;
Gia đình An Nhiên điểm đến của người khuyết tật tu học
Trong thời đất nước còn lâm vào cảnh nội chiến, miền Nam, Đại đức Thích Nhất Hạnh lúc bấy giờ, phát tâm Bồ tát, thành lập nhóm phục vụ giúp đỡ cho bà con, đồng bào các vùng quê do hậu quả do cuộc chiến, dựng lại những căn nhà bị hủy hoại, hướng dẫn sinh hoạt, xây nhà vệ sinh, canh tác vườn rau, đào giếng...dạy lớp trẻ những con chữ đầu đời. Cơ sở đầu tiên được thành lập, danh xưng là "Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội" lúc bấy giờ, tại quận Tân Phú ngày nay.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, một đêm khuya, năm 1966, những bóng ma với vũ khí trên tay, tràn vào tung lựu đạn, súng bắn loạn xạ, anh Lê văn Vinh, một thành viên bị miễng đạn vào đầu. Các tác viên đều là Tu sĩ, sinh viên, Thanh niên mang bầu nhiệt huyết với đồng bào, lặn lội vào các vùng ven đô thực hiện hạnh vị tha, cũng đã bị sát hại dã man. Một năm sau đó, cái đêm kinh hoàng vô tội vạ, một lần nữa, 8 nhân mạng của trường Thanh niên Phụng sự Xã hội đã phải vĩnh viễn ra đi dưới loạt vũ khí không thương tiếc tại cơ sở trung tâm nầy. Như vậy, chỉ ra đời thời gian rất ngắn đã phải mất đi hàng chục sinh mạng của trường "Thanh niên Phụng sự Xã hội", đang mang trái tim nhân hậu đến với nạn nhân cuộc chiến.
Chị Liên, một Phật tử thuần thành, trong dịp viếng chùa, nghe tin một năm trước, tại nơi đây, một nạn nhân đang nằm điều trị ở bệnh viện, đến thăm, cảm kích tấm lòng hy sinh cho đồng bào, chị tình nguyện cùng anh đi trọn cuộc đời bên nhau. Anh không tin đời tàn phế của một thanh niên 26 tuổi như mình lại có người con gái mới tuổi trăng tròn, đến với anh một cách lạ lùng.
-Biết anh sẽ vĩnh viễn không được bình phục, em có chấp nhận anh ? - người con gái lẵng lặng gật đầu.
Sau thời gian được qua Tây Đức điều trị, anh phải ngồi xe lăn từ đó. Lý tưởng phục vụ nhân sinh chưa ngấm tắt, anh bèn thành lập nhóm những người khuyết tật, đa phần di chuyển bằng xe lăn, họ là những người phần lớn trung niên, năm 2005 - Gia đình An Nhiên ra đời với sự trợ giúp của người vợ tín tâm gần 40 năm về trước. Hiện nay, trên dưới 100 thành viên của gia đình sinh hoạt hàng cuối tháng, hai lần tại chùa Pháp Vân, mái chùa lịch sử từng nhuộm máu trên những mái đầu xanh đầy lý tưởng.
Tuy vết thương vẫn hành hạ khi trái nắng trở trời, nhưng tâm độ lượng của anh vẫn nở hoa trên mặt, việc anh làm đã đem lại hạnh phúc cho nhiều người khuyết tật. Anh ra đi vì bệnh suyển, năm 2012, Gia đình An Nhiên đã mất đi người anh, hiện thân của một Phật tử thuần thành đầy lý tưởng. Chi Liên, người vợ thủy chung và cao thượng, đã tiếp nối đoạn đường anh đi, khóa tu và sinh hoạt hàng tháng nhờ thế mà không bị đình đốn.
Ngày 10/10 hàng năm là ngày kỷ niệm sinh nhật của G.Đ.A.N, trên bàn có hoa và bánh, hình ảnh của anh nằm khiêm tốn một góc để mọi người tưởng niệm. Thầy cố vấn giáo hạnh Chân Pháp Lộ hướng dẫn thời kinh ngắn, sau đó là những ca khúc thiền vị. Ăn trưa bằng cơm hộp, chiều có bánh sinh nhật, bánh giò, hamburger chay và văn nghệ nội bộ.
Lê văn Vinh, người anh đầu đàn của G.Đ.A.N vẫn là biểu tượng đáng kính, nhờ uy tín đó, G.Đ.A.N được sự hỗ trợ của Tăng thân Nắng Mai Hồng ở Đức và mạnh thường quân trong nước để có những học bổng tương trợ cho con em của các thành viên trong G.Đ.A.N, và sinh hoạt phí thường niên.
Chị Trần Mộng Liên, Pháp danh Như Tâm, gia trưởng kế thừa, đã thay mặt anh cố gia trưởng, mở lời kỷ niệm chu niên lần thứ 11 giữa những anh chị em khuyết tật đội mưa đến tham dự. Trời Sài gòn đang mùa mưa lũ, trôi đi nhiều rác rếnh trên phố phường, nhưng vẫn tồn tại bao khó khăn trong cuộc sống của người dân, G.Đ.A.N và các thành viên cũng thế, vẫn tồn tại 11 năm qua với sự tồn tại khó khăn khi mà tay chân không lành lặn. Cuộc sống của họ cũng đa dạng ngành nghề, có người bán vé số, cùng có angười được các công ty thu nhận vào khâu lao động nhẹ. Như vậy, ngoài G.Đ.A.N giúp anh chị em có cuộc sống vui tươi, xã hội cũng còn đâu đó tình người hỗ trợ.
09/10/2016