Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Tu Phật như ở Myanmar

Tác giả Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng
10:08 | 20/03/2014 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Ở Myanmar ai ai cũng tu. Nhìn những khuôn mặt luôn vui tươi của họ, tôi biết rằng họ đã an lạc lắm rồi, họ đã gần niết bàn hơn chúng ta rồi.
Nụ cười Myanmar
Thật thà như người Myanmar
Giàu có như đất nước và con người Myanmar
Ngạc nhiên tu học Phật theo kiểu Myanmar


Tôi có anh bạn hay dẫn đi chơi ở Myanmar. Rồi tôi về thăm nhà bạn ấy.Tôi chơi rất lâu với gia đình, nhất là cậu em trai.Hỏi chuyện mới biết cậu ta đi làm mỗi ngày được 2 đô la.Tôi rút ví ra tặng cậu 10 đô la.Thế là cậu nói ngay rằng cậu sẽ xin nghỉ làm 1 tuần.Tôi hỏi tại sao.Cậu bảo, có 10 đô la của tôi tức không cần đi làm 1 tuần.Và cậu sẽ xin vào chùa tu 7 ngày.

Tôi giật mình.Trời Phật ơi, sao mà họ nghĩ đơn giản thế.Sao mà tâm họ tuyệt vời đến thế.Sao mà họ tu hay thế. Tôi giật mình nghĩ về mình: Hùng ơi, cậu tham quá, cậu muốn nhiều quá, cậu si mê thật rồi!

 
Tác giả cúng dàng cho các sư tại Myanmar


Ở Myanmar các bạn trẻ thường xuất gia gieo duyên.Tình cờ có 1 lần tôi được chứng kiến lễ xuất gia của mấy bạn trẻ. Gia đình thuê xe chạy khắp thành phố. Phía trước là cờ Phật, ảnh Phật và hoa tươi. Nhạc và những bài kinh tụng được phát vang xa, ấm cúng, rộn ràng. Các gia đình có con xuất gia vui tươi, ăn mặc đẹp. Họ đến lễ tại các đền chùa, nấu cơm chay chiêu đãi bà con linh đình. Để tất cả mừng cho họ có con xuất gia.

Các tu nữ Myanmar

Tôi lại giật mình nghĩ về 1 đồng nghiệp của tôi tại công ty sách Thái Hà khi xuất gia chúng tôi cũng đã rất vui và liên hoan vui mừng.Ấy vậy mà mẹ của em đó đã ngất phải vào viện cấp cứu.Bố bạn ấy cũng chán nản.Họ còn dọa kiện tôi, Tổng giám đốc, vì đã để cho họ mất con. Họ bảo, nuôi học bao năm, tốn bao tiền của, công sức, nay con xuất gia là họ mất con. Họ muốn con đi làm, lấy chồng, đẻ con,…Mô Phật! Tôi thầm mong 2 bác có 1 dịp đi Myanmar và dự lễ xuất gia của những người cha người mẹ ở đây.

Tôi đã dành cả tiếng đồng hồ để đi theo 1 đoàn các tu nữ tý hon tại Mandalay. Các cô bé còn rất bé đã xuất gia và mặc những bộ áo tràng màu hồng thật đáng yêu, thật đẹp. Họ vui tươi ca hát và tụng kinh.Họ đi khất thực trong các khu dân cư. Tôi đi theo và ngẩn người ra. Ước gì mình được như họ.Đẹp và đáng yêu lắm.Tu từ nhỏ vậy thì lớn lên sẽ là những người rất tốt rồi.

Tu nữ tý hon                                               Chờ đợi để cúng dàng

Cũng vì đi theo để cảm nhận sự tuyệt vời của các vị tu nữ ít tuổi tôi đã chứng kiến nhiều em bé cúng dàng. Ở Việt Nam nếu có cúng dàng các nhà sư thì chủ yếu là người lớn tuổi.Hoăc các em nhỏ được người lớn hướng dẫn cúng dàng. Còn ở Myanmar, các bé nhỏ làm việc này rất tự nguyện. Tôi cứ đứng ngắm mãi cậu bé đứng xúc từng thìa gạo cúng cho rất nhiều tu nữ. Xúc động lắm.

Người dân Myanmar chưa giàu có về vật chất.Ấy mà họ mở ra rất nhiều trường thiền, tu viện, học viện Phật giáo.Người tu và học ở đây đâu có chỉ dân bản xứ mà người từ nhiều nước trên thế giới.Trong chuyến đi Myanmar lần này, chúng tôi từ sân bay đi thẳng về Học viện Phật giáo Nguyên thủy Quốc tế Yangon. Có đến đây mới biết, riêng Việt Nam ta đã có 52 học viên, trong đó có 51 quý tăng và ni và 1 cư sỹ. Tôi lặng người nghĩ về tấm lòng của những bạn tu Myanmar. Họ tu và tạo mọi điều kiện cho tất cả cùng tu. Bạn cứ đến đây 1 lần đi để biết họ đã có ngôi trường tuyệt vời thế nào.Cảnh trong trường rất đẹp, cơ sở vật chất rất tốt, các thầy cô giáo thì tuyệt vời.

Phật tử tý hon cúng dàng

Myanmar cũng có rất nhiều thiền viện.Đây là nơi tu tập của các nhà sư. Các Phật tử trong và ngoài nước thường tới thiền viện để tỏ lòng kính trọng và cúng dường: thức ăn, tiền bạc, áo cà sa và vật dụng. Phật tử có thể lưu lại cả tuần, cả tháng, cả năm trong thiền viện để thực tập thiền, nghe thuyết pháp hay nghiên cứu Phật pháp.Tôi có mấy anh bạn đến đây tu rồi.Họ ở đây 3 tháng.Sau 3 tháng về nước tôi thấy tâm họ thay đổi hẳn.Có người còn tu ở bên các thiền viện 6 tháng. Tôi hay đến thăm giao lưu với họ khi họ về nước. Thật là tuyệt vời.Tuyệt không thể tả được.

Người Myanmar không uống bia, rượu. Bạn rất khó tìm thấy các quán nhậu như ở Việt Nam ta.Phải công nhận là họ giữ giới rất tốt. Ở đây là giới thứ 5: không sử dụng bia rượu và các chất kích thích. Còn ở Việt Nam ta thì sao: vừa trưa qua tôi trả lời phỏng vấn về nguyên nhân bia rượu nhiều ở Việt Nam, tác hại và giải pháp. 11h30 trưa thứ 7 này sẽ phát trên kênh VTV1 trong chương trình “Câu chuyện văn hóa”.

Tôi mong sao con số 9 tỷ lít bia hoặc 100 chai bia mỗi người Việt uống 1 năm làm giật mình những ai chưa mắc bệnh nan y. Tôi mong họ 1 lần đến những đất nước Phật giáo, như Myanmar yêu quý chẳng hạn.

Học viện Phật giáo Nguyên thủy Quốc tế nơi đào tạo nhiều tăng ni từ nhiều nước.

Người Myanmar coi việc tu tập như ta ăn và uống.  Hàng ngày ta vẫn ăn, họ thì hàng ngày tu. Kiếp người ngắn lắm, đâu có thời gian để hoang phí.Ai đó quanh tôi còn dùng cụm từ “giết thời gian”.Than ôi, sy mê đến vậy là cùng.

Tự nhiên tôi muốn lập ra nhóm “khuyến tu” để khuyến khích tất cả những ai muốn tu. Tôi muốn học các bạn Myanmar.Muốn lắm.

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà

Mời đón đọc các bài tiếp theo:

6, Bình an như Myanmar

7, Tượng Phật ở Myanmar

8, Kinh sách và đọc như ở Myanmar

9, Bí mật Myanmar

Phật tử Myanmar ts nguyễn mạnh hùng tu phật như ở Myanmar­ tu nữ Myanmar người myanmar đất nước và con người Myanmar phật giáo myanmar myanmar hạnh phúc an lạc giáo lý nhà phật myanmar

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Hệ thống Tăng quan Phật giáo triều Nguyễn

Hệ thống Tăng quan Phật giáo triều Nguyễn

Phật giáo với tuổi trẻ

Phật giáo với tuổi trẻ

Những cái nhìn khác nhau về Phật giáo

Những cái nhìn khác nhau về Phật giáo

Người Phật tử với việc đi chùa

Người Phật tử với việc đi chùa

Tổ chức

Tổ chức "Gia Đình Phật Tử" cần tranh thủ tận dụng thời cơ vượt qua thách thức

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 1)

Gia đình Phật tử truyền thống và truyền thống gia đình Phật tử (Bài 1)

Có cần hiện đại hóa Phật giáo ?

Có cần hiện đại hóa Phật giáo ?

Phật dạy về pháp Thiểu dục tri túc

Phật dạy về pháp Thiểu dục tri túc

Muốn tìm hiểu Phật giáo hãy đọc bài viết này

Muốn tìm hiểu Phật giáo hãy đọc bài viết này

Hiểu về xuất gia gieo duyên

Hiểu về xuất gia gieo duyên

Phong trào xuất gia gieo duyên ngắn hạn, nên hay không nên ?

Phong trào xuất gia gieo duyên ngắn hạn, nên hay không nên ?

Quan niệm Phật giáo về thiên đường và địa ngục

Quan niệm Phật giáo về thiên đường và địa ngục

Bài viết xem nhiều

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Câu chuyện đầu năm: Vô ngã & ngã... vô

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Trang nghiêm lễ tạ pháp PL 2567 tại tỉnh Hà Tĩnh

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Thần chú giải nạn tiêu tai, trừ ma quỷ, hóa giải trù yếm

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Con đường khổ vui do mình tự chọn

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo thế giới lần thứ 8

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Tham khảo cách chữa các loại bệnh ung thư

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Thiên đường địa ngục có ở trần gian không ?

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

Hòa thượng Yoshimizu Daichi vừa viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN