;
Chùa Thầy Còn có tên gọi khác là chùa Cả, chùa Thầy cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km về phía Tây Nam. Chùa được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072 – 1127) và là nơi lưu dấu tu hành của một vị cao tăng thời Lý – Thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Chánh điện chùa Thầy
Lịch sử chùa Thầy
Chùa Thầy được xây dựng từ thời nhà Lý, gắn liền với giai thoại cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lúc đầu chùa chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am. Sau đó, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng lại gồm 2 cụm chùa là chùa Cao trên núi (Đỉnh Sơn Tự) và chùa Dưới (Thiên Phúc Tự).
Chùa Thầy là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh – người có những đóng góp to lớn cho nhân dân và ông tổ của bộ môn múa rối nước.
Tôn tượng hộ pháp tại chùa Thầy
Giới thiệu về chùa Thầy
Ngay khi đặt chân tới chùa, du khách sẽ không khỏi ấn tượng với khung cảnh nơi đây được bao bọc bởi núi đồi hùng vĩ. Chùa Thầy ở Sài Sơn Quốc Oai xây dựng theo kiến trúc thời nhà Lý, có lối xây chữ Tam gồm ba chùa nằm song song với nhau dựng trên nền cao bó đá hộc xanh.
Tòa ngoài là nơi lễ bái của Tăng ni phật từ và nơi dạy học, giảng đạo của nhà sư gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Tòa giữa là nơi thờ Tam Bảo, là trung điện hay chùa Trung. Và tòa trong cùng là nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, với tòa bảo điện đồ sộ, nguy nga gọi là thượng điện hay chùa Thượng. Ngoài ra còn có những đền thờ và gác chuông nằm xen kẽ trên con đường lên núi.
Kiến trúc chùa Thầy
Nằm ở ở chân núi Sài Sơn, Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, chùa Thầy là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa:
- Chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi.
- Chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự).
Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông.
Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn.
Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao rồng). Sân có hàm rồng.
Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất.
- Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương.
- Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương.
- Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà Thánh, để tượng Di Đà tam tôn, tượng ba kiếp của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tượng cha mẹ Từ Đạo Hạnh.
Xung quanh chùa có hai dãy hành lang, phía sau có lầu chuông, lầu trống.
Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa.
- Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ.
- Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.
Trên núi còn có Chùa Cao, tương truyền rằng động Phật Tích ở sau chùa là nơi ngài Từ Đạo Hạnh thoát xác để đầu thai làm vua Lý Thần Tông, nên còn gọi là hang Thánh Hóa.
Đi ngược lên trên là đến đền Thượng. Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian bào mòn trông như tượng Phật. Tiếp đó là hang Bò với lối vào âm u. Cách một đoạn là đến hang Gió với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu.
Thủy đình chùa Thầy
Trước sân chùa Thầy, tòa Thủy đình nổi lên như bông sen trên mặt nước với những mái đao uốn cong làm cho cảnh sắc nơi đây thêm cổ kính. Đặc biệt vào những ngày tháng ba, cây gạo cổ thụ trước sân chùa lại đơm hoa nở đỏ rực một góc trời khiến cho người hành hương vãn cảnh không khỏi thích thú.
Người dân nơi đây cho rằng, khi hoa gạo rơi xuống là mùa lễ hội, cảnh chùa Thầy sơn thủy hữu tình kết hợp với màu hoa gạo đỏ tức là rất là may mắn. Đến chùa Thầy tham quan theo tâm lí thoải mái xong bắt đầu ra để thả hồn ngắm cảnh, chụp dưới bóng cây hoa gạo, cảm tưởng như 1 sự may mắn, đem đến cho du khách rất là thích thú”.
Lễ hội chùa Thầy Hà Nội
Thông thường lễ hội truyền thống chùa Thầy được tổ chức từ ngày mùng 5 tới mùng 8 tháng 3 (âm lịch), ngày hội chính là ngày mùng 7 tháng 3 hàng năm. Lễ hội chùa Thầy, giống như nhiều ngôi chùa lớn khác, bao gồm hai phần, phần nghi lễ và các diễn xướng dân gian. Hiện chùa còn lưu giữ các nghi lễ chính như: Nghi lễ mộc dục, lễ phục nghinh bài vị – lễ cúng yên vị, lễ tế và lễ rước.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân và du khách được tham gia các diễn xướng, hoạt động vui chơi gồm: đấu vật, múa rối nước, hội leo núi chơi xuân cùng nhiều trò chơi dân gian độc đáo, sôi động.
Minh Tuệ tổng hợp - ảnh Minh Đức - Làng Việt Cổ