Người Phật Tử
  • Tin tức
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Quốc tế
    • Vesak
    • Xã hội - Tâm linh
    • Thông báo
  • Tu học
    • Tuổi trẻ - Nhật ký
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Mật tông
    • Tìm hiểu - Vấn đáp
    • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
    • Sự kiện - Vấn đề
    • Giáo dục
    • Khoa học
    • Đời sống
    • Nhân vật
  • Nghi lễ
    • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
    • Phật giáo Việt Nam
    • Bài giảng - Kinh
    • Phim-Nhạc Phật
    • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
    • Phật sử-Tưởng niệm
    • Ngày truyền thống PG
    • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
    • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
    • Văn học - Tùy bút
    • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
    • Xuân
  • Hoằng pháp
    • Giới thiệu kinh - sách
    • Hoằng pháp
  • Tự viện
    • Miền bắc
    • Miền trung
    • Miền nam
    • Quốc tế
  • Ẩm thực
    • Lời Phật dạy
    • Tin tức - Ẩm thực chay
    • Thực phẩm - Thức uống
  • Sức khỏe
  • Từ thiện
    • Tin tức
    • Gương điển hình
    • Cần giúp đỡ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Bồ Tát & Chư Tăng
    • Người Phật Tử
  • Ấn tống - Cúng dường
  • Video

Dịch cân kinh

Tác giả Hồng Lam
06:13 | 02/11/2017 0 bình luận
Thích Facebook
Twitter Linkedin Whatsapp Pinterest Email
nguoiphattu.com Dịch cân kinh là một phương pháp tập luyện cơ thể, tương truyền là do Tổ sư Bồ-đề-đạt-ma truyền lại, đúng ra là một phương pháp tập luyện rất phức tạp; nhưng môn công phu này đã được đơn giản hóa đến tối đa để ai cũng có thể luyện tập giữ gìn sức khỏe.

Trong số những môn luyện tập thân thể để giữ gìn sức khỏe như đi bộ, yoga, khí công, thái cực quyền, các thế “Suối nguồn tươi trẻ”,… thì có lẽ Dịch cân kinh là môn tập luyện đơn giản và dễ dàng hơn cả ngay sau chuyện đi bộ mà phần đông mọi người đều thường làm. Tuy nhiên, đi bộ cũng phải có hoàn cảnh, cần một nơi chốn thuận tiện và cũng tùy giờ giấc, không như môn Dịch cân kinh có thể thực hành ở nhà và bất cứ lúc nào.

Dịch cân kinh là một phương pháp tập luyện cơ thể, tương truyền là do Tổ sư Bồ-đề-đạt-ma truyền lại, đúng ra là một phương pháp tập luyện rất phức tạp; nhưng môn công phu này đã được đơn giản hóa đến tối đa để ai cũng có thể luyện tập giữ gìn sức khỏe. Người tập chỉ cần đứng thẳng, hai chân dang ra ngang tầm vai, các ngón chân bấu vào nền nhà và hậu môn thóp vào làm cho hai chân cứng lại; phần trên của thân được thả lỏng, hai tay đánh mạnh ra đàng sau và thả nhẹ về phía trước. Trung bình một cái vẩy tay là một giây. Chủ yếu là phải tập trung đếm số lần vẩy để khỏi phải nghĩ ngợi lung tung.

dich_can_kinh_nguoiphattu_com.jpg

Trước đây tôi thường bị chứng chóng mặt mà người ta gọi là “rối loạn tiền đình” không điều trị dứt hẳn được. Có người chỉ cho tôi cách tập Dịch cân kinh và bảo đảm với tôi là cách tập luyện này có thể chữa lành chứng bệnh đó. Họ bảo tôi làm cho được ít nhất là 1.800 cho đến 2.000 cái vẩy tay mỗi lần tập, và có thể tập bất cứ lúc nào; nếu làm một lần không được thì có thể chia làm hai, sáng 1.000 và chiều 1.000 lần. Nghe quá đơn giản.

Tôi cố gắng mỗi buổi sáng đều đặn vẩy Dịch cân kinh; ban đầu chỉ đếm được đến bảy, tám trăm là đã thấy mỏi. Thực ra thì không hẳn là mỏi, nhưng vì tôi có cảm tưởng thời gian trôi qua chậm rì, dễ làm mình nản chí và dễ chán. Đôi khi chân quên bấm vào nền nhà và hậu môn cũng không thóp lại đúng cách. Tuy vậy, dần dần cũng cố gắng lên đến con số 1.200. Chừng hơn tuần lễ sau thì tôi vẩy đến 1.500, có khi cũng lên đến 1.800 và tự cho là kỳ tích về sự kiên nhẫn của mình. Tập như thế đến gần hai tháng, nhưng chẳng thấy có kết quả gì cụ thể, nghĩa là không thấy chứng rối loạn tiền đình bớt đi chút nào. Thêm chừng một tháng nữa, vẫn thấy chẳng có kết quả gì, thế là tôi nản chí và không tiếp tục nữa.

Vài người khuyên tôi nên tập yoga. Ai cũng biết yoga là một môn luyện tập hoàn toàn tốt cho cơ thể, nhưng ít nhất cũng phải mất chừng một tiếng đồng hồ và phải có người hướng dẫn. Không chỉ hướng dẫn về phương pháp, mà sự có mặt người hướng dẫn còn như một thứ kỷ luật buộc mình phải tôn trọng giờ giấc để không bị sự lười biếng chi phối. Tuy nhiên, tập được chừng hơn tháng, kết quả chưa thấy gì thì đã cảm thấy quá gò bó giờ giấc. Tôi lại bỏ ngang và từ đó không thiết tha đến những môn tập luyện đó nữa. Một người bạn có kinh nghiệm khá nhiều về môn khí công muốn chỉ dẫn cho tôi môn này, nhưng tôi cũng thấy có phần khó khăn nên lại nản, cũng không muốn thực hành nữa.

Một hôm tình cờ nhận được thư điện tử của một người bạn chuyển đến một bài viết về Đạt-ma… Dịch cân kinh. Lại Đạt-ma Dịch cân kinh. Lúc đầu tôi đã định xóa đi cho rảnh mắt, nhưng đọc thấy một ghi chú của người bạn: “Cố gắng đọc cho hết”. Bài viết này là trải nghiệm của một bác sĩ Việt kiều đang ở Mỹ. Ông ta muốn truyền đạt lại cho mọi người kết quả kỳ diệu của môn Đạt-ma Dịch cân kinh mà nhờ đó ông ta đã chữa được bệnh tiền liệt tuyến và nhiều chứng bệnh khác. Vì vậy mà tôi cũng cố gắng đọc hết. Trong bài viết này, tác giả nói rất chi tiết về Dịch cân kinh, nguồn gốc, nguyên lý của môn tuyệt kỹ này, và phương pháp của ngài Đạt-ma để lại cho đời sau không chỉ là những cái vẩy tay đơn giản như Dịch cân kinh đã từng được phổ biến rộng rãi trong nhân gian. Tuy nhiên, rốt cuộc thì cũng chỉ là những cái vẩy tay đó mà thôi. Câu ghi chú cuối cùng trong bài viết là: “”Ít nhất mỗi lần vẩy, cũng phải được 1.800 cái. Nếu có bệnh cần chữa thì phải sáng 1.800, chiều 1.800”. Thời gian mỗi cái vẩy tay trung bình chừng gần một giây đồng hồ và thời gian tập mỗi lần chừng nửa tiếng đến ba mươi lăm phút. Phương pháp là cố gắng tập trung để đếm số lần, không phải nghĩ ngợi lung tung để bị phân tâm. Nếu có bệnh thì có thể ngày tập hai lần, nhưng ít nhất là chừng nửa tiếng mỗi lần.

Đọc xong bài viết thì tôi mới nhận ra là từ trước mình làm không đúng phương pháp và lại bắt đầu việc tập luyện. Tuy nhiên, đã mất mấy tháng không nhận được kết quả rồi, nên lần này sự tin tưởng của tôi về việc luyện tập này chỉ còn một nửa và cũng không hẳn làm cho tôi hứng thú, nhưng vì chứng rối loạn tiền đình luôn luôn làm cho tôi khó chịu, nên lần này tôi cố gắng quyết tâm chịu khó. Dù sao, phương pháp này cũng là phương pháp dễ làm nhất.

Chỉ hơn một tháng kiên trì luyện tập, mỗi ngày mất chừng nửa tiếng đến 35 phút, thì tôi đã cảm thấy kết quả rõ rệt. Giấc ngủ yên bình, chứng rối loạn tiền đình bớt dần và tập được chừng ba tháng thì không thấy chứng chóng mặt thỉnh thoảng xuất hiện như hồi trước nữa.

Tôi đem chuyện tập Dịch cân kinh của tôi nói với một người bạn đang bị tiểu đường khá nặng, mỗi đêm phải thức dậy đôi khi đến năm bảy lần để đi tiểu tiện, và tôi bảo bạn tôi thử xem. Anh bạn tôi cũng đã trải qua một tâm trạng như tôi trước đây, nghĩa là đã từng thử tập như cách tôi đã từng, và dĩ nhiên là chẳng có kết quả gì cả. Lần này tôi cố gắng thuyết phục bằng cách đem trường hợp của tôi để dẫn chứng. Tôi không biết luyện tập Dịch cân kinh có thể chữa được chứng đi tiểu đêm của bạn tôi không, nhưng tôi nghĩ ông bác sĩ kia đã nhờ Dịch cân kinh mà chữa lành chứng tiền liệt tuyến, thì biết đâu chuyện tiểu đêm cũng liên hệ, và tôi cố gắng thuyết phục anh ấy.

Chừng hơn tháng sau, anh bạn gọi điện đến cho hay kết quả rất tốt và anh chỉ thức giấc một lần để đi tiểu đêm mà thôi.

Chuyện tập Dịch cân kinh làm tôi ngộ ra một điều: Biết hết và biết không hết. Cứ nghĩ là mình biết cả rồi vì dễ quá, nhưng không biết là mình “không biết hết”, rồi khi thấy có gì không ổn thì cứ nghĩ là điều mình biết không đúng. Đơn giản quá, có gì đâu mà phải tìm hiểu và… không hiểu? Mãi cho đến khi biết một cách rõ ràng thì mới thấy điều đó đúng. Điều này chẳng khác gì thay vì phải uống một viên thuốc để chữa bệnh thì chỉ uống nửa viên mà cứ cho rằng mình cũng đã uống thuốc. Như trên đã nói, Dịch cân kinh là môn tập luyện dễ nhất, đơn giản nhất so với những môn khác. Chỉ vì quá dễ, quá đơn giản cho nên mình cứ tưởng là đã thấu hiểu hết, đến khi tập không có kết quả thì lại cho là phương pháp đó không hay. Nếu hay thì sao lại đơn giản quá vậy? Con người thường có khuynh hướng coi trọng những cái rắc rối, phức tạp hơn là những cái đơn giản.

Biết hết đây không phải là cái gì cũng biết. Không phải là biết Dịch cân kinh thì phải biết yoga, biết khí công, hay phải biết cả thái cực quyền thì mới gọi là biết. Biết hết có nghĩa là biết một điều gì đó thì phải biết cho trọn vẹn, biết một cách tường tận điều đó. Kiến thức rộng không phải là cái gì cũng biết một cách mơ hồ, đại khái, dù là biết quá nhiều thế. Kiến thức cần phải sâu với bất cứ hiểu biết về một vấn đề gì. Thuộc kinh không phải là hiểu kinh. Thuộc kinh thì dễ, mà hiểu kinh mới là chuyện khó. Chú Đại bi là bài kinh khó nhớ nhất, vì lời kinh là tiếng Pali lạ hoắc, nhưng rất nhiều người đọc thuộc lòng một cách dễ dàng, vì ngày nào cũng đọc, đêm nào cũng đọc, nhưng thử hỏi mấy ai hiểu được lời? Không hiểu lời kinh thì có lúc đọc sai cũng chẳng biết là mình đọc sai. Hiểu được lời kinh thì mới biết là mình đọc đúng hay không. Biết là một chuyện mà ngộ được cái chân lý đó thì mới là điều quan trọng. Biết là chuyện bên ngoài và ngộ được bên trong cái chân lý đó, hai điều khác nhau hoàn toàn.
Từ chuyện tập Dịch cân kinh, tôi vô tình đã tìm được một điều khá hay và thực tiễn về những cái gọi là kiến thức

HOÀNG TÁ THÍCH

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 196

dịch cân kinh đạt ma dịch cân kinh tập thể dục sức khỏe yoga khí công luyện tập sức khỏe vẫy tay bồ đề đạt ma

Viết bình luận

Lưu ý : Các ý kiến viết bằng ngoại ngữ, tiếng Việt không dấu hoặc có tính chất quảng cáo sẽ không được đăng.
Cám ơn sự đóng góp và quan tâm của quý vị.

TIN LIÊN QUAN

TT-Huế: Tuệ Tĩnh đường Hải Đức chính thức tiếp nhận chữa trị bệnh nhân Covid-19

TT-Huế: Tuệ Tĩnh đường Hải Đức chính thức tiếp nhận chữa trị bệnh nhân Covid-19

Hơn 10.000 người dân Úc đòi bồi thường vì tác dụng phụ của vắc xin COVID-19

Hơn 10.000 người dân Úc đòi bồi thường vì tác dụng phụ của vắc xin COVID-19

Bình Thuận: Người từng ký văn bản thừa nhận năng lực của ông Võ Hoàng Yên lên tiếng

Bình Thuận: Người từng ký văn bản thừa nhận năng lực của ông Võ Hoàng Yên lên tiếng

Tiêu tùng gan, thận vì tin quảng cáo 'nhà tôi ba đời làm thuốc gia truyền' trên mạng

Tiêu tùng gan, thận vì tin quảng cáo 'nhà tôi ba đời làm thuốc gia truyền' trên mạng

Con trai nhà văn Sơn Tùng: 'Ông Võ Hoàng Yên chỉ chữa vận động cho cha tôi chứ không phải chữa bệnh'

Con trai nhà văn Sơn Tùng: 'Ông Võ Hoàng Yên chỉ chữa vận động cho cha tôi chứ không phải chữa bệnh'

Thích tắm gội khuya rồi đi ngủ cho mát, cô gái 22t bị liệt mặt, méo miệng

Thích tắm gội khuya rồi đi ngủ cho mát, cô gái 22t bị liệt mặt, méo miệng

Góc nhìn Phật giáo về việc cách ly tại nhà để phòng chống Covid-19

Góc nhìn Phật giáo về việc cách ly tại nhà để phòng chống Covid-19

Ai nên hạn chế ăn hồng giòn?

Ai nên hạn chế ăn hồng giòn?

Nhiều người Nhật từ chối điều trị để được chết già tự nhiên

Nhiều người Nhật từ chối điều trị để được chết già tự nhiên

Ai không nên ăn cay?

Ai không nên ăn cay?

Đừng phá thai, nếu lầm lỡ, hãy gọi hotline 091 789 4444

Đừng phá thai, nếu lầm lỡ, hãy gọi hotline 091 789 4444

70 cây thuốc nam chữa bệnh quý báu và phổ biến ở Việt Nam

70 cây thuốc nam chữa bệnh quý báu và phổ biến ở Việt Nam

Bài viết xem nhiều

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Toàn văn phát biểu của Đại diện nước Mỹ tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Ý nghĩa Phật đản: Trang nghiêm Giáo hội là củng cố ngôi Tăng bảo, duy trì mạng mạch Phật pháp

Ý nghĩa Phật đản: Trang nghiêm Giáo hội là củng cố ngôi Tăng bảo, duy trì mạng mạch Phật pháp

Có thể ban hành cái gọi là

Có thể ban hành cái gọi là "thông tư quản lý tiền công đức" hay không?

30 năm đi tìm tượng Phật sơ sinh cho ngày Phật đản

30 năm đi tìm tượng Phật sơ sinh cho ngày Phật đản

Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 - DL 2022

Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 - DL 2022

Vầng dương bừng chiếu – Cuộc đời thái tử Siddhartha

Vầng dương bừng chiếu – Cuộc đời thái tử Siddhartha

Phật giáo Thị xã Hồng Lĩnh tổ chức đại lễ Phật đản PL 2566 – DL 2022

Phật giáo Thị xã Hồng Lĩnh tổ chức đại lễ Phật đản PL 2566 – DL 2022

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Phật đản Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Phật đản Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

  • Tin tức
  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam
  • Quốc tế
  • Vesak
  • Xã hội - Tâm linh
  • Thông báo
  • Tu học
  • Tuổi trẻ - Nhật ký
  • Thiền tông
  • Tịnh độ
  • Mật tông
  • Tìm hiểu - Vấn đáp
  • Luận đàm - Giảng kinh
  • Phật pháp
  • Sự kiện - Vấn đề
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Đời sống
  • Nhân vật
  • Nghi lễ
  • Nghi lễ tổng hợp
  • Thư viện
  • Phật giáo Việt Nam
  • Bài giảng - Kinh
  • Phim-Nhạc Phật
  • Thơ -Truyện- Sách
  • Văn hóa
  • Phật sử-Tưởng niệm
  • Ngày truyền thống PG
  • Tác phẩm - Nghệ thuật - Đồ hoạ
  • Giáo dục - Nhân vật - Cộng đồng
  • Văn học - Tùy bút
  • Ý kiến - Trao đổi - Dư luận
  • Xuân
  • Hoằng pháp
  • Giới thiệu kinh - sách
  • Hoằng pháp
  • Tự viện
  • Miền bắc
  • Miền trung
  • Miền nam
  • Quốc tế
  • Ẩm thực
  • Lời Phật dạy
  • Tin tức - Ẩm thực chay
  • Thực phẩm - Thức uống
  • Từ thiện
  • Tin tức
  • Gương điển hình
  • Cần giúp đỡ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Facbook
  • Youtube
  • Twitter
  • Copyright NGUOIPHATTU.VN