;
Sáng 30/12/2016, tại VP 2 trung ương GHPGVN - Thiền viện Quảng Đức, phân ban Ni giới đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Phật sự năm 2016, dưới sự chứng minh của HT.T.Đức Nghiệp, phó pháp chủ, HT.T.Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS T.Ư và một số chức sắc Trung ương Giáo hội. Các viên chức An ninh, Nội vụ Tôn giáo cũng có mặt. Gần 200 Chư tôn đức Ni và đại biểu ni giới tham dự.
Phân ban Ni giới trực thuộc Ban Tăng sự, ra đời và nổi bậc nhất qua sự kiện đại hội "con gái đức Phật" vào năm 2010 tại Sài gòn, quy tụ hội chúng Tỳ-khưu-ni và cận sự nữ Nam- Bắc tông khắp thế giới trên 200 vị về tham dự. Rồi đây, 2017 cũng sẽ chuẩn bị cuộc tao ngộ những người "con gái Đức Phật" tại Tỉnh Bình Dương.
Ni giới Việt Nam, qua các thời kỳ sinh hoạt nội bộ, cũng như xã hội, đã chứng tỏ tính năng động không thua chư Tăng. Tuy hoạt động như thế , nhưng về mặt tâm linh hành trì, chư Tôn đức Ni cũng đã tỏa sáng những bậc chân đức như sư bà Diệu Không, sư bà Hải Triều Âm...mà trong quá khứ, chư Thánh ni đã làm rạng danh nữ tu trong giáo đoàn của Phật như:
-Ni trưởng Mahā Pajāpatī Gotamī (Vị Ni trưởng thánh hạnh và gương mẫu)
-Tỳ-khưu-ni Yasodharā (Bậc đại thần thông)
- Thánh nữ Visākhā (Nữ đại thí chủ)
- Tỳ-khưu-ni Khemā (Trí tuệ đệ nhất)
- Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā (Cô gái hoa sen)
- Hoàng hậu Sāmāvatī hiền đức và pháp sư thị nữ Khujjuttarā lưng gù
- Tỳ-khưu-ni Dhammadinnā (Thuyết pháp đệ nhất)
- Nữ Thánh đệ tử Uttarā và cô kỹ nữ Sirimā
- Tỳ-khưu-ni Bhaddā Kuṇḍalakesā (Nữ đạo sĩ tóc quăn biện tài)
- Tỳ-khưu-ni Paṭācārā (Đệ nhất thông Luật)
- Tỳ-khưu-ni Ambapālī (Hoàng hậu kỹ nữ)
- Tỳ-khưu-ni Kisā-Gotamī (Đệ nhất mặc y thô tháo)
- Phải chăng, đây là điểm ưu việt mà thời kỳ các tôn giáo tại Ấn nữ giới chưa hề được chấp nhận.
Sinh hoạt văn hóa do Ban văn hóa khởi xướng, ni giới cũng đã thề hiện sự sáng tạo qua những gian hàng tại chùa Phổ Quang, Tân Bình. Về mặt tu học, ni giới từng có những vị Tiến sĩ, thạc sĩ, đóng góp không nhỏ trong việc giáo dục Phật giáo trong các trường phật học và mầm non.Tuy nếp sống khiêm tốn nhưng không thiếu sự năng động. Phân Ban ni giới cũng hoạt động không ngừng chia nhau về các vùng miền để thăm nom, khích lệ, trao đổi công tác phật sự ni giới địa phương, chung tay giáo hội, và chỉnh đốn thân giới. Trong cuộc Hội thảo, báo cáo tổng kết cho biết các hoạt động thường niên như giổ tổ Kiều Đàm Di và tưởng niệm chư vị Tổ Ni tiền bối, thăm viếng các trường hạ ni.
Hoạt động chuyên ngành đã thống kê số lượng chư Ni và danh mục tự viện. Qua tổng kết gồm 22 đơn vị Tỉnh thành có 5.692 cơ sở và 138.084 chư Ni. Đặc biệt, trong bản tổng kết không thấy số chư Ni và cơ sở tự viện tại Thành phố trọng điểm ở Sài gòn.
Phân ban Ni giới cũng có các tiểu ban như: Giám luật & nghi lễ, tiểu ban Văn hóa, tiểu ban Từ thiện xã hội,tiểu ban Hoằng pháp,tiểu ban Phật giáo quốc tế, tiểu ban Thông tin truyền thông.
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 15 địa bàn các Tỉnh thành vẫn chưa thành lập được Phân ban Ni giới, trong đó có Dak nông - Quảng Bình - Hà Tĩnh - Hòa Bình- Hải Dương - Hải Phòng - Phú Thọ - Thái Nguyện - Lạng Sơn - Sơn La - Yên Bái - Cao Bằng - Tuyên Quang -Bắc Cạn - Điện Biên. Nguyện vọng đề bạt của phân ban Ni giới là chư Tăng không độ tín nữ xuất gia tu học.
Tóm lại, hội nghị Tổng kết của Phân ban ni giới về hình thức là sinh hoạt hành chánh, nhưng về đạo cách Ni phong vẫn còn ẩn tàng những nét đặc thù của những cá nhân mà quá khứ trong giáo đoàn cũng như tín đoàn có những nữ nhân khả kính như:
- Bà Visākhā (Đại thí chủ)
- Hoàng hậu Mallikā (Nữ cận sự xuất sắc)
- Hoàng hậu Sāmāvatī (Từ ái dịu dàng)
- Thị nữ lưng gù Khujjuttarā (Đệ nhất thuyết pháp)
- Cô Uttarā (Năng lực tâm từ)
- Cô Sirimā (Kỹ nữ nổi danh)
- Bà Mẹ Mātikagama (Người hộ độ hy hữu)
- Nữ thí chủ Suppiyā (Cúng dường thịt đùi)
- Hoàng hậu Mahāyānā (Phật mẫu)
- Cô gái con người thợ dệt (Vào dòng trước khi chết)
- Cô bé Puṇṇā và nàng Sujātā (Cúng dường vi diệu)
Phân ban Ni giới đã có mặt và sinh hoạt song hành với các Ban ngành trong hệ thống giáo hội, vẫn còn đâu đó một số chư Ni vẫn chưa được quan tâm đúng mức hỗ trợ cho họ kịp tiến với giòng chảy trong thời hội nhập hiện nay.Dẫu sao, Ni giới hiện nay vẫn là một tổ chức trong một tổ chức có nhiều thành tích đáng ghi nhận.