;
Người mê cốm tẩy chay
Dạo một vòng những đường phố cổ nơi trước đây thường tập hợp nhiều gánh hàng rong bán cốm như Bà Triệu, Phố Huế, Chợ Hôm Đức Viên… dù vẫn có nhiều người bán cốm; song người mua vắng hẳn. Chị Nguyễn Thị Tâm, người có hơn 10 năm bán cốm dạo cho biết, trước đây mỗi ngày chị bán cốm cũng thu được tiền lãi hơn trăm bạc, đủ tiền lo cho gia đình nhưng mấy hôm nay ế, không có khách mua.
Cốm làng Vòng được tẩm hóa chất, thay vì nhuộm màu từ lá. Ảnh minh họa. (Ảnh: Như Ý) |
Bà Cận cũng cùng tâm trạng, dù nhà bà là cơ sở sản xuất theo phương thức gia truyền, không dùng phẩm màu để nhuộm cốm nhưng lượng tiêu thụ cũng ít đi so với trước. Bà Cận cho biết, lượng khách lẻ bán cốm dạo không bán được hàng nên cũng không dám lấy nhiều từ nhà bà.
Những người mê cốm này quay lưng với món quà đặc sản của Hà Thành cũng không có gì lạ khi chính những người sản xuất ra đặc sản này “tẩm độc” cho món ăn của họ. Vẫn là những hạt gạo đó, song để giảm bớt quy trình thay vì dùng cách nhuộm màu từ lá, một số cơ sở đã dùng phẩm màu để phun cho cốm có màu xanh hơn, đẹp mắt hơn. Hiện món cốm làng Vòng đang được bày bán trên dọc các tuyến phố Cầu Giấy, Xuân Thủy (Hà Nội) với giá 150 – 300 nghìn đồng/kg.
Bà Hoàng Thị Lèn, 60 tuổi (Hàng Đào, Hà Nội), cho biết, sáng nào đi chợ bà cũng phải mua 1 lạng cốm để ăn cùng với chuối chín trứng cuốc. Ngoài ra cốm còn được nhà bà dùng làm thành nhiều món khác như trộn trứng để chiên… “Giờ thấy thông tin cốm bị tẩm hóa chất độc hại, dù ghiền món này nhưng tôi cũng không dám mua về dùng nữa”, bà Lèn nói.
Gây tổn thương chức năng gan, thậnTS Lê Văn Cát, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết Malachite Green là chất không được dùng trong chế biến thực phẩm. Cơ chế gây bệnh của chất này khi đi vào đường ăn sẽ nguy hiểm hơn vì ngấm trực tiếp vào nội tạng, gây rối loạn chuyển hóa và làm tổn thương chức năng gan, thận.
Người dùng dè chừng với cốm làng Vòng. Ảnh minh họa. (Ảnh: Như Ý) |
TS Cát phân tích, Malachite Green là hóa chất có chứa đồng trong thành phần, do vậy người ta dùng để nhuộm màu vi khuẩn trong phòng thí nghiệm, xử lý nước diệt nấm trong nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2005, chất này đã bị đưa vào danh mục hóa chất, kháng sinh bị cấm trong sản xuất kinh doanh thủy sản.
Theo kết quả xét nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, chất Malachite green có trong cốm hàm lượng 5,9mg/kg (5.900mcg/kg) và 1,5 mg/kg (1.500mcg/kg). Trong khi đó, kết quả kiểm nghiệm hai mẫu cốm từ làng Vòng có hàm lượng cao hơn gấp hàng ngàn lần giới hạn châu u.Tại các nước như Hoa Kỳ, Anh chất này cấm sử dụng trong thực phẩm. Một số nước châu u có hệ thống kiểm soát chặt chẽ quy định giới hạn cho phép của chất này chỉ là 2 mcg/kg.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội còn cảnh báo thêm, nếu dùng phải phẩm màu không an toàn, danh mục cho phép với những dư lượng kim loại nặng tồn đọng có thể gây hậu quả di truyền, biến dị xấu về gene cho những thế hệ sau. Nếu ăn phải thực phẩm có phẩm màu công nghiệp có thể gây độc thực phẩm cấp tính, ung thư, gây tổn thương gan, thận cho người sử dụng.
Malachite Green là chất gì? |