;
Về
tham dự và chứng minh có chư tôn đức Tăng trong Ban trị sự Phật giáo tỉnh Hà
Tĩnh, đại diện các cấp chính quyền huyện Hương Khê, xã Gia Phố, và gần 700 quý thiện
nam tín nữ, Phật tử, nhân dân.
Hương Khê là huyện miền núi nằm phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm Thành phố Hà Tĩnh gần 60km. Đời sống người dân nơi đây chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi kinh tế còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây người dân huyện nhà đến chùa ngày càng đông, trong số đó người học Phật lại rất ít, chủ yếu người dân đến chùa theo tập khí cầu, cúng, van xin.. qua đó sự hiểu biết về giáo lý nhà Phật bị hạn chế nhiều, các ngôi chùa trở thành nơi cho các ông già bà lão đến đội sớ van xin..,
Chia sẽ với những khó khăn đó, sau khi kiện toàn nhân sự được hội nghị suy cử làm chánh Đại diện PG huyện Đại đức Thích Tâm Quang đã cùng các thành viên bắt tay xây dựng, nâng cao “nền móng” khởi đầu cho cuộc hành trình xây dựng ngôi nhà Phật pháp, trên những “viên đá”đã được Ban đại diện tiền nhiệm đặt xuống nơi miền quê này.
Vu lan là nghi lễ truyền thống có từ lâu đời của nhà Phật, được cử hành vào tháng bảy (âm lịch) hằng năm, là thời điểm quan trọng để mọi người và hàng Phật tử thể hiện lòng tri ân báo hiếu với cha mẹ, còn cha, còn mẹ thì thiết lễ cúng dường trai tăng để hồi hướng cho Cha Mẹ được phước thọ tăng long, cũng như mời cha mẹ đến chùa thính pháp nghe kinh, mong cầu cha mẹ thấu rõ giáo lý nhiệm mầu của Đức Phật, cha mẹ quá vãng thì người con cần tu tạo phước lành, hồi hướng công đức ấy cho thân sinh được an vui, sanh về cỏi lành, hầu mong phần nào báo đáp được công ơn trời biển sinh thành. Truyền thống lưu truyền lâu đời này, đã thể hiện tấm lòng nhân ái từ bi, mang tính giáo dục cao cả, hướng con người đến cuộc sống an vui, hạnh phúc.
Hôm nay, tạm rời xa cuộc mưu sinh xô bồ để nghĩ đến công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ cũng là lần đầu bà con Phật tử huyện nhà được chứng kiến đầy đủ các tiết mục của buổi lễ Vu lan, lắng đọng, trang nghiêm, thành kính, nhiều người từ em bé đến cụ già gương mặt gục xuống, bật khóc những tiếng sụt sùi, những cánh tay đưa lên lau vội nước mắt, ngẹn ngào,xúc động …. khi lắng nghe bài “Cảm niệm ngày Vu lan” Vâng! có lẽ bấy lâu nay những hành động, những cử chỉ lời ăn tiếng nói làm buồn lòng hai đấng sinh thành trong cuộc sống, tưỏng chừng như đơn giản và bình thường, nhưng rồi! Hôm nay trong số người con, người cháu ngồi đây có lẽ họ đang thức tỉnh, đang hối tiếc, đang ân hận… rất nhiều trong số họ là giới trẻ. Thế mới hiểu những câu kệ duới đây thấm đẫm tính nhân văn cao cả như thế nào
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng
mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy, cha che chở đời con
Ai còn mẹ - xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con
Ngậm ngùi lau giọt mắt khi cài trên ngực bông hồng màu trắng, chị Nguyễn Thị Hương trú tại thị trấn Hương Khê chia sẻ: “Khi cha mẹ còn thì tôi cứ lo học hành, học xong thì lo công việc làm ăn, không có mấy khi dành thời gian chăm lo cho cha mẹ , giờ đây khi cha mẹ đã ra đi mới thấy ân hận vô cùng’. Mặc dù đã nhiều lần làm lễ cầu siêu, nhưng mỗi lần vào mùa Vu lan tháng bảy tôi lại cảm thấy bồi hồi và ân hận…
Buổi lễ hôm nay cũng như những giọt nước cam lồ mát lành của Đức Bồ Tát Quán Thế Âm mang chất liệu từ bi, giáo dưỡng đang tưới lên những vườn cây cằn cỏi, khô hạn bấy lâu nay.
Trước đó, cũng trong dịp lễ Vu lan này, chiều tối ngày 15/7/Nhâm Thìn dưới sự dẫn dắt của Đại đức Thích Tâm Quang, Đại đức Thích Quảng Thuần, hơn một ngàn Phật tử và người dân cùng trì tụng thời Kinh Vu Lan Báo Hiếu, dịp này Đại đức trụ trì đã chia sẽ pháp thọai cho toàn thể đại chúng mang ý nghĩa sâu sắc về ngày Đại lễ Vu lan, trong thời Pháp thoại Đại đức có lời sách tấn cũng như hướng dẫn các oai nghi, tế hạnh và trách nhiệm của người con Phật trong cuộc sống đời thường. Kết thúc Pháp thoại đông đảo quý Phật tử và người dân đã đuợc thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn do các bạn trẻ CLBTNPT Hà Tĩnh biểu diễn.