;
Nguyên do:
1) Phật Giáo là Văn Hóa, Tâm Linh và Bản Sắc của dân tộc. Một đất nước không thể thống nhất và hùng cường nếu văn hóa và tôn giáo không thống nhất. Theo danh từ hiện đại là "dòng chính văn hóa" (mainstream).
2) Phât Giáo ở bất cứ nước nào cũng vậy họ luôn luôn là nạn nhân của ngoại bang và các thế lực đế quốc. Riêng Phật Giáo Việt Nam chia xẻ ngọt bùi với dân tộc đã mấy ngàn năm rồi. Ngoài ra Phật Giáo - dù là "Quốc Giáo" - cũng không bao giờ chủ trương khuynh loát hoặc ảnh hưởng tới chính quyền.
Do đó phục hưng và phát triển Phật Giáo chính là phục hưng sức mạnh nội tại của dân tộc - một yếu tố cực kỳ quan trọng để duy trì sự thống nhất đất nước để đối phó với bất kỳ ngoại bang nào.
Mặc dù chủ trương như vậy nhưng chính phủ Việt Nam lại muốn "phi tôn giáo" hệ thống đảng viên, cán bộ, công nhân, viên chức chính phủ và quân đội. Con số này có thể lên tới từ 5 tới 10 triệu người.
Quan niệm "chính quyền thế tục" hay "phi tôn giáo" hệ thống công quyền và quân đội là xu thế hiện đại của tất cả các quốc gia tiến bộ trên toàn thế giới. Nhưng các quốc gia khác họ không "buộc" quân nhân, viên chức, đảng viên phải khai là "không tôn giáo" hoặc không được bộc lộ lý lịch tôn giáo của mình trong hồ sơ cá nhân.
Hiển nhiên con số từ 5 tới 10 triệu đảng viên, cán bộ, viên chức chính phủ và quân đội đó, có thể nói 95% đều có gốc Phật Giáo, gia đình Phật Giáo, cha mẹ, vợ con, ông bà họ thờ Phật, đi lễ chùa hoặc bản thân học thỉnh thoảng cũng đi lễ chùa (chảy hội chùa Hương v.v..).
Thế nhưng trong các cuộc thăm dò, thống kê thì họ không dám nói họ là tín đồ Phật Giáo. Chẳng hạn như ông cựu TBT Lê Khả Phiêu trong nhà có tượng Phật, thỉnh thoảng có thăm viếng chùa cùng với quý vị cao cấp trong chính phủ ...nhưng trong lý lịch quân đội hoặc hồ sơ đảng...có thể ghi "không tôn giáo".
Ngày 20-3-2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân
đã tới thăm và lễ Phật tại chùa Mía, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Do đó, nếu căn cứ vào con số thống kê thì tổng số tín đồ Phật Giáo tại Việt Nam có thể bị xén đi từ 5 tới 10 triệu người mà trên thực tế, họ đích thực có gốc Phật Giáo hoặc là Phật tử mà không dám khai.
Việc gióng hồi chuông báo động rằng Phật Giáo không phải 80% hoặc 90% như chúng ta tưởng đâu, không ngoài mục đích để quý vị lãnh đạo GHPGVN cẩn thận và chăm lo phát triển, gìn giữ tín đồ... nếu không thì có ngày "trắng tay".
Tuy nhiên chúng ta không nên cảnh báo bằng các con số thống kê phi thực - con số sử dụng trong nội bộ...
Tăng ni bây giờ mà chỉ "tu cho riêng mình" mà không lo hoằng pháp, phát triển đạo là có tội với Phật Giáo và Tổ Tiên. Thật là một thảm họa cho dân tộc Việt Nam nếu Phật Giáo trở thành "thiểu số".
Miến Điện mới có 800,000 người thiểu số Hồi Giáo, Thái Lan chỉ có một nhúm nhỏ Hồi Giáo ở cực Nam... mà đất nước đã loạn rồi.
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết dâng hương trước tôn tượng Phật ngọc tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh) ngày 15/5/2009.
Một dân tộc muốn yên, trường tồn và phát triển không bị chia cắt thì phải có một dòng chính tôn giáo chiếm ít nhất từ 75% tới 80% dân số.
Tại Thái Lan, phe Áo Đỏ và phe Áo Vàng biểu tình hằng ngày choảng nhau làm loạn Thủ đô Bangkok nhưng đất nước Thái Lan không bị chia cắt là vì họ đều là tín đồ Phật Giáo.
Nếu một trong hai phe Áo Đỏ, Áo Vàng là một tôn giáo khác thì Thái Lan ít nhất cũng chia cắt thành hai nước như Đông Timor, Nam Sudan v.v..
Đối với bậc đại trí thì "Lo trước cái lo của thiên hạ (dân chúng). Vui sau cái vui của thiên hạ (dân chúng)" và nhất là "Cư an tư nguy".
Lúc nào cũng phải lo xa, nhất là cấp lãnh đạo. Con cái có thể vô tư, chạy nhảy vui chơi. Nhưng làm cha mẹ thì lúc nào cũng phải lo miếng cơm manh áo, học hành và nhất là sự an toàn cho con cái.
Đó chính là đạo chính hay chính đạo hay "chính trị" của bậc quân tử thời xưa. Có như thế mới là "phụ mẫu chi dân".
Còn đối với các cấp lãnh đạo GHPG, biết lo xa cho tiền đồ của Phật Giáo chính là làm chức năng "cha mẹ và là bậc thầy dẫn dắt Phật tử ", hộ quốc an dân vậy.
Nam Mô Đại Quang Minh, Dõng Tiến Phật