Bố thí là một trong sáu pháp tu căn bản của Bồ Tát đạo, là nét văn hóa đẹp của dân tộc Việt Nam, được thấm đượm, được hun đúc từ ngàn đời nay và luôn được thực hành trong đời sống hàng ngày qua các câu ca dao tục ngữ “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Đối với đệ tử Phật thì việc bố thí thật là cao siêu: “ Phục vụ chúng sinh là cúng dàng chư Phật” . Vì tất cả chúng sinh đều là Phật .
Trên tinh thần Từ Bi và Trí Tuệ. Thời Lý – Trần ông cha ta đã đưa đạo vào đời bằng giáo lý căn bản, tam quy, ngũ giới và hành thập thiện. Dẫn đến xã hội thuần lương không có tham, sân, si, trên dưới vua tôi một lòng tin kính Tam Bảo làm chỗ dựa tinh thần để từ đó tạo thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, thắng giặc ngoại xâm và xây dựng quê hương đất nước hùng cường. Lúc đó bố thí cao nhất là hy sinh thân mạng của mình để giữ yên bờ cõi giữ cho quốc thái dân an.
Không những bố thí mạng sống cho quân, tuớng giặc thất trận mà còn cho thuyền, lương thực, thực phẩm nước uống để chở về Bắc quốc. Trên tinh thần “Lấy Từ Bi diệt oán thù thì oán thù sẽ hết” . Bố thí gồm : Tài thí, Pháp thí, Vô úy thí .
Cái cao đẹp của Bố thí Ba La Mật đó là bố thí vô tư, không cầu danh, cầu lợi, quên mình là người cho, quên vật mình cho và quên luôn cả người nhận .
Tài thí gồm :
1, Nội tài: các bộ phận phủ tạng đầu mắt chân tay, thân mạng của mình dám hy sinh cho nghĩa lớn, cho dân tộc…..đơn giản nhất trong cuộc sống ngày nay là việc hiến máu nhân đạo.
2, Ngoại tài: tiền của thành ấp, nhà cửa, ruộng vườn, quốc gia, vợ con..
Pháp thí :
- Nghề nghiệp, cách làm ăn v.v…
- Dạy phương pháp tu tập trau dồi trí tuệ đạt được giải thoát giác ngộ v.v...
+ Cách cho là quan trọng nhất bởi nó tùy vào thái độ, Với tâm cung kính trân thành chia sẻ hay với tâm kiêu mạn ban phát.
+Hòa Thượng Thích Trí Thủ - Vị chủ tịch đầu tiên của Giáo hội đã nói “Làm việc gì cho Đạo Pháp cũng là làm cho dân tộc, làm việc gì cho dân tộc là làm cho Đạo Pháp”. Châm ngôn “Đạo pháp - Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” được lấy làm phương châm căn bản bởi “Phật pháp tại thế gian bất ly thế gian giác”.
Trong việc bố thí thì thí Pháp là quan trọng nhất. Vì giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo trí tuệ, để vượt qua sinh tử luân hồi đến cảnh an lạc. Nhưng phải bố thí theo cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Sống trong cuộc sống cần có một tấm lòng, để gió cuốn đi, để sóng cuốn đi”. Bố thí như vậy mới là bố thí .
Nhân quả của Bố thí : cúng dàng kinh Pháp Hoa, kinh Địa Tạng v.v..
Như vậy việc làm của Hòa Thượng Thích Trí Thủ, hay khái niệm trong câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chính là Bố thí Ba la mật.
Đối với đệ tử Phật thì việc bố thí thật là cao siêu: “ Phục vụ chúng sinh là cúng dàng chư Phật” . Vì tất cả chúng sinh đều là Phật .
Trên tinh thần Từ Bi và Trí Tuệ. Thời Lý – Trần ông cha ta đã đưa đạo vào đời bằng giáo lý căn bản, tam quy, ngũ giới và hành thập thiện. Dẫn đến xã hội thuần lương không có tham, sân, si, trên dưới vua tôi một lòng tin kính Tam Bảo làm chỗ dựa tinh thần để từ đó tạo thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, thắng giặc ngoại xâm và xây dựng quê hương đất nước hùng cường. Lúc đó bố thí cao nhất là hy sinh thân mạng của mình để giữ yên bờ cõi giữ cho quốc thái dân an.
Không những bố thí mạng sống cho quân, tuớng giặc thất trận mà còn cho thuyền, lương thực, thực phẩm nước uống để chở về Bắc quốc. Trên tinh thần “Lấy Từ Bi diệt oán thù thì oán thù sẽ hết” . Bố thí gồm : Tài thí, Pháp thí, Vô úy thí .
Cái cao đẹp của Bố thí Ba La Mật đó là bố thí vô tư, không cầu danh, cầu lợi, quên mình là người cho, quên vật mình cho và quên luôn cả người nhận .
Tài thí gồm :
1, Nội tài: các bộ phận phủ tạng đầu mắt chân tay, thân mạng của mình dám hy sinh cho nghĩa lớn, cho dân tộc…..đơn giản nhất trong cuộc sống ngày nay là việc hiến máu nhân đạo.
2, Ngoại tài: tiền của thành ấp, nhà cửa, ruộng vườn, quốc gia, vợ con..
Pháp thí :
- Nghề nghiệp, cách làm ăn v.v…
- Dạy phương pháp tu tập trau dồi trí tuệ đạt được giải thoát giác ngộ v.v...
+ Cách cho là quan trọng nhất bởi nó tùy vào thái độ, Với tâm cung kính trân thành chia sẻ hay với tâm kiêu mạn ban phát.
+Hòa Thượng Thích Trí Thủ - Vị chủ tịch đầu tiên của Giáo hội đã nói “Làm việc gì cho Đạo Pháp cũng là làm cho dân tộc, làm việc gì cho dân tộc là làm cho Đạo Pháp”. Châm ngôn “Đạo pháp - Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” được lấy làm phương châm căn bản bởi “Phật pháp tại thế gian bất ly thế gian giác”.
Trong việc bố thí thì thí Pháp là quan trọng nhất. Vì giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo trí tuệ, để vượt qua sinh tử luân hồi đến cảnh an lạc. Nhưng phải bố thí theo cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn “Sống trong cuộc sống cần có một tấm lòng, để gió cuốn đi, để sóng cuốn đi”. Bố thí như vậy mới là bố thí .
Nhân quả của Bố thí : cúng dàng kinh Pháp Hoa, kinh Địa Tạng v.v..
Như vậy việc làm của Hòa Thượng Thích Trí Thủ, hay khái niệm trong câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chính là Bố thí Ba la mật.
Buổi tối cùng ngày, dưới sự chủ lễ của Hòa thượng trụ trì Thích Bảo Nghiêm và chư tôn đức Tăng bản tự, Phật tử đạo tràng và các bạn sinh viên, Thanh thiếu niên Phật tử câu lạc bộ chùa Bằng đã cùng tụng thời kinh Dược Sư. Buổi lễ dành riêng để cầu nguyện cho tuổi trẻ.
Chùa Bằng