật.

Nguồn: http://www.vneconomy.vn

thọ cười hạnh phúc khủng hoảng tài chính cuộc sống

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Ruộng chùa ở làng xưa

Ruộng chùa ở làng xưa

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Tăng sự và đào tạo Tăng Ni là Phật sự quan trọng hàng đầu

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Tăng sự và đào tạo Tăng Ni là Phật sự quan trọng hàng đầu

Thương là một phép lạ

Thương là một phép lạ

Thiền Chánh niệm và người thầy làm mới 'pháp Bụt' ở Tây phương

Thiền Chánh niệm và người thầy làm mới 'pháp Bụt' ở Tây phương

Người Phật tử đi chùa với tinh thần đúng đắn

Người Phật tử đi chùa với tinh thần đúng đắn

Thích Nhất Hạnh, một Lão hiền triết Phật giáo và một đứa trẻ

Thích Nhất Hạnh, một Lão hiền triết Phật giáo và một đứa trẻ

Luận về bốn chữ Đạo

Luận về bốn chữ Đạo

Chiếc áo, thầy tu và sự hộ trì của người Phật tử

Chiếc áo, thầy tu và sự hộ trì của người Phật tử

Bảy ngày lặng lẽ ‘Chánh niệm’ con nghe

Bảy ngày lặng lẽ ‘Chánh niệm’ con nghe

Không cần xây tháp cho thầy

Không cần xây tháp cho thầy

Phật giáo với tuổi trẻ

Phật giáo với tuổi trẻ

Lời di huấn của Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Lời di huấn của Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Bài viết xem nhiều

Tháng Bảy vu lan về…

Tháng Bảy vu lan về…

Lời cảm tạ tang lễ bà Trần Thị Châu – pháp danh Liên Châu

Lời cảm tạ tang lễ bà Trần Thị Châu – pháp danh Liên Châu

Kinh Pháp Cú với 423 bài kệ và hình vẽ minh hoạ

Kinh Pháp Cú với 423 bài kệ và hình vẽ minh hoạ

Hà Nội: Khóa tu tuổi trẻ 'Theo Phật, con hạnh phúc' ngày thứ tư

Hà Nội: Khóa tu tuổi trẻ 'Theo Phật, con hạnh phúc' ngày thứ tư

Một nam cư sĩ chân chánh cần những gì?

Một nam cư sĩ chân chánh cần những gì?

Đại hội Phật giáo Hà Tĩnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022 -2027

Đại hội Phật giáo Hà Tĩnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2022 -2027

Thế nào là Y Nghĩa bất Y Ngữ ?

Thế nào là Y Nghĩa bất Y Ngữ ?

Muốn tìm hiểu Phật giáo hãy đọc bài viết này

Muốn tìm hiểu Phật giáo hãy đọc bài viết này

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN