;
Cô giáo ơi cô vì ai
Đôi chân khuỵu xuống tương lai còn gì ?
Đường cô đi đường trí bi
Phạt trò quỳ xuống có gì lớn đâu
Chỉ mong trò giỏi đứng đầu
Không hề ghét bỏ tình sâu thầy trò
Cô còn trẻ chưa biết lo
Con thời đại là của kho để dành
Cô mà đụng đến biết anh
Anh cho tủi nhục anh banh xác liền
Gõ đầu trẻ nghề thật hiền
Làm ơn mang oán, oan khiên chất chồng
Sáng nay trời đất mênh mông
Bắt cô quỳ xuống chênh chông [1]dân mình
Khai dân trí hậu dân sinh [2]
Xem thường ngành giáo đoạn tình thế sao
Chuyện đúng sai có thế nào
Không đem ngành giáo mộ đào tự chôn.
------------------------
Ngày 06.03.2018
Thích Giác Tâm.
Sáng 28/2, trường tiểu học Bình Chánh (Long An) xảy ra chuyện chưa từng có. Cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung phải quỳ gối trước mặt phụ huynh học sinh. Lý do, những bậc cha mẹ này gây sức ép, bắt cô Nhung phải quỳ gối để hiểu cảm giác mà con họ phải trải qua khi bị cô áp dụng hình phạt tương tự trên lớp.
Đáng buồn hơn, sự việc diễn ra ngay tại Văn phòng ban giám hiệu nhà trường. Người hiệu trưởng lúc đầu khuyên cô Nhung không nên quỳ nhưng sau đó, thấy tình hình có vẻ căng thẳng thì liền rời đi với lý do "bận đi dự giờ".
Khi đầu gối của cô Nhung chạm đất trước sự quay lưng của người đứng đầu nhà trường, truyền thống tôn sư trọng đạo mà người Việt vốn coi trong và coi đó như một niềm tự hào chính thức sụp đổ.( https://vtc.vn/khi-ke-con-do-danh-sup-truyen-thong-ton-su-t…)
Chú thích:
[1] chênh chông tức là chông chênh: "không vững chãi, không ổn định vì không có chỗ dựa chắc chắn".
[2] "Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh", là câu nói nổi tiếng của nhà cách mạng Phan Chu Trinh.