;
Mọi người về đây đều mang theo những cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên tựu trung lại ai nấy đều hân hoan và sung sướng khi được nhìn, thấy thầy Tâm Mẫn hành trì lên núi.
Hiện nay, thầy đã hành trì qua cầu Giải Oan. Trao đổi với PV, chú Bùi Văn Toàn cho biết: “Sau khi lễ Phật tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, hiện một ngày thầy Tâm Mẫn hành trì từ 2h đến 5h sáng, sau đó tiếp tục từ 9h đến 10h30 sáng. Dự kiến sau 5 ngày nữa sẽ lên đến chùa Đồng, kết thúc hành trình nhất bộ nhất bái từ Nam ra Bắc”.
Trao
đổi nhanh với PV, cụ Lê Thị Thảo (Lương Tài - Bắc Ninh) đã rơi nước mắt
khi không dấu nổi niềm vui của mình. Cụ chia sẻ: “Thực sự, lúc này tôi
không biết nói gì nữa. Chỉ biết nói rằng: Tôi quá hạnh phúc!”
Cùng niềm vui với cụ Thảo, cụ Nguyễn Thị Hiệp (Quế Võ - Bắc Ninh) xúc động nói: “Tôi theo thầy Tâm Mẫn từ Bắc Ninh lên cho đến đây. Nhìn thấy Thầy sắp về tới đích, tôi mừng lắm. Đêm qua tôi không sao ngủ được, cô ạ!”
Khởi hành từ đầu năm 2009, trải qua một chặng đường vất vã với nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng không ít “chuyện lùm xùm” liên quan tới đoàn tháp tùng, thầy Thích Tâm Mẫn đã vượt qua một chặng đường dài khoẳng 1800 km từ TPHCM đến Yên Tử (Quảng Ninh).
Tuy có những chuyện không hay trong quá trình thực hiện, tuy nhiên với thầy Tâm Mẫn khi phát nguyện hành trì, thầy đi với tinh thần là để sám hối tội nghiệt của mình và cầu nguyện cho thế giới hòa bình. Tiếp theo là có thể đem những điều mình làm được để cùng chúng sinh chia sẻ và thực hành những điều Phật dạy”.
Hành lý mà thầy trò Đại Đức mang theo, ngoài 3 cây quạt lớn để phục vụ cho việc lễ lạy, vật dụng cần thiết nhất có lẽ là kinh sách và lều chõng bởi trong cuộc hành hương kéo dài hàng năm.
Bùi Hiền (từ chân núi Yên Từ) - Theo: KTO