;
Cây mộc hương còn được gọi cây quế hoa, phân bố chủ yếu ở Ninh Bình, Kon Tum và một số khu vực khác.
Cây mộc hương là gì?
Cây mộc hương (tên khoa học: Osmanthus fragrans) là cây thực vật thân gỗ, thường có thân xanh cao từ 3 – 12m. Cây mộc hương là cây bản địa của châu Á, tập trung nhiều từ vùng đông Himalaya đến Hoa Nam của Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.
Ở Việt Nam, cây mộc hương còn được gọi cây quế hoa, phân bố chủ yếu ở Ninh Bình, Kon Tum và một số khu vực khác.
Đặc điểm cây mộc hương
Cây mộc hương là loại cây có thân gỗ kích thước trung bình với các cành mọc ra nhiều và tỏa ra xung quanh. Lá cây có hình hơi bầu có màu xanh thẫm với các đường gân lớn cùng răng cưa ở mép lá và có hương thơm dễ chịu.
Cây mộc hương khi ra hoa có rất nhiều màu sắc như trắng, vàng nhạt, vàng sẫm,…và mọc thành chùm tại các kẽ lá. Ở Việt Nam trồng nhiều nhất là cây mộc hương có hoa trắng và thường nở nhiều nhất vào mùa thu.
Ý nghĩa phong thủy cây mộc hương
Cây mộc hương với hoa trắng vừa đơn giản, vừa chất phác giống như hình ảnh người dân Việt Nam chăm chỉ, cần cù và mộc mạc.
Từ xưa, câu nói “Sắc trà hương mộc” được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp và mùi hương làm say đắm lòng người của loại cây này.
Cây còn được xem là một loại cây trừ tà tốt trong phong thủy nên được trồng khá nhiều tại các đình chùa và miếu thờ.
Cây mộc hương là gì?
Cây mộc hương hợp mệnh gì?
Theo phong thủy, cây mộc hương mang đến may mắn, tài lộc đến cho gia chủ của mọi bản mệnh trong ngũ hành. Tuy nhiên, màu sắc của hoa mộc hương có màu vàng, trắng sẽ đặc biệt phù hợp với màu sắc của mệnh Kim.
Cây mộc hương sẽ thúc đẩy may mắn đến với mệnh Kim thuộc những năm tuổi sau: Nhâm Thân (1932, 1992), Quý Dậu (1933, 1993), Canh Thìn (1940, 2000), Tân Tỵ (1941, 2001), Giáp Ngọ (1954, 2014), Ất Mùi (1955, 2015), Nhâm Dần (1962), Quý Mão (1963), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984), Ất Sửu (1985).
Công dụng, lợi ích của cây mộc hương trong đời sống
- Tác dụng trang trí: Cây mộc hương có kích thước vừa phải nên rất phù hợp làm cây trang trí trong và ngoài nhà. Khi cây còn nhỏ, gia chủ có thể đặt trong nhà như phòng ngủ, phòng khách để trang trí và kết hợp với các thiết bị nội thất.
Đối với cây mộc hương lớn, gia chủ có thể chuyển sang trồng cây xung quanh vườn hoặc trước sân nhà để làm đẹp và hợp phong thủy, bởi cây có khả năng thanh lọc không khí khá tốt, đem lại sự trong sạch, thơm ngát và cải thiện chất lượng môi trường không khí xung quanh nhà.
Ngoài ra, cây mộc hương có thể uốn và tạo dáng thành cây bonsai. Tuổi thọ của cây khá dài nên người trồng có thể chơi được trong thời gian rất lâu.
- Tác dụng ướp trà: Hoa mộc hương có mùi hương dễ chịu và được nhiều người ưa thích ướp với lá trà để tạo mùi thơm. Trà mộc hương dễ uống lại mang mùi hương dễ chịu và quyến rũ.
- Tác dụng làm đẹp: Hoa mộc hương là một loại dược liệu làm đẹp từ thiên nhiên hiệu quả. Sử dụng hoa mộc hương làm nước tắm, gội đầu có chứa hoa hương mộc giúp làn da và tóc của phụ nữ trở nên mịn màng và khỏe mạnh hơn.
- Tác dụng chữa bệnh: Trong đông y, hoa mộc hương có vị cay, tính nóng được sử dụng làm thuốc trị cảm lạnh, ho có đờm và một số bệnh về răng miệng.
Cách trồng và chăm sóc cây mộc hương
Cách trồng cây mộc hương
- Chuẩn bị đất: Cây mộc hương dễ trồng và không kén đất. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt nên chọn loại đất thịt dày, có độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt giúp tránh ngập úng làm thối rễ chết cây.
- Phương pháp trồng: Cây mộc hương có thể trồng bằng cách gieo hạt hoặc chiết cành. Trong đó, gieo hạt thì nên chọn hạt giống chất lượng, đảm bảo tỷ lệ nảy mầm tốt. Chiết cách được sử dụng nhiều do có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây.
Chọn cành mộc hương khỏe mạnh không bị sâu bệnh, sinh trưởng tốt để chiết. Sau đó, trồng cành đã chiết vào hố đất sâu từ 15-20cm, cố định cây để không bị ngã. Tưới nước thường xuyên để cây ra rễ và phát triển. Cây sẽ ra rễ trong vòng 1 tháng, lúc này có thể bứng cành trồng trong chậu hoặc vị trí mong muốn.
Cách chăm sóc cây mộc hương ra hoa
- Tưới nước: Cây mộc hương là loại cây ưa nước nên phải thường xuyên tưới nước cho cây, 1 ngày nên tưới cây 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối để cây có thể phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, không nên tưới lượng nước quá nhiều trong 1 lần tưới vì có thể làm cây bị úng nước. Cây mộc hương rất dễ bị thói rẽ do khả năng chịu nước kém nên che chắn cây khi mưa to, có biện pháp tiêu úng nước cho cây.
Hoa của cây mộc hương
- Phân bón: Tùy theo tình trạng phát triển của cây để bón phân cho phù hợp, lưu ý nên bón các loại phân có chứa NPK để cây được hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Phun thuốc trừ sâu: Cây mộc hương rất dễ bị các loài côn trùng xâm nhập và làm hư hại đến cây nên cần phải để ý sâu bệnh của cây để tiến hành phun thuốc diệt trừ sâu. Tuy nhiên, không nên phun quá nhiều thuốc trừ sâu vì sẽ ảnh hưởng đến mùi hương của hoa.
- Cắt tỉa cành: Cắt tỉa các cành bị héo, khô hoặc bị sâu bệnh để cây có thể sinh trưởng tốt.
- Ánh sáng: Cây mộc hương nên trồng tại nơi có ánh sáng không quá gắt, không đặt nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc phải che chắn cây cẩn thận, tránh ánh nắng trực tiếp. Nhiệt độ phát triển tốt nhất của cây từ 18 đến 25 độ C.
Trên đây là một số thông tin về tác dụng, ý nghĩa cũng như cách trồng và chăm sóc giúp cây mộc hương có thể ra hoa đẹp bạn đọc có thể tham khảo.
MT tổng hợp