Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Chùa Bổ Đà đẹp như chốn tiên cảnh ở Bắc Giang

06:18 | 27/07/2022 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc địa phận hành chính của xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Trên các trang mạng xã hội, bộ ảnh về chùa Bổ Đà của nhiếp anh gia Trần Việt Đức (Hà Nội) đang thu hút hàng nghìn lượt thích và chia sẻ, hàng trăm bình luận bởi vẻ đẹp thanh tịnh, cổ kính, trầm mặc và bình yên rất đặc biệt.

 

Là một trong những ngôi chùa cổ kính, linh thiêng nhất của miền Kinh Bắc, chùa có tên gọi chính xác là chùa Quán Âm núi Bổ Đà hay Bổ Đà Sơn Quán Âm Sơn Tự, gọi tắt là chùa Bổ hay Tứ Ân Tự. Chùa toạ lạc ở vị trí phong thuỷ đắc địa, nằm về phía Bắc của chân núi Phượng Hoàng thuộc dãy núi Bổ Đà, xa xa là dòng sông Cầu thơ mộng.

Chùa bắt đầu có từ thời nhà Lý và được xây dựng lại dưới triều vua Lê Dụ Tông. Hiện nay khu di tích chùa Bổ Đà gồm rất nhiều hạng mục lớn nhỏ trong đó có 4 hạng mục chính, đó là Chùa Cao, am Tam Đức, Chùa Tứ Ân, Vườn Tháp.

Chùa được xây dựng bằng các vật liệu như gạch nung, ngói, tiểu sành…Tường bao được làm bằng đất rất độc đáo. Các bức tường, cổng và một số công trình khác được xây dựng hoàn toàn bằng đất nện theo lối chình tường.

 

Khu di tích chùa Bổ Đà có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam. Đó là lối kiến trúc ‘‘nội thông ngoại bế”, được bao bọc bởi hệ thống rặng tre xanh tốt và hệ thống tường trình đất như một chiến lũy bảo vệ vững chắc, tạo nên vẻ u tịch, linh thiêng…

Các mảng chạm khắc tinh xảo tại các hạng mục kiến trúc của di tích thể hiện nhiều đề tài phong phú như: hoa văn vân mây, vân xoắn, hoa cúc, hình lá lật, linh thú, đề tài tứ linh, tứ quý… như một bảo tàng kiến trúc mang phong cách nghệ thuật đan xen giữa thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX)

Vườn tháp chùa Bổ Đà là một trong những vườn tháp đẹp và lớn nhất trong cả nước, gồm 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có 97 ngôi tháp cổ có lịch sử hàng trăm năm là nơi tàng lưu tro cốt xá lỵ nhục thân của 1214 tăng ni phật tử thiền phái Lâm Tế trong cả nước.

Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch và đá, với kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía. Các ngôi tháp mộ xếp hàng hàng, lớp lớp và được xếp đặt theo những qui định riêng rất chặt chẽ của thiền môn.

Mỗi tháp ít nhất cũng an táng từ 4 thi hài đến 26 thi hài, tất cả các tháp đều có cửa dạng cuốn vòm nhìn về hướng Đông Bắc. Trong số 3 cuốn gia phả bằng chữ Hán ghi rất rõ ràng: "Chỉ những người trong phái Sơn Môn mới được an táng tại vườn tháp, tháp của tăng có hình bình cam lộ trên đỉnh, tháp của ni có trên ngọn có hình hoa sen.


Bên cạnh những giá trị về kiến trúc, thẩm mỹ, chùa Bổ Đà hiện nay còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán Nôm trên nhiều loại hình và Bộ ván kinh Phật là một trong những Bộ kinh khắc gỗ cổ nhất Việt Nam với hơn 2000 mộc bản, có ý nghĩa to lớn cho việc nghiên cứu khoa học.

Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016.

Nhiếp ảnh gia Trần Việt Đức chia sẻ, lý do anh chụp bộ ảnh này là vì rất thích sự cổ kính, mộc mạc, những giá trị về mặt tôn giáo và bảo tồn mộc bản kinh phật của chùa Bổ Đà. Phong cách thiết kế “nội thông ngoại bế” và cách sử dụng các chất liệu có sẵn ở địa phương cũng là nét đặc biệt thu hút chàng nhiếp ảnh gia trẻ tuổi.

Ngôi chùa khiến cho bất cứ ai khi bước chân vào đều cảm thấy tâm trí trở nên thanh tịnh, trầm lắng và bình yên. Dường như mọi bộn bề lo toan đều dừng lại trước cảnh cổng chùa mộc mạc đã nhuốm màu thời gian. Ngay cả giữa những ngày hè nắng cháy, trong chùa vẫn luôn ngập tràn sự mát lành và dễ chịu.


Khi bộ ảnh được đăng tải, có rất nhiều người chia sẻ cảm nhận của mình về chùa Bổ Đà và cũng có nhiều người ngạc nhiên vì không nghĩ lại có ngôi chùa đẹp đến thế ngay gần Hà Nội.

“Mình đi cũng đã được tới khá nhiều chùa, và đây là ngôi chùa đẹp nhất, tịnh nhất mà mình từng tới.”

“Cảm giác cực bình yên luôn ấy. Đi không muốn về.“

“Năm nào nhà mình cũng đến chùa ít nhất một lần vào những dịp vắng khách, đó cũng là những khoảng thời gian thư thái hiếm có của mình trong năm.”

“Không ngờ rằng vẫn còn có những ngôi chùa cổ đẹp như thế này. Hi vọng nơi đây vẫn giữ được nét cổ kính này và chờ mình đến thăm một ngày nào đó…”

 

Thùy Chi-Ảnh: Trần Việt Đức

https://vietnamnet.vn/

chùa Bổ Đà kinh bắc ghpgvn tỉnh bắc giang chùa bổ đà bắc giang chốn tiên cảnh Nhiếp ảnh gia Trần Việt Đức Bộ ván kinh Phật vườn tháp nhà sư

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Cảnh chùa Thầy hơn 100 năm trước

Cảnh chùa Thầy hơn 100 năm trước

Lịch sử Di tích nghệ thuật chùa Quảng Phúc (Chùa Nhuệ Hổ)

Lịch sử Di tích nghệ thuật chùa Quảng Phúc (Chùa Nhuệ Hổ)

Những hình ảnh hiếm hoi về Chùa Hương Tích - Hà Nội

Những hình ảnh hiếm hoi về Chùa Hương Tích - Hà Nội

Hà Nội: Ngôi chùa gần 700 tuổi chờ sập

Hà Nội: Ngôi chùa gần 700 tuổi chờ sập

Khám phá ngôi chùa có vườn tháp lớn nhất Việt Nam

Khám phá ngôi chùa có vườn tháp lớn nhất Việt Nam

Chùa Ngũ Đài có vị trí quan trọng trong Phật giáo Trúc Lâm

Chùa Ngũ Đài có vị trí quan trọng trong Phật giáo Trúc Lâm

Những bí mật từ ngôi chùa nghìn năm tuổi Địa Tạng Phi Lai

Những bí mật từ ngôi chùa nghìn năm tuổi Địa Tạng Phi Lai

Chùa Dạm trong Di sản Mộc bản triều Nguyễn

Chùa Dạm trong Di sản Mộc bản triều Nguyễn

Quỳnh Lâm tự 'Đệ nhất danh lam cổ tích' và Bích Động Thi Xã Tao Đàn

Quỳnh Lâm tự 'Đệ nhất danh lam cổ tích' và Bích Động Thi Xã Tao Đàn

Sự kế thừa và phát triển chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang

Sự kế thừa và phát triển chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang

Chùa Tam Chúc - nơi diễn ra đại lễ Vesak 2019

Chùa Tam Chúc - nơi diễn ra đại lễ Vesak 2019

Ngôi chùa không có hòm công đức, và pho tượng nhục thân thiền sư nổi tiếng

Ngôi chùa không có hòm công đức, và pho tượng nhục thân thiền sư nổi tiếng

Bài viết xem nhiều

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,1093792 s