Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Chuyện về một phó Giám đốc xuống tóc đi tu

Tác giả Thích Nhật Tân
04:46 | 12/04/2012 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Mỗi người khi xuống tóc vào chùa tụng kinh, niệm phật cũng đều có lý do của mình. Với Tạ Văn Hải (33 tuổi ở Kim Động, Hưng Yên - tên phật là Thích Chính Tâm (chùa Ngũ Xã, Hà Nội) thì không giống ai. Hành trình từ một chàng trai thành đạt, niềm tự hào của gia đình trở thành một nhà sư khiến không ít người khâm phục.

Trước khi xuống tóc vào chùa, anh Hải có học vấn là thạc sĩ, là phó giám đốc một công ty du lịch. Anh vui vẻ để lại tài sản của mình tích lũy được cho bố mẹ như sự báo đáp công ơn sinh thành, để bắt đầu cuộc sống tu hành.
Anh Hải (ngoài cùng bên trái) đi du lịch bên Hồng Kông.

Thích Phật từ nhỏ

Tôi gặp anh Hải trong một lần tình cờ vào chùa Ngũ Xã. Khi tôi đặt vấn đề khắc họa chân dung anh lên báo, anh nhỏ nhẹ từ chối vì anh cũng mới vào chùa, chưa có công trạng gì đối với chùa. Phải khi thầy Trụ trì đồng ý, anh mới tiếp chúng tôi.
 
Anh bảo: Tôi vào chùa xuống tóc đi tu để mọi người thấy rằng không phải những người vào chùa là thất tình, trộm cắp, bất mãn mới cuộc đời như người ta vẫn nói mà những người thành đạt như tôi cũng sẵn sàng rũ bỏ tất cả để đến với Phật.

Anh Hải kể, từ năm 12 tuổi anh đã thích đi chùa. Trong gia đình có ông ngoại là thầy đồ, dạy chữ Hán, giỏi kinh sách. Nhờ thế mà từ nhỏ Hải đã tiếp xúc kinh sách, đã học chữ Hán.
 
Mỗi dịp được mẹ đưa ra chùa Hải rất thích cuộc sống tĩnh lặng, thanh bình ở đây. Khi thấy các sư mặc áo dài, chấm gót chân Hải đòi mẹ đến mượn áo của sư để thử mặc.

Từ nhỏ Hải đã thích làm sư thầy và tâm niệm sau này lớn lên sẽ vào chùa đi tu. Gia đình không nghĩ là Hải vẫn ấp ủ điều đó trong lòng lâu như vậy. Vì lớn lên Hải tập trung toàn bộ thời gian cho việc học hành.
 
Thời sinh viên hầu như học kỳ nào Hải cũng được học bổng. Khi tốt nghiệp ra trường Hải là một trong mười người cao điểm nhất trong Khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hải thích tụng kinh niệm Phật. Chính vì thế, người khác có thể  phải mất nhiều thời gian học tụng kinh gõ mõ, nhưng Hải chỉ mất vài buổi có thể tụng kinh dõng dạc.
 
Anh Hải bảo: Tụng kinh phải có ngữ điệu, đọc phải có tính thẩm thấu giữa tiếng mõ và tiếng kinh. Chính vì tôi có duyên với Phật nên đọc sách kinh một cách đơn giản.

Anh Hải nói rằng, không phải anh bất mãn với cuộc sống ngoài đời, vào chùa để trốn tránh mà anh thấy cuộc sống ngoài đời ngột ngạt, mọi người chạy theo đồng tiền. Khi người ta có 500 triệu đồng, lại muốn có thêm 1 tỷ đồng. Họ cứ lao vào kiếm tiền như con thiêu thân, suy cho cùng cuộc sống cũng ngày 2 bữa ăn, làm nhiều cũng không để làm gì cả. Anh hiểu cuộc sống ngoài đời với những khắc nghiệt đó, anh thấy ngột ngạt và cần cuộc sống tĩnh lặng hơn. 

Không phải kẻ bất tài mới đi tu
 
"Tôi muốn xuất gia từ trước, nhưng đến năm 2009, khi đó tôi 30 tuổi, mới đi tu được. Nhà tôi có 2 anh em trai, tôi là con út nên cũng nặng về gia đình lắm. Học xong đại học tôi đi làm một thời gian để có chút tiền đền đáp công ơn bố mẹ nuôi dạy. Mình đi tu mà không coi trọng bố mẹ thì còn ý nghĩa gì nữa", anh Hải tâm sự.

Nhưng khi đi làm, công việc đã lôi cuốn, Hải hăng say trong việc làm hướng dẫn viên du lịch cho các đoàn khách trong nước và quốc tế. Hải bảo làm được một trăm triệu đồng, lại muốn có hai trăm triệu đồng... Ngẩng đầu lên thấy mình đã 27 tuổi.
 
Dù vẫn nghĩ sau này sẽ vào chùa ở, nhưng anh vẫn quyết định mua nhà. Mọi người trong nhà thấy thế mừng lắm cứ nghĩ rằng anh sắp lập gia đình, chứ không biết là anh xuống tóc đi tu.

Năm 2009, khi Hải thấy cuộc sống đạt được một mục tiêu nhất định, hội ngộ đủ nhân duyên, vì thế anh đã quyết định vào chùa xuống tóc. Khi đó anh đã mua sắm được nhà riêng, mua xe hơi và được lãnh đạo công ty tiến cử là phó giám đốc, một vị thế trong xã hội mà không ít người mong mỏi.
 
"Tôi muốn sau khi đi tu không bị mọi người dị nghị bảo mình là kẻ bất tài mới đi tu. Chính vì vậy mà tôi phải chờ đến tận khi đó là thời điểm thích hợp để tôi vào chùa", anh Hải tâm sự.

"Khi vào chùa anh Hải để lại tất cả tài sản đã tích lũy được cho gia đình. Anh chỉ mang theo chiếc xe máy làm phương tiện đi lại và ít tiền phòng thân. Chính vì thế nên khi Hải xuất gia mọi người thương anh hơn. "Mọi người thấy tôi đã hy sinh hết cho gia đình, không giữ lại gì cho mình. Giờ bước vào nhà chùa làm chú tiểu sợ sẽ rất kham khổ", anh Hải cho hay.
Thích Chính Tâm: Tôi muốn làm một giảng sư.

Phúc duyên của con là đi tu

Khi Hải đặt vấn đề với bố mẹ là sẽ đi tu, mọi người trong gia đình đều sốc và quyết liệt phản đối. Không hiểu sao anh lại quyết định đột ngột thế. Vì anh chỉ thông báo cho gia đình hai ngày trước khi vào chùa.

"Trước lúc tôi vào chùa, mọi người trong gia đình đã họp. Bố mẹ hỏi tôi có bức xúc gì gia đình, anh em có mâu thuẫn gì không. Tôi bảo không có chuyện gì cả mà đi tu là sở thích của con thôi. Bố mẹ sinh con ra mỗi người có sở thích riêng, người thích đá bóng, người thích làm nghề bác sĩ. Phúc duyên của con là đi tu. Con đường đi tu là hạnh phúc nhất với con, con xin bố mẹ cho con được vào nhà Phật.
 
Nếu bố mẹ giữ con ở nhà, tâm con xuất gia mà thân con ở ngoài đời như thế sẽ rất u uất. Bố mẹ hãy cho con được sống đúng là con người thật của con. Mọi người trong gia đình cũng nghĩ rằng tôi đã nghĩ rất kỹ, mới quyết định như thế. Nên mọi người đều rất tôn trọng ý kiến của tôi. Mặc dù vậy, cả tháng trời bố mẹ tôi buồn rầu", anh Hải kể lại.

Anh Hải bảo trước đây anh cũng có nhiều bạn gái, trên mức bạn bè cũng có nhưng cũng dừng lại ở mức nào đó. Vì anh đã xác định sẽ đi tu nên chuyện tình cảm anh luôn có giới hạn. Khi Hải đi tu, bạn gái nghĩ anh đi học ở xa đâu đó. Và lúc đó cô gái ấy cũng đang đi du học bên Nhật. Vì thế, Hải cũng không vướng bận chuyện tình cảm riêng.

Ước mơ của Hải bây giờ là sau này sẽ trở thành một giảng sư, người thuyết pháp, để giúp mọi người hiểu hơn về Phật pháp, lợi ích của người đi theo đạo Phật. Vì mọi người chưa hiểu rõ thế nào là chính pháp và tín ngưỡng dân gian.
 

“Trước khi vào chùa, Ngô Văn Hải là người có cương vị xã hội, có trình độ học vấn cao. Gia đình Hải rất gia giáo, nhưng Hải rũ bỏ tất cả để đến với Phật như thế rất đáng ca ngợi. Hải là tấm gương để mọi người noi theo, giúp cho đạo Phật quy tụ được nhiều trí thức.
Đại đức Thích Chính Tín (Trụ trì chùa Ngũ Xã)


"Điều tôi băn khoăn nhất trước khi quyết định đi tu là sợ miệng lưỡi thế gian. Sợ họ nói nhà tôi có hai anh em con trai, một đứa lập gia đình không có con, một đứa công thành danh toại lại đi tu. Khi đó người buồn nhất là bố mẹ tôi. Một lần đưa khách đi du lịch trên chùa Yên Tử, Quảng Ninh, tôi đã cầu: Nếu phải chăng cơ duyên con xuất gia thì con xin Phật phù hộ cho vợ chồng anh con sinh được em bé. Như có một phép màu nhiệm, cuối năm 2008 vợ chồng anh trai tôi đã sinh được cháu bé bụ bẫm. Mọi người trong gia đình vui sướng tột cùng. Xong tâm niệm này tôi quyết định xuất gia". Thích Chính Tâm

Đức Lợi

Theo kienthuc.net.vn

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Chuyện về 'Cánh tay bất hoại' của sư Kiệm ở Hà Tĩnh

Chuyện về 'Cánh tay bất hoại' của sư Kiệm ở Hà Tĩnh

Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc

Hòa thượng Thích Thiện Hoa Viện trưởng Viện hóa đạo GHPGVNTN cây đại thụ Đạo pháp - Dân tộc

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm

Hòa thượng thiền sư Kim Triệu

Hòa thượng thiền sư Kim Triệu

Tiểu sử Hòa thượng Thích Mật Thể

Tiểu sử Hòa thượng Thích Mật Thể

Sơ lược đôi nét về Cố Hòa thượng thượng Nhật hạ Sách

Sơ lược đôi nét về Cố Hòa thượng thượng Nhật hạ Sách

Tiểu sử Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận

Tiểu sử Cố Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Một nhân cách lớn, một tấm gương sáng ngời vì Đạo pháp và Dân tộc

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ: Một nhân cách lớn, một tấm gương sáng ngời vì Đạo pháp và Dân tộc

Thánh ni Khema,đệ nhất trí tuệ trong hàng ni giới

Thánh ni Khema,đệ nhất trí tuệ trong hàng ni giới

Ân đức sáng ngời sự hiện diện

Ân đức sáng ngời sự hiện diện

Một số tư liệu mới về Bồ tát Thích Quảng Đức

Một số tư liệu mới về Bồ tát Thích Quảng Đức

Tiểu sử Bồ tát Thích Quảng Đức (1897-1963)

Tiểu sử Bồ tát Thích Quảng Đức (1897-1963)

Bài viết xem nhiều

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Quay lưng với chùa hay phản bội cội nguồn dân tộc?

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Tin nhắn ngày Quán Âm ra đời

Bàn về cúng sao giải hạn

Bàn về cúng sao giải hạn

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Phật giáo Hà Tĩnh chúc Tết chính quyền, trao giáo chỉ tấn phong

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và 12 đại nguyện

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Phúc đáp về bài viết: Tây phương Cực lạc ở đâu ?

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Chùa Phúc Lâm trao 500 phần quà Tết Quý Mão đến người mù

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

Hạ thủy bảy đèn hoa sen mừng xuân Quý Mão 2023

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,2877797 s