Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video
  • Pháp âm

Đầu năm hành hương viếng chùa ở Lào

Tác giả Hồng Lam
05:55 | 07/03/2015 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Sau Tết Âm lịch hàng năm, nhiều người Việt thường có thói quen đi hành hương, bái Phật ở nhiều nơi, không chỉ đến các chùa trong nước mà còn đến các nước xung quanh. Trong đó, Lào cũng được xem là một điểm đến cho những người muốn hành hương.

chua lao00.jpg

Một góc chùa Si Muang

Theo ước tính, Lào có hơn 1.400 ngôi chùa trên cả nước. Ngay tại thủ đô Vientian, du khách có thể ghé thăm chùa Si Muang. Đây là ngôi chùa có sự kết hợp giữa đức tin Phật giáo và tín ngưỡng nguyên thủy của người dân Lào. Có nhiều truyền thuyết liên quan đến ngôi chùa này nhưng một điều chắc chắn Si Muang là tên của một người phụ nữ cách đây khoảng 300 năm. Người dân Lào tôn thờ và tưởng nhớ đến bà cũng như thường đến đây để làm lễ buộc chỉ cổ tay cầu may theo phong tục truyền thống.

Ở thủ đô này, du khách còn được dịp đến thăm ngôi chùa cổ Wat Sisaket được xây dựng từ năm 1818 theo kiến thúc Phật giáo Xiêm. Wat Sisaket gây ấn tượng bởi những hành lang với các bức tường được trang trí bằng hơn 2.000 hình ảnh đức Phật bằng đồng, gỗ quý, gốm sứ, mạ vàng và bạc.

chua lao01.jpg

Tượng Phật ở Wat Sisaket.

Ở thủ đô,  còn có tháp xá lị That Luang là di sản văn hóa thế giới và là biểu tượng của đất nước Lào. Thạt Luông hay That Luang là một thạt (stupa) Phật giáo được xây từ năm 1566 trên phế tích của ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13, mặt ngoài được dát vàng. Hàng năm ở đây vào trung tuần tháng 11 đều diễn ra lễ hội lớn mang tính chất quốc gia là lễ hội That Luang.

chua lao02.jpg

That Luang

Ngoài ra, du khách còn có thể ghé thăm Buddha Park (Vườn tượng Phật) ở Xieng Khuan nằm cách thủ đô Vientian  25km về phía Đông Nam. Tại đây có hơn 200 bức tượng Phật giáo và các nhân vật trong Hindu giáo làm bằng bê tông, nổi bật với bức tượng Phật khổng lồ đang chống tay dài 40m. Ngoài ra còn các bức tượng mang hình ảnh con người, thần linh, động vật và ác quỷ. …

Đến Lào, một điểm dừng chân thú vị khác là cố đô Luang Prabang – nơi được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới và cũng được xem là trung tâm phật giáo của đất nước này. Ở cố đô, du khách có dịp ghé thăm chùa Vat Mai với khuôn viên rộng rãi thoáng mát. Ngôi chùa này được bảo tồn đặc biệt vì từng là chùa của Hoàng gia và nơi ở của Pra Sangkharat, các chức sắc Phật giáo Lào cao nhất. Vat Mai đã từng là nơi lưu giữ tượng Phật vàng Prabang, cho đến năm 1947, bức tượng được chuyển tới cung điện Hoàng gia, nay là bảo tàng Hoàng gia.

chua lao03.jpg

chua lao04.jpg

Du khách viếng thăm Vat Mai tấp nập.

Rời khỏi chùa Vat Mai, du khách nên tản bộ lên đỉnh núi Phou Si với tháp That Chom Si cao 20m được dựng từ năm 1804 dưới triều vua Anourout, UNESCO trùng tu gần đây nhất là vào năm 1994. Tháp được xem là biểu tượng của cố đô Luang Prabang. Ngoài ngôi chùa nhỏ thờ Phật ở bên cạnh That Chom Si, điều gây ấn tượng với du khách là dọc theo 138 bậc thang lên xuống đồi là đền Prabang Phoutthalawanh với một quần thể tượng Phật được đặt trên các tảng đá hoạc trong hốc đá. Trong quần thể ấy, nổi bật nhất là bảy tượng Phật với bảy tư thế khác nhau, tượng trưng cho các ngày trong tuần.

chua lao05.jpg

Những tượng Phật dọc theo lối lên xuống đồi Phou Si

Một danh lam thắng cảnh không thể bỏ qua khi đến Luang Prabang và cũng phù hợp cho khách hành hương đầu năm chính là khu hang động Pak Ou hay còn gọi là hang Phật. Dọc theo dòng sông Mê Kông khoảng 25 km, du khách sẽ đến một hang động khá rộng lớn nằm ngay bên bờ sông với hàng nghìn tượng Phật làm bằng đủ loại vật liệu như gỗ đồng, vàng… với nhiều kích thước khác nhau.  Dù theo thời gian và những biến động của lịch sử, nhiều bức tượng đã không còn nguyên vẹn nhưng không hề có sự can thiệp của con người khiến cho hang Phật mang một nét riêng kỳ bí và linh thiêng.

Bài và ảnh: Mai Phương

Nguồn: http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20150305/dau-nam-vieng-chua-o-lao.aspx

chùa tại lào chùa si muang đi chùa tại lào phật giáo lào tháp xá lị that luang buddha park luang prabang

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

Khám phá ngôi chùa Yakcheonsa cổ kính nổi tiếng xứ Hàn

Khám phá ngôi chùa Yakcheonsa cổ kính nổi tiếng xứ Hàn

Việt Nam Phật Quốc Tự tại Bồ Đề Đạo Tràng

Việt Nam Phật Quốc Tự tại Bồ Đề Đạo Tràng

Không gian vườn thiền và cội trầm Phước Huệ

Không gian vườn thiền và cội trầm Phước Huệ

Ngôi chùa Việt  đầu tiên trên đất Phật

Ngôi chùa Việt đầu tiên trên đất Phật

Việt tông trên đất Thái & chùa Vàng trên xứ Miến

Việt tông trên đất Thái & chùa Vàng trên xứ Miến

Phật giáo Trung Quốc

Phật giáo Trung Quốc

Thăm Học viện Phật giáo Larung Gar ở Tây Tạng

Thăm Học viện Phật giáo Larung Gar ở Tây Tạng

Nisshinkustu - Ngôi chùa gắn bó với cộng đồng người Việt tại Nhật Bản

Nisshinkustu - Ngôi chùa gắn bó với cộng đồng người Việt tại Nhật Bản

Chùa Jokhang Temple Tây Tạng

Chùa Jokhang Temple Tây Tạng

Thăm chùa Phật vàng Thái Lan

Thăm chùa Phật vàng Thái Lan

Đến Thái Lan chiêm bái Trân Bảo Phật Sơn

Đến Thái Lan chiêm bái Trân Bảo Phật Sơn

Thần Khê Cổ Tự Bắc Hàn

Thần Khê Cổ Tự Bắc Hàn

Bài viết xem nhiều

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Phật lịch là gì, năm 2022 là Phật lịch bao nhiêu?

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Lễ nhập tự chùa Phúc Điền - Hà Tĩnh

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan điểm của Phật giáo về nữ giới

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Quan niệm của đức Phật với nữ giới như thế nào?

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Những hiện tượng xảy ra khi Đức Phật nhập vô dư Niết bàn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Khai thị của Đại sư Tinh Vân cho giới tử xuất gia ngắn hạn

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Vai trò của người cư sĩ Phật tử

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN
Thời gian truy vấn : 0,0781231 s