;
Chứng minh có Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS GHPGVN cùng Chư vị Giáo hội Văn phòng 2, chủ tọa đoàn gồm: HT T.Nhật Tấn trưởng BTC, TT T.Đồng Bổn; HT. Huệ Xướng, GS Lê Mạnh Thát, HT. Lệ Trinh, ông Nguyễn Vĩnh Trọng, ông Chu văn Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, ông Nguyễn Quốc Tuấn, phó Viện nghiên cứu Tôn giáo, ông Trần Ngọc Tam, ông Nguyễn Hữu Phước và bà Trần Hồng Liên. Tham dự có các viên chức TW và địa phương, cùng trên 100 Tăng ni phật tử. phóng viên báo đài.
Nhóm thứ I: Thảo luận chủ đề HT KHÁNH HÒA VỚI PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM do HT. T. Nhựt Tấn, TT TS T. Đồng Bổn,TS Nguyễn Quốc Tuấn chủ tọa và điều hành.
Nhóm thứ II: Thảo luận chủ đề: PHONG TRÀO CHẤN HƯNG P.G.V.N. Chủ tọa đoàn gồm PGS.TS Chu văn Tuấn, PGS TS Trần Hồng Liên, PGS TS Lê Cung.
Nhóm thứ III: Thảo luận chủ đề TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA VÀ PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE. Do TS Nguyễn Đại Đồng, TS Nguyễn Hữu Nguyên, ông Nguyễn Quang Trị làm chủ tọa đoàn. 15.45 giờ cùng ngày hoàn mãn.
Chư tôn đức chứng chứng minh - chư tôn đức, khách quý, học giả chủ tọa Hội thảo - (ảnh MÂ)
Hội thảo có 50 bài tham luận của Chư tôn đức, các nhà nghiên cứu, học giả ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, với 3 chủ đề: Hòa thượng Khánh Hòa với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Viêt Nam; Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam; Truyền thống lịch sử, văn hóa và Phật giáo ở Bến Tre. Theo chương trình, BTC sẽ hướng dẫn đoàn tham quan chùa Khải Tường, xã Phú Lễ, mộ Phan Thanh Giản, mộ Võ Trường Toản; thăm chùa Bửu Sơn, viếng lăng cụ Nguyễn Đình Chiểu.
Nội dung tổ chức khá chặt chẻ, chư Tăng ni tỉnh nhà nhiệt tình trong mọi khâu công tác.Tuy nhiên phía ngoại vi, các ngả đường dẫn về Trung tâm Hội nghị thiếu sắc màu pano và cờ Phật giáo như các tỉnh thành khác đã làm tăng thêm nét sinh động của cuộc Hôi thảo. Thậm chí con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa nơi chùa tọa lạc, không một ai biết, kể cả taxi, xe ôm và người dân cách đó chưa tới 100m, có nghĩa là nhà chùa vẫn chưa được quần chúng quan tâm. Trước cổng chùa, thay vì treo băng rôn phô trương cuộc Hội thảo quan trọng mang tính toàn quốc, lại là tấm biểu ngữ "Liên hoan duyên dáng phụ nữ Bến Tre" và "Tuổi trẻ Bến Tre Đồng Khởi, khởi nghiệp và lập nghiệp".
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Ngài sinh trong một gia đình trung lưu, có nề nếp Nho học, từ nhỏ đã được tiếng thông minh và nết hạnh. Là người anh cả, sau Ngài còn có hai em, một trai, một gái. Người em trai kế cũng xuất gia tu học sau này, người em gái đã mất lúc còn nhỏ, cũng như cụ Đồ Chiểu, cụ Phan Thanh Giản, Võ Trường Toản, những danh nhân được sử sách ghi nhớ đều có tên đường, ít nhất tại tỉnh nhà, bảo rằng Tổ Khánh Hòa chỉ có công với Phật giáo, thế thì Bồ Tát Quảng Đức tại sao nhiều tỉnh thành vẫn được đặt tên? ít ra được đặt tên tại quê hương nơi ngài khai sáng chấn hưng Phật giáo toàn quốc.
Mặc dù lần đầu tổ chức Hội thảo về tổ Khánh Hòa tại quê hương Bến Tre, nhưng hy vọng là truyền thống để tiếp tục có những cuộc Hội thảo cho những vị hữu công chấn hưng Phật giáo cùng thời và tiếp theo con đường chấn hưng đó.
Tác giả và nhà nghiên cứu văn hóa Phật giáo Dương Kinh Thành tại Hội thảo.
Chúc mừng cuộc Hội thảo thành công tốt đẹp, mong cho những cuộc Hội thảo khác sẽ phát triển sâu rộng để quần chúng cùng chia xẻ với sự tồn sinh của Phật giáo Việt Nam.
19/11/2017