Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Nghịch lý về nguồn dược liệu ở Việt Nam: Nhập rác từ Trung Quốc về làm thuốc

Tác giả Hồng Lam
07:08 | 21/10/2015 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Suốt thời gian dài, dược liệu trong nước không cạnh tranh nổi với dược liệu giá rẻ đến từ Trung Quốc (TQ) khiến người dân phải phá bỏ vườn vì thua lỗ. Còn bây giờ, khi đã phụ thuộc hoàn toàn vào TQ, vì ham rẻ, nhiều cơ sở Đông y nhập dược liệu để chữa bệnh chất lượng rất kém, thậm chí được xem là… thuốc rác.

Không đủ tiền nhập dược liệu loại 1, 2

Thượng tọa lương y Thích Tuệ Tâm - Giám đốc điều hành Trung tâm Kế thừa - Ứng dụng y học cổ truyền Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa (số 3, đường Lê Quý Đôn, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) - nói rằng việc phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dược liệu TQ có bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước khi VN mở cửa.

Lúc bấy giờ, dược liệu giá rẻ từ TQ ồ ạt tràn về VN. “Các vựa dược liệu Sa Pa, Tam Đảo… trồng rất nhiều, nhưng chẳng bao lâu sau phải phá bỏ vườn trồng cây khác vì thua lỗ. Đơn cử một cân đằng sâm nhập về bán giá 50.000 đồng, trong lúc vốn đầu tư trồng 1kg ở trong nước đã bằng giá nhập nên phải bán đắt hơn, mà lại xấu hơn đằng sâm TQ” - sư Thích Tuệ Tâm nói.

Ngay tại Thừa Thiên - Huế cũng có vườn dược liệu quy mô rất lớn, rồi cũng phá sản. Củ cát cánh trồng ra nhỏ teo, giá cao, trong khi đồ của TQ vừa to, đẹp, chất lượng hơn nên các cơ sở Đông y đều từ chối. Một lương y từng nói rằng nếu vì đất nước thì ông sẵn sàng mua, chất lượng, giá thành thì chắc chắn chọn đồ TQ.

Ông nói: “Đây là đòn kinh tế của TQ và hình như thời gian đầu, Chính phủ nước này có chính sách hỗ trợ thế nào đó với sản phẩm dược liệu nên chỉ trong 2 năm, dược liệu trong nước trồng ra bán không ai mua”. Rồi dược liệu TQ dần dần được nâng giá lên, ngang bằng với giá trong nước. Bây giờ, nguồn cung dược liệu để bào chế thuốc trong nước phải phụ thuộc hoàn toàn vào TQ.

Và khi đã nắm hoàn toàn thị trường, TQ mặc nhiên điều phối chất lượng nguồn dược liệu. “Thời gian đầu, dược liệu nhập về có chất lượng, nhưng cũng chỉ là loại 3 trở đi chứ không đủ tiền mua được loại 1, 2 bởi nó đắt gấp 5, gấp 10 lần. Các cơ sở Đông y nếu kê đơn cao quá, dân không đủ tiền dùng. Một số nơi có tâm lý ham rẻ cho nên những con buôn dược liệu buộc phải nhập hàng từ loại 4, 5.

Dược liệu loại 4, 5, người TQ gọi là…rác” - sư Tuệ Tâm nói. Tại cơ sở Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa chỉ đủ tiền nhập dược liệu loại 3 qua một Cty được Bộ Y tế cấp phép. “Chỗ tui không dùng hàng trôi nổi theo đường tiểu ngạch, rất dễ dính đồ rởm. Có cơ sở chiết xuất ở TQ họ tinh vi đến mức mà cây bạch truật đưa vô hệ thống chiết xuất bằng áp suất để lấy ra hết nước thuốc. Họ sấy khô xác cây rồi lấy ít nước thuốc đã chiết phun vào để bán ở VN. Đem về, kiểm tra chất lượng trên máy móc vẫn bị lừa và cho kết quả là thuốc rất chất lượng. Ngay cả củ sâm, to đẹp rứa đó chứ bị rút ruột hết rồi” - sư Tuệ Tâm cho biết.

Cần lời cam kết từ Bộ Y tế

Theo nhiều lương y, chất lượng dược liệu khi nhập về chủ yếu là tin tưởng, uy tín và không ai biết có tốt không. “Thầy có giỏi, bắt bệnh có hay bằng mấy, nhưng uống thuốc không có chất lượng, thậm chí nuôi trồng bằng các loại phân hóa học, thuốc này kia, cho người ta uống vào có khi bệnh càng trầm trọng hơn.

Bản thân thầy thuốc không tin tưởng vào loại thuốc đó thì làm sao mà dám bốc cho bệnh nhân được” - một vị lương y có uy tín ở TP.Huế cho hay. Vừa rồi, sư Tuệ Tâm có ý tưởng sẽ đứng ra nhập dược liệu chất lượng về phân phối cho các cơ sở Đông y tại Huế. Tuy nhiên, sư Tuệ Tâm không dám thực hiện vì lo các cơ sở không mua, ôm hàng, thua lỗ.

Theo sư Thích Tuệ Tâm, Bộ Y tế đã có chính sách thắt chặt quản lý chất lượng dược liệu nhập khẩu bằng cách kiểm soát gắt gao nguồn chính ngạch. Ông mong Bộ Y tế phải cho các Cty trực thuộc hoặc được cấp phép nhập đủ và cam kết thuốc có chất lượng. Còn nếu nguồn cung không đủ, vô tình sẽ tạo nên tình trạng khan thuốc. Lúc đó, bắt buộc các cơ sở phải mua dược liệu theo đường tiểu ngạch, giá vừa cao, chất lượng vừa không đảm bảo.

“Bây giờ họ đã nắm thị trường thì mình phải tự cường thôi. Vì vậy, Bộ Y tế cần phải phục hồi lại các vườn dược liệu, phục hồi các loại thuốc chi thực mà mình còn giữ được giống. Thứ nữa, xu hướng nên trở lại sử dụng các loại thuốc Nam nhiều hơn, ít phụ thuộc vào thuốc Bắc và chỉ nhập những loại gì không có để tránh bớt sự lệ thuộc. Cũng phải tuyên truyền thế nào đó để người dân hiểu và quay trở lại sử dụng nam dược trị nam nhân mà đại danh y Tuệ Tĩnh đã từng nói” - sư Tuệ Tâm đề xuất.

Nói về việc thời gian vừa qua, thương lái đổ xô đi thu mua các loại dược liệu xuất bán sang TQ, sư Thích Tuệ Tâm nhận định, nhiều loại dược liệu quý, do người dân ham tiền và không hiểu hết giá trị nên ồ ạt chặt, đào cả gốc, thời gian phục hồi rất lâu, thậm chí là tuyệt chủng.

Thương lái TQ mua về găm hàng, chờ trong nước khai thác cạn kiệt tung ra bán với giá cắt cổ. Đơn cử, có thời điểm 1kg tam thất bị đội giá từ 500.000 lên 5 triệu đồng. Cũng theo sư Tuệ Tâm, một số loại dược liệu như sa nhân, thổ linh, huyết đằng… TQ mua về bào chế bán lại cho VN. Tuy nhiên, việc ồ ạt mua lá điều, cau non hay thậm chí là hạt mây là điều không thể hiểu nổi. “Trong Đông y, cau già mới sử dụng được, còn hạt mây, lá điều chưa thấy ai làm thuốc bao giờ” - sư Tuệ Tâm nói.

Tổ PV điều tra

http://laodong.com.vn/xa-hoi/nhap-rac-tu-trung-quoc-ve-lam-thuoc-388391.bld

thuốc bắc dược liệu cây thuốc thuốc bắc trung quốc

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

TT-Huế: Tuệ Tĩnh đường Hải Đức chính thức tiếp nhận chữa trị bệnh nhân Covid-19

TT-Huế: Tuệ Tĩnh đường Hải Đức chính thức tiếp nhận chữa trị bệnh nhân Covid-19

Hơn 10.000 người dân Úc đòi bồi thường vì tác dụng phụ của vắc xin COVID-19

Hơn 10.000 người dân Úc đòi bồi thường vì tác dụng phụ của vắc xin COVID-19

Bình Thuận: Người từng ký văn bản thừa nhận năng lực của ông Võ Hoàng Yên lên tiếng

Bình Thuận: Người từng ký văn bản thừa nhận năng lực của ông Võ Hoàng Yên lên tiếng

Tiêu tùng gan, thận vì tin quảng cáo 'nhà tôi ba đời làm thuốc gia truyền' trên mạng

Tiêu tùng gan, thận vì tin quảng cáo 'nhà tôi ba đời làm thuốc gia truyền' trên mạng

Con trai nhà văn Sơn Tùng: 'Ông Võ Hoàng Yên chỉ chữa vận động cho cha tôi chứ không phải chữa bệnh'

Con trai nhà văn Sơn Tùng: 'Ông Võ Hoàng Yên chỉ chữa vận động cho cha tôi chứ không phải chữa bệnh'

Thích tắm gội khuya rồi đi ngủ cho mát, cô gái 22t bị liệt mặt, méo miệng

Thích tắm gội khuya rồi đi ngủ cho mát, cô gái 22t bị liệt mặt, méo miệng

Góc nhìn Phật giáo về việc cách ly tại nhà để phòng chống Covid-19

Góc nhìn Phật giáo về việc cách ly tại nhà để phòng chống Covid-19

Ai nên hạn chế ăn hồng giòn?

Ai nên hạn chế ăn hồng giòn?

Nhiều người Nhật từ chối điều trị để được chết già tự nhiên

Nhiều người Nhật từ chối điều trị để được chết già tự nhiên

Ai không nên ăn cay?

Ai không nên ăn cay?

Đừng phá thai, nếu lầm lỡ, hãy gọi hotline 091 789 4444

Đừng phá thai, nếu lầm lỡ, hãy gọi hotline 091 789 4444

70 cây thuốc nam chữa bệnh quý báu và phổ biến ở Việt Nam

70 cây thuốc nam chữa bệnh quý báu và phổ biến ở Việt Nam

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Người xuất gia đối trước vương quyền

Người xuất gia đối trước vương quyền

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Công tác nhân sự tại Đại hội Phật giáo, phải xứng là đệ tử của Như Lai

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Tâm và Tầm: Tiêu chuẩn người lãnh đạo Giáo hội

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Hơn 12 000 sinh viên về chùa Hoằng Pháp tham dự khóa tu

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

Niềm tin thanh tịnh, chìa khóa của đại sự vãng sanh

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

HT.Thích Trí Quảng tiếp tục làm Trưởng BTS GHPGVN TP.HCM

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

Trưởng lão Hòa thượng Thích Lương Phương viên tịch

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN