;
Tới tham dự và chứng minh sự kiện này có sự hiện diện của HT.Thích Viên Giác, Phó trưởng Ban Văn hóa Phật giáo thành phố, TT.Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng HVPGVN, Trưởng Ban Văn hóa Phật giáo thành phố, TT.Thích Đức Trường, Phó tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học, ĐĐ.Thích Phước Tiến, ĐĐ. Thích Lệ Minh, đồng Phó trưởng Ban Văn hóa Phật giáo thành phố, ĐĐ. Thích Phước Huệ, Phó ban kiêm chánh thư ký Ban Văn hóa Phật giáo thành phố, Ni trưởng Thích Nữ Như Cương, Phó trưởng Ban cải cách Ni giới TW, Ni sư Thích Nữ Huệ Liên, Phó Ban hoằng pháp TW, cùng các chư tôn đứv Tăng Ni, các thành viên trong Ban Văn hóa, các chư Tăng chùa Phổ Quang và các Phật tử cùng tham dự. Về phía khách mời danh dự là các nhà khoa học đã đáp lại lời mời của Ban tổ chức gồm có các Giáo sư, tiến sĩ, các ban ngành trong thành phố cũng đã có mặt tham dự trong buổi lễ khai mạc.
Mở đầu chương trình, HT. Thích Viên Giác, Phó trưởng Ban Văn hóa Phật giáo TP. HCM, đã phát biểu khai mạc chương trình lễ hội Văn hóa Dân tộc và Phật giáo với chủ đề "Xuân muôn phương".
Đây là lần thứ 3 lễ hội Văn hóa được diễn ra tại đây, trong lễ hội lần này với nội dung bao gồm: tranh ảnh, cổ vật, nghệ thuật trang trí không gian Phật giáo, góc Ông đồ và các loại hình văn hoá khác… của 30 tác giả với 400 tác phẩm, trong đó có 3 tác phẩm là người nước ngoài.
Buổi lễ cũng được nghe những lời Đạo từ của TT.Thích Nhật Từ, Trưởng Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM. Thượng tọa đã nhiệt liệt tán dương và ghi nhận công đức của các văn nghệ sĩ đã nỗ lực cho chương trình này. Nhân dịp này, Thượng tọa cũng nói sơ qua bối cảnh Văn hóa Phật giáo Việt Nam nói riêng và Văn hóa Phật giáo nói chung với 5 phương diện sau:
1- Di sản Văn hóa Phật giáo:Trải qua 2604 năm tính từ thời điểm Sa-Môn Gotama từ bỏ cơ hội làm vua Trở thành Phật Thích Ca giác ngộ dưới cội cây Bồ đề... Văn hóa Phật giáo đã trở thành vầng trăng cho đời sống tinh thần và là vầng thái dương cho đời sống nội tĩnh mà theo đó chúng ta có sự đa dạng về văn hóa Phật giáo, bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể...GHPGVN đã có chủ chương duy trì tất cả các di sản Văn hóa vốn có...
2- Văn hóa qua Kiến trúc và Mỹ thuật: Mặc dù bị Trung Quốc đô hộ qua 1000 năm, nền văn hóa kiến trúc Việt Nam vẫn phát triển để lại dấu ấn từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ X... Đầu thế kỷ XI là thời kỳ bắt đầu cho một thời kỳ thể hiện tính độc lập chủ quyền dân tộc về chính trị, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, nói chung là mọi phương diện đời sống của dân tộc Việt Nam ra khỏi ách nô lệ về mọi phương diện tức là nền văn hóa từ Trung Quốc... Trong 3000 năm lịch sử Trung Quốc đã xâm năng Việt Nam 66 lần... Kiến trúc Mỹ thuật của nền văn hóa Việt Nam là một chứng minh rất có ý nghĩa để đất nước chúng ta xử dụng văn hóa Phật giáo Việt Nam thành các dấu mốc chứng minh chủ quyền của dân tộc Việt Nam...
3- Văn hóa về Pháp phục: vì ảnh hưởng từ nền văn hóa Phật giáo Trung Quốc, các pháp phục của Tăng Ni Việt Nam ít nhiều cũng ảnh hưởng về văn hóa về phương diện pháp phục ...Trong nỗ lực xâm lượng Việt Nam về văn hóa từ Trung Quốc, về phương diện này GHPGVN và HĐTS TW đã giao cho Ban văn hóa TW tạo ra các điển mẫu về pháp phục cho Tăng Ni với phong cách thể hiện họa tiết nền văn hóa pháp phục Việt Nam để Phật giáo Việt Nam không bị hòa lẫn với Phật giáo Trung Quốc, Đài Loan, Hồng-Không, Ma-Cao.
4- Văn hóa qua ngôn ngữ chữ viết: Khoảng 100 năm trở về trước Tăng Ni Việt Nam có thể đọc, viết và truyền thông với nhau bằng ngôn ngữ Hán-Việt. Do lợi thế pháp ngữ về Hán-Việt nên kinh điển, sách vở, ngôn ngữ hoằng pháp của người Việt Nam phần lớn là dựa vào Hán Việt...Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì vai trò của Hán-Việt bị mờ nhạt thì tất cả các kinh điển, nghi thức tụng niệm cần phải dựa trên ngôn ngữ tiếng Việt và thông qua đó chúng ta dễ ràng giúp cho người Việt Nam tiếp cận được nền văn hóa đặc sắc thông qua chữ viết. Chúng ta cần phải đề cao nền độc lập chủ quyền thông qua chữ viết.
5- Văn hóa Phật giáo qua các hoạt động nghệ thuật: như Triển lãm, biểu diễn Nghệ thuật, Điện ảnh các bộ phim về Phật giáo, Âm nhạc v.v... về phương diện này chúng ta đang làm tương đối tốt...
Sau phát biểu của TT.Thích Nhật Từ là phần trao tặng bằng Công đức cho các cá nhân có nhiều đóng góp cho chương trình hoạt động văn hóa Phật giáo năm 2015 nói chung và chương trình lễ hội văn hóa "Xuân Muôn Phương" này nói riêng.
Lễ cắt băng khánh thành được diễn ra sau những tiết mục ca nhạc thật đặc sắc của "cây nhà lá vườn" và hòa tấu của dàn nhạc dân tộc đã kết thúc buổi khai mạc chương trình lễ hội Văn hóa Dân tộc và Phật giáo với chủ đề" Xuân muôn phương".
Xuân muôn phương đã trở thành nghệ thuật, đem niềm vui nụ cười hỉ lạc, bao dung đến cho đời, một mùa xuân tâm linh trên thành phố Hồ Chí Minh.
Chư Tôn đức chứng minh
HT. Thích Viên Giác phát biểu khai mạc.
TT. Thích Nhật Từ phát biểu.
Tặng bằng công đức
Cắt băng khai mạc.