;
Miếu Xa Vùn nơi thờ 12 tên giặc. |
Ông Hoàng Văn Dư, thổ nhang miếu Xa Vùn kể lại: Miếu Xa Vùn có từ thời gian nào đến nay không ai rõ. Chỉ biết từng lớp người này đến lớp người khác ở Trấn Yên thay nhau cúng tế miếu Xa Vùn. Những lớp người đi trước kể lại, tục hóa trang người thành quỉ có cùng thời gian với việc xuất hiện miếu Xa Vùn. Tục này cứ đúng 3 năm lại tổ chức một lần vào ngày rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, cách đây khoảng 10 năm tục này đã thất truyền. Nhưng trước những sự việc về nhiều người bị điên khi "phạm luật miếu" nên người dân đã tái tổ chức lễ hội Ná Nhèm. Điều này cũng nhận được sự ủng hộ từ các cơ quan chức năng của địa phương. |
Những người dân thôn Khưa Cả tập trung kể về những người hóa điên vì vi phạm "luật miếu". |
Miếu nằm dưới chân đồi nghiến cổ thụ, kỳ bí. |
Lý giải về phong tục vẽ mặt người giống quỷ, TS Nguyễn Thị Ánh Hồng, Khoa Văn hóa Phát triển, Học viện Báo chí - Tuyên truyền cho biết: Tập tục hóa trang xuất hiện từ thời kỳ Văn Lang và phổ biến ở một số dân tộc ít người. Người dân quan niệm rằng, với việc hóa trang sẽ giúp họ đuổi được tà ma, quỷ dữ và đánh lừa thần linh, muông thú... Tập tục này xuất hiện ở khá nhiều nơi trên thế giới, đặc bệt là vùng Amazon, châu Mỹ... Ở Việt Nam, tập tục này chỉ có ở một bộ phận người Tày, Mông đen và người Dao. Khi nghiên cứu tập tục này, nhiều nhà nghiên cứu đã đào sâu vào những góc độ khác nhau như tính biểu tượng, hay ý nghĩa của những hoa văn trong trang phục hóa trang... Chẳng hạn khi người dân lấy hình mặt trời che lên mặt khi hóa trang thì dẫn người ta đi đến suy luận về một tín ngưỡng rất cổ xưa về việc thờ thần mặt trời. |