;
Vô số kiếp quá khứ về trước bà đã từng gieo trồng phước đức và phát thiện tâm đời đời, kiếp kiếp, cung kính cúng dường những người tu hành chân chánh và luôn giúp đỡ chia sẽ khi gặp người bất hạnh. Do phước báo và việc làm tốt đẹp đó, nên đời nào bà sanh ra cũng làm một nữ nhân cao quý, không ai có thể bắt nạt, dù rằng bà sinh ra trong thể chế giai cấp trọng nam khinh nữ. Và bà ta có được năm sức mạnh của phái đẹp, mà những người phụ nữ khác không thể có được như nàng.
Năm sức mạnh đó là: nàng có một nhan sắc tuyệt đẹp, nàng có nhiều tài sản thọ dụng không bao giờ hết, nàng có nhiều bà con quyến thuộc, nàng có nhiều con trai, nàng có giới đức trong sạch. Theo quan niệm khi xưa phụ nữ được coi là phái yếu được đấng tối cao sinh ra để phục vụ cho đàn ông, có nhiệm vụ sinh đẻ và nuôi dạy con cái trong nhà. Có lẽ phụ nữ chân yếu tay mềm và nhiều tình cảm dạt dào nên cần phải nương tựa đàn ông, được phái mạnh yêu thương, che chở và bảo vệ. Ngày nay ta không thể gọi phụ nữ là phái yếu nữa mà phải gọi là phái đẹp vì họ chẳng yếu chút nào, nhất là những phụ nữ có sắc đẹp, tiền bạc, bà con, con trai và có giới hạnh đầy đủ tuyệt vời. Nhờ biết vận dụng và phát huy hết tài năng của mình, phái đẹp luôn làm đàn ông phải “đổ nước, nghiêng thành”. Đẹp đẽ và tài năng, luôn làm cho phụ nữ thăng tiến một cách nhanh chóng và được nhiều người mến mộ. Đó là một sức mạnh làm cho nhiều cánh đàn ông, đắm đuối mê say mà không thể nào làm tổn hại thanh danh.
Sự giàu sang phú quý cũng làm tăng thêm sức mạnh của phụ nữ, bởi mãnh lực của đồng tiền có thể sai khiến nhiều người làm theo ý mình. Và ở điểm này phụ nữ có thể hơn đàn ông về tiền bạc thế lực, còn lo tròn việc nuôi dạy con cái quả là một việc khó làm đối với đàn ông. Song vào thời Phật hiện hành phụ nữ bị coi là món hàng để phục vụ cho đàn ông, phụ nữ thường bị coi rẽ và khinh chê, nhưng nàng Tỳ xá khư đã vượt qua rào cản đó và đã chuyển được gia đình nhà chồng tâm phục, khẩu phục. Bà ta có đông đảo bà con quyến thuộc ai cũng kính mến tôn trọng và thường xuyên bảo vệ ủng hộ bà. Và có con trai để kế thừa tông đường theo quan niệm khi xưa.
Người phụ nữ có sắc đẹp và làm được nhiều lợi ích lớn lao, so ra vẫn hơn đàn ông nhiều, vì còn phải có trách nhiệm bổn phận thiên chức làm mẹ và nuôi dạy con cái. Nhưng sức mạnh cao quý nhất của họ là đức hạnh, là thước đo hoàn mỹ nhất của phái đẹp, nhất là người nữ sống trong thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ. Chính đức hạnh và nhân cách cao thượng của phái đẹp đã làm cho xã hội, chấp nhận tôn trọng mọi người đều bình đẳng như nhau, để lại ấn tượng khó phai trong lòng mọi người. Tuy nhiên đức hạnh không thể bình thường dễ dàng mà đạt được, nó đòi hỏi mọi người chúng ta phải cố gắng ra công học tập, rèn luyện và nổ lực một cách tinh cần mới được. Người phụ nữ ngoài công, dung, ngôn, hạnh, cần phải phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối hại người, không cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập ma túy là nền tảng căn bản giúp người phụ nữ vượt qua rào cản của trọng nam khinh nữ.
Đã là phụ nữ thì phải đẹp và có đức hạnh, thì càng làm cho giá trị phái đẹp càng được tôn trọng và yêu thương hơn. Xưa nay ông bà ta thường nói, “ cái nết đánh chết cái đẹp” là người phụ nữ nhất là các cư sĩ Phật tử cần biết, bốn sức mạnh nhan sắc, tiền bạc, quyến thuộc và con trai không bền vững, chỉ tạo nên hạnh phúc sung mãn về vật chất, chớ không đem đến hạnh phúc lâu dài trong hiện tại và tương lai. Chỉ có sức mạnh về giới hạnh, mới đem lại hạnh phúc lâu dài cho người phụ nữ.
Bà Tỳ Xá Khư là một người phụ nữ có sức mạnh về vật chất lẫn tâm linh, nên bà đã chuyển hóa chồng và quyến thuộc nhà chồng, mở ra trang sử mới về sự bình đẳng của nam nữ. Từ nhỏ bà đã có phong cách tuyệt vời của một người phụ nữ tài ba xuất chúng về mọi phương diện, khi còn là một cô gái độ mười lăm mười sáu tuổi cùng với các người hầu gái định đến một bờ sông để tắm. Bất thần trời mưa to các người hầu gái đều nhanh chân chạy vào đục mưa trong nhà, riêng nàng vẫn bình thản và ung dung đi bình thường, để cho trời mưa làm ướt hết đồ khi vào đến nhà.
Lúc này có các ngài Bà la môn đang vâng lệnh một đại phú gia giàu có nhất nhì trong nước, để kén chọn một người phụ nữ lý tưởng về làm dâu trong nhà mình. Về phước tướng nàng đã đạt được năm vẽ đẹp và quý phái của người phụ nữ, nhưng các Bà la môn vẫn thắc mắc tại sao khi gặp trời mưa các hầu gái đều bỏ chạy hết để kiếm chỗ đục mưa, còn cô thì không chạy mà thản nhiên ung dung đi bình thường, để bị mưa làm ướt đồ hết. Nàng nói, tôi là một đàn bà nếu chạy nhanh sẽ mất đi vẽ đẹp của phái nữ, bị người đời chê trách thô tháo như đàn ông. Không xứng đáng là một phụ nữ có đầy đủ công, dung, ngôn, hạnh, thì sẽ bị mọi người chê trách. Quả thật nàng đúng là một người phụ nữ lý tưởng và tuyệt vời. Các Bà la môn yêu cầu cô dẫn về nhà và các ngài đã trình bày mục đích tìm một phụ nữ toàn mỹ, để cưới vợ cho con trai mình là một đại phú gia giàu có. Cha nàng liền hỏi ý kiến con gái mình có đồng ý không? Nàng liền chấp nhận và rất là vui vẽ.
Thế là bên nhà chồng liền sắp đặt lễ cưới và cho người làm lễ rước dâu vài ngày sau đó, một đám cưới lớn nhất chưa từng có từ trước đến nay. Về phần cô thì cha mẹ ruột cho rất nhiều ngọc ngà châu báu, vàng bạc không thể tính đếm hết cùng tất cả người hầu kẻ hạ. Để mừng ngày cưới vợ cho con, ông già chồng đã cho mời năm trăm đạo sĩ tu theo phái khổ hạnh ép xác, lõa thể đến để cúng dường chúc mừng ngày thành hôn của đôi trẻ. Vâng lời cha chồng cô đến cúng dường các đạo sĩ lõa thể, làm cho cô bất bình và không hài lòng bỏ về phòng riêng. Các đạo sĩ lõa thể lên tiếng chê trách cha chồng cô, sao không biết tìm cô con dâu hiền thục khác. Trên thế gian bộ hết phụ nữ rồi sao, mà ông đi cưới một cô gái xúi quẩy như vậy làm mất danh giá nhà ông. Bị sự chê trách của các đạo sĩ, cha chồng cô không được hài lòng lắm, nhưng chưa có cớ gì để nói đứa con dâu mới cưới.
Một hôm ông đang ăn món cháo cao cấp với mật ong đựng trong đĩa bằng vàng, có một thầy Tỳ kheo vào nhà khất thực, cha chồng cô nhìn thấy nhưng giả bộ làm lơ cô đứng kế bên mới lên tiếng, xin thầy đi đến nhà khác vì cha chồng con đang ăn món cháo thiu. Ông nghe nói vậy tức quá, liền đuổi cô ra khỏi nhà ngay lập tức. Cô không chịu nên thưa lại với cha chồng, con phạm lỗi gì mà phải bị trục xuất ra khỏi nhà. Con không phải là cô gái lăng loàng mất nết, đến nỗi phải bị cha đuổi mà không có lý do chánh đáng.
Trước khi về nhà chồng cha con có giao cho tám gia chủ bảo hộ, nếu con có lỗi lầm thật sự xin cha cho mời tám gia chủ đến đây, để phân xử một cách công bình. Thứ nhất tôi đang ăn món cháo thượng vị, mà nó nói tôi ăn cháo thiêu nên mời vị sa môn đi nơi khác, nó dám phỉ báng tôi trước mặt người ấy. Thứ hai là nữa đêm đi ra sau nhà có các tớ gái tớ trai theo sau để làm gì? Cô giải thích vì có con ngựa giống mới đẻ, nên cô phải ra kiểm tra coi mọi người chăm sóc thế nào? Vì con thấy cha chồng con không muốn gieo ruộng phước cúng dường với thầy, nên con mới nói cha con ăn món cháo thiêu. Các vị gia chủ đều nói, vì ông không gieo phước điền mới vậy có gì là sai? Hai lý do trên đều hợp lý, vậy con dâu ông có lỗi gì? Không bắt được hai lỗi ấy, ông già chồng xoay ý kiến về buổi đầu trước khi nàng lên xe hoa về nhà chồng, mẹ nàng đã từng dạy dỗ, con thường xuyên mặc đồ đẹp, ăn đồ ngon và hằng ngày soi gương.
Dạ thưa cha, mẹ con dặn phải mặc đồ đẹp là hằng ngày con phải giữ gìn quần áo giặt sạch sẽ để tiếp đãi khách quý của cha. Phải ăn ngon là con phải ăn sau, khi đói mới ăn và không kén thức ăn ngon dỡ, hằng ngày soi gương là ý mẹ con nói mỗi ngày phải dậy sớm, dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa ngăn nắp và ngủ sau tất cả mọi người. Tám gia chủ sau khi nghe bà trình bày, mới quay sang ông già chồng của cô, hỏi rằng vậy con dâu ông có lỗi chỗ nào mà ông đuổi đi? Kể từ đó ông ta càng nể phục và quý mến cô con dâu hơn nhiều, coi nàng như là vị cứu tinh của đời mình.
Trong vai trò bổn phận làm vợ, làm dâu, có lẽ đẹp nhất và dễ thương nhất là khi nàng dâu mới về nhà chồng. Và hiếm khi các nàng dâu giữ được sự hiền thục được lâu dài. Riêng bà Tỳ xá khư không những giữ được nét đẹp hiền thục, mà còn làm cho cha chồng mến mộ và quý kính. Cuộc đời của bà Tỳ xá khư là tấm gương sáng chói về công dung ngôn hạnh, xứng đáng cho hàng tín nữ thời hiện đại chúng ta bắt chước noi theo. Bà là người phụ nữ đầu tiên có công thỉnh Phật cho hàng cư sĩ tại gia, được thọ trì bát quan trai tu tập hạnh xuất gia một ngày một đêm tại chùa, để gieo chủng duyên lành với Tam bảo. Trước khi lên xe hoa về nhà chồng, bà được cha mẹ ruột tặng cho chiếc áo choàng đáng giá gần trăm triệu tiền vàng. Một hôm bà đi nghe pháp tại tịnh xá Kỳ viên, đến nơi bà nhờ tỳ nữ giữ dùm chiếc áo choàng dùm, nhưng khi ra về vị nữ tỳ sơ ý để quên lại chiếc áo choàng trong tịnh xá. Với tấm lòng từ bi bao dung và tha thứ, bà không rày la người tỳ nữ, mà chỉ nhờ đến tịnh xá coi có quý thầy nào giữ dùm hay không. Ngài A nan biết áo của bà bỏ quên nên đã cất giữ và đã trao trả lại cho bà. Riêng bà thầm nghĩ để làm một phước lớn lao, nhân dịp chiếc áo bị bỏ quên bà sẽ bán chiếc này để xây dựng tăng xá cho chư tăng ni có chỗ nghĩ ngơi tu học. Nhưng gì chiếc áo quá đắc giá nên không ai mua nỗi, bà tự nguyện mua lại và lấy số tiền đó để xây dựng tăng xá.
Ngoài việc sắp xếp lo chu tòan việc trong gia đình và phục vụ đóng góp lợi ích cho nhà chồng bà là một người con dâu mẫu mực, quán xuyến quản lý tốt đẹp tất cả. Thuyết phục gia đình chồng tín kinh Tam bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho bà thường xuyên cúng dường tứ sự, cúng dường Tam bảo và không quên giúp đỡ người bất hạnh. Một hôm bà cùng người thân cúng dường trai tăng, vô tình cô tỳ nữ làm bể chén kiểu quý. Ngài Xá lợi phất sợ bà đánh đuổi cô nữ tỳ nên khuyên bà bằng bài pháp vô thường. Lúc này Tỳ xá khư mới nói rõ một sự thật hết sức đau lòng, trong lúc bà đang cung kính cúng dường chư tăng, các con của bà đã bị giết hại hết rồi, do bọn nịnh thần tâu dối. Bà vẫn an nhiên tự tại lo tròn buổi lễ cúng dường như không có chuyện gì xảy ra, huống hồ là những cái chén bể vô tri vô giác kia. Bà quả là một phụ nữ Phật tử tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại, xứng đáng cho hàng phụ nữ ngày nay chúng ta noi theo.
Trong thời phong kiến, nhất là tập tục trọng nam khinh nữ đã làm cho người đàn bà phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ, mà đấng thượng đế đã ghán cho theo quan niệm khi xưa. Bà đã làm một cuộc cách mạng, gieo tiếng chuông tỉnh thức và bình đẳng giữa con người với nhau. Bà là một người phụ nữ mẫu mực và thành công trên đường đời, về phương diện gia đình bà là một người vợ lý tưởng lo vuông tròn mọi việc trong nhà. Bà khéo léo quán xuyến điều hành và quản lý nhân sự, từ tôi tớ cho đến nhân công được cha chồng tán thán khen ngợi, thường phụ nữ thời đó bị xem thường, bị khinh khi nhưng bà đã vượt qua rào cản đó. Về mặt đạo đức tâm linh bà là một Phật tử thuần thành, luôn gìn giữ năm điều đạo đức và thường xuyên thọ trì bát quan trai giới. Bà lúc nào cũng cung kính cúng dường Tam bảo, cúng dường tứ sự cho chư Tăng và luôn chia sẻ giúp đỡ người bất hạnh khốn khó.
Bà là người phụ nữ tuyệt vời có một không ai trong lịch sử nhân loại, là một Phật tử thuần thành có niềm tin sâu với ngôi tam bảo. Và bà là tấm gương sáng chói xứng đáng cho hàng phụ nữ ngày nay noi theo, với những việc làm không thể nghĩ bàn. Bà đã và đang thực hiện, tám nguyện vọng chân chánh giúp cho Phật pháp được lan rộng đến bây giờ.
Một, được cúng dường áo mưa cho Thế tôn và chúng tăng trong mùa mưa.
Hai, được cúng dường tứ sự các Tỳ kheo mới gia nhập tăng đoàn.
Ba, được cúng dường thức ăn và tiền cho các Tỳ kheo du phương hành cước.
Bốn, được cúng dường các tỳ kheo bệnh thuốc thang đầy đủ.
Năm, được cúng dường thức ăn thích hợp cho các Tỳ kheo bệnh.
Sáu, được cúng dường các Tỳ kheo chăm sóc người bệnh.
Bẩy, được cúng dường thức ăn nhẹ cho tăng đoàn.
Tám, được cúng dường đồ tắm cho các Tỳ kheo ni.
Tóm lại, qua bài kinh nhân quả đức Phật đã chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng không có gì là cố định cả. Từ con người cho đến muôn loài muôn vật đều chịu sự chi phối và vận hành của nhân quả, không có cái gì do một nhân mà hình thành. Tối hay sáng, tốt hay xấu, giàu hay nghèo, sang hay hèn, quý hay tiện đều do con người tạo lấy, mọi thứ đều có thể thay đổi được nếu chúng ta cố gắng quyết tâm, kiên trì, ý chí, chịu đựng và bền bỉ lâu dài.