;
Hà Tĩnh:Chùa Giai Lam tưng bừng diễu hành cờ hoa mừng Phật đản PL: 2556
Hà Tĩnh: Hàng ngàn người tham dự lễ cầu an và nhận lộc đầu năm
Người Phật tử nên đi chùa như thế nào để được an lạc và hạnh phúc?
Hà Tĩnh : Chùa Giai Lam Tổ chức đại lễ Vu lan báo hiếu PL2555
Đến tham dự và chứng minh buổi lễ có: Đại đức Thích Tâm Quán- trụ trì chùa Diên Quang – Bắc Ninh; Đại đức Thích Tâm Thành - Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng - Trưởng Ban Hoằng pháp PG tỉnh Nghệ An–Trụ trì chùa Cổ Am - Nghệ An; Đại đức Thích Tâm Ân – Đại đức Thích Tâm Kiên – chư Tăng chùa Hoằng Pháp;
Trong bầu không khí ấm áp và thời tiết tuyệt đẹp của mùa xuân, tại buổi lễ đã có hơn hai ngàn Phật tử và người dân lân cận về tham dự.nguoiphattu.com
Mở đầu buổi lễ, thay mặt toàn thể Phật tử và đại chúng, cư sĩ Phúc Đạo có lời tác bạch và lời chúc tân xuân gửi tới chư tôn đức, trong sự xúc động, thành kính và thắm đượm tình thầy trò.
Ghi nhận, tán thán công đức tu học của các Phật tử trong những năm qua, cũng như động viên sách tấn quý Phật tử tiếp tục tinh tấn phát huy tinh thần tu học trong năm mới, Đại đức Thích Tâm Quán có thời pháp ngắn, trong thời pháp của Thầy có đoạn nêu rõ về ý nghĩa mục đích, và những lợi lạc trong việc người Phật tử cử hành nghi lễ cầu an.
Theo Đại đức Tâm Quán- nghi lễ cầu an là một phong tục tập quán lâu đời của người dân Việt do ảnh hưởng nền văn hóa tín ngưỡng từ Trung Hoa, cầu an theo tinh thần nhà Phật, và với những người Phật tử thuần thành, là không làm những việc ác, hằng ngày không gây ra nỗi khổ niềm đau cho nhân loại và chúng sinh, cầu cho mình an cũng đồng nghĩa với việc cầu cho chúng sinh và những người xung quanh mình được hưởng những điều an vui như mình vậy, chúng ta, mỗi người con Phật, cần tinh tấn tu học để chuyển hóa những cái xấu, những nghiệp bất thiện trong quá khứ, để đời sống hằng ngày được an lạc, hạnh phúc, còn nếu chỉ cầu không thôi (không tu sửa thân tâm, làm lành, lánh dữ) mà được an thì ai ai cũng làm việc bậy và đầu năm cứ đến chùa cầu an là xong! điều này không đúng với tinh thần giáo lý của nhà Phật, cũng như đó là điều không bao giờ xảy ra trong cuộc sống – thầy Tâm Quán nhấn mạnh !
Tuy nhiên, chúng tôi được biết, hiện nay nhiều chùa vẫn thực hiện việc cúng sao, thậm chí khi phát lộc còn có những câu thơ, những dòng chữ văn xuôi đoán mệnh theo kiểu xin xăm ... việc làm này, nếu với mục đích chính là hằng thuận và hướng niềm tin Tam Bảo vào Phật tử, cũng như trợ giúp tinh thần cho họ trong cuộc sống hiện tại, và dần chuyển hóa họ theo tinh thần tu học giáo pháp của Đức Phật thì có thể chấp nhận được, nhưng nếu cứ duy trì theo năm này qua tháng nọ thì cũng nên phải xem xét lại về tinh thần hoằng dương chánh pháp.
Chùa Tịnh Pháp (Giai Lam Tự), là một ngôi chùa hoang sơ nghèo khó, phải nói là rất hoang sơ. Qua thầy Tâm Phong và các Phật tử chúng tôi được biết tinh thần tu học và Hoằng dương Phật pháp luôn được sự quan tâm đặc biệt và đặt lên hàng đầu của chư Tăng và sự hợp lòng nhất trí của các Phật tử, luôn lấy tu học làm thước đo và nền tảng để thu hút Phật tử về chùa, xiển dương chánh pháp với mục đích cao cả, mang lại lợi lạc cho chúng sanh, cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Được biết, hiện nay chư Tăng bổn tự, và toàn thể Phật tử cầu mong hồng ân Tam Bảo gia hộ để sớm có được ngôi giảng đường cho thiện tín thập phương sớm tối về đây tu học, làm nơi tổ chức các Phật sự, giúp người dân có cơ hội đến với Phật pháp.
Qua bài viết này chúng tôi – những người tham dự buổi lễ cầu an hôm nay, đã cảm nhận rõ nhất những điều lợi lạc, an vui, qua vài lần đến chùa chiêm bái chúng tôi nhận thấyở đây tất cả đều miễn phí, và không bao giờ kêu gọi Phật tử đóng góp thật thấy thương cho quý thầy và các Phật tử. Thay lời ngỏ cho bổn tự và toàn thể Phật tử, chúng tôi thiết kính mong Qúy vị, những con em trong tỉnh nhà đang xa xứ lập nghiệp làm ăn, những tổ chức, các gia đình hãy hướng tâm về cõi Phật, rộng lòng Bồ tát, phát tâm Bồ đề, chung tay góp sức hộ trì Tam Bảo, cúng dàng công đức giúp chùa Tịnh Pháp (Giai Lam Tự) sớm có ngôi giảng đường làm nơi tu học, giảng pháp cho bà con nghèo.
Trở lại với buổi lễ cầu an hôm nay, sau thời pháp thoại, chư tôn đức cùng toàn thể đại chúng cùng trì niệm hồng danh chư Phật, Thập chú,và hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh.
Gần cuối buổi lễ một sự ngẫu nhiên xảy ra, trong lúc chư Tăng và mọi người đang trì tụng Chú Đại Bi và Thập chú, bỗng nhiên trời đổ những hạt mưa lất phất, khoảng hơn 10 phút sau nắng nhẹ trở lại, đến thời Bát Nhã Tâm Kinh và Phục Nguyện toàn bộ hương và nến dâng cúng tại tôn tượng Bồ Tát lộ thiên bỗng dưng bốc cháy – một sự ngẫu nhiên do thời tiết mùa xuân chăng?
Thật là một ngày tuyệt vời! tôi thích cách tổ chức nghi lễ như thế này, đơn giản, đậm chất tâm linh - hôm nay tôi đã hiểu hơn về ý nghĩa của nghi lễ cầu an - đó là những câu nói mộc mạc chúng tôi nghe được của ông Thắng một cán bộ công an về hưu đang tâm sự với một người bạn khi tan buổi lễ, và đây lần đầu ông đến với chùa Tịnh Pháp (Giai Lam Tự).
Kính mời quý vị xem thêm chùm ảnh về buổi lễ: