;
Toàn cảnh lễ khai mạc
Quang lâm chứng minh Đại lễ có: Trưởng lão HT. Thích Trí Quảng – Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP. HCM, Viện trưởng Học viện PGVN tại TP.HCM kiêm Trưởng BTC; HT. THÍCH VIÊN GIÁC – HT. THÍCH GIÁC TƯỜNG – HT. THÍCH VIÊN MINH – HT. THÍCH NHƯ NIỆM, đồng Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh GHPGVN; HT. THÍCH GIÁC HÀ – Thành viên Hội đồng Chứng minh; HT. THÍCH THIỆN NHƠN – Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN; HT. THÍCH GIÁC TOÀN – Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện PGVN tại TP.HCM; HT. THÍCH THIỆN TÁNH – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Kiểm soát Trung ương, Phó BTS GHPGVN TP.HCM; HT. THÍCH THIỆN TÂM – Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Trưởng ban TT Ban Phật giáo Quốc tế T.Ư, Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP. HCM; TT. THÍCH ĐỨC THIỆN – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế T.Ư, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Điện Biên; HT. YOSHIMIZU DAICHI – Nguyên Hội trưởng Hội Tịnh Độ tông Nhật Bản; HT. ĐÀO NHƯ – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN TP. Cần Thơ, Viện trưởng Học viện PGVN tại TP. Cần Thơ; TT. THÍCH THÍCH THIỆN THỐNG, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký Ban Tăng sự T.Ư; HT. THÍCH THANH HÙNG – Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư; TT. THÍCH THANH PHONG – Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban Ban Kinh tế Tài chính T.Ư, Trưởng ban bảo trợ Học viện PGVN tại TP. HCM; HT. DANH LUNG – Ủy viên Thư ký HĐTS kiêm Phó VP2 Trung ương GHPGVN, Phó Trưởng ban Giáo dục Phật giáo T.Ư; HT. THÍCH THIỆN LẠC – Ủy viên BTS GHPGVN TP. HCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Bình Chánh; TT. THÍCH MINH NHẪN – Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký Ban Hoằng pháp T.Ư, Tổ trưởng Tổ thông tin – Tuyên truyền Văn phòng 2 TƯGH, Phó Tổng điều phối đại lễ.
Lãnh đạo Chư tôn đức Ni có: NT. THÍCH NỮ TỊNH NGUYỆN – Ủy viên Thường trực HĐTS, Quyền Trưởng Phân ban Ni giới T.Ư; NT. THÍCH NỮ HUỆ TỪ – Ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN, Phó Ban kiêm Chánh Thư ký Phân ban Ni giới T.Ư; NT. THÍCH NỮ NHƯ CHÂU – Ủy viên HĐTS, Trưởng Phân ban Ni giới GHPGVN TP. HCM; NT. THÍCH NỮ NHƯ XUÂN – Phó Trưởng Phân ban Ni giới T.Ư, Phó Trưởng Phân ban Ni giới TP. HCM; NT. THÍCH NỮ TỪ NHẪN – Phó Trưởng Phân ban Ni giới T.Ư, Phó Trưởng Phân ban Ni giới TP. HCM; NT. THÍCH NỮ NHƯ THẢO – Phó Trưởng Phân ban Ni giới T.Ư, Phó Trưởng Phân ban Ni giới TP. HCM. Chư Tôn giáo phẩm HĐTS, các Ban viện TƯGH, Văn phòng 2 TƯGH, Ban Trị sự các tỉnh, thành phố, Hội đồng điều hành, Giáo sư, giáo thọ sư, Tăng Ni sinh HVPGVN TP.HCM, cùng Tăng, Ni, Phật tử các nơi đồng về tham dự.
Về phía chính quyền có, Thiếu tướng Trần Quốc Liêm – Nguyên Phó Tổng Cục trưởng – Tổng cục An ninh, Bộ CA; Ông Trần Tấn Hùng – Phó Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; Ông Võ Văn Thiện – Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQVN, Trưởng ban Công tác phía Nam; Ông NGUYỄN KIM SƠN – Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông; Ông NGUYỄN NGỌC PHONG -Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP. HCM; Ông ĐỖ TRUNG TÍN – Phó Chủ tịch UBMTTQVN TP.HCM; Ông NGUYỄN DUY TÂN – Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo TP. HCM; Bà NGUYỄN LÊ HÀ – Phó phòng A.88, Cục An ninh Nội Địa – Bộ Công An; Bà HUỲNH THỊ KIM XUYẾN – Chủ tịch UBMTTQ huyện Bình Chánh; cùng chính quyền địa phương.
Chư tôn đức cùng lãnh đạo chính quyền thắp hương cầu nguyện
Nghi thức sái tịnh
Nhị vị Hòa thượng chứng minh cùng lãnh đạo chính quyền mở băng đặt viên đá đầu tiên cho công trình xây dựng
Lễ động thổ xây dựng Chánh điện bắt đầu với nghi thức tâm linh. Chư tôn giáo phẩm chứng minh đã quang lâm lễ đài niêm hương bạch Phật. Trong không khí trang nghiêm và thanh tịnh, hòa cùng lời kinh tiếng kệ, Đại chúng nhất tâm cầu nguyện chư Phật mười phương gia hộ cho công trình xây dựng Chánh điện HVPGVN TP.HCM sớm ngày thành tựu viên mãn.
Tiếp theo, chư vị trưởng lão Hòa thượng và quan khách chính quyền cùng nhau động thổ và đặt viên đá đầu tiên xây dựng chánh điện. Buổi lễ diễn ra trong tinh thần đại hoan hỷ.
Nghi thức động thổ đặt đá xây dựng chánh điện và đại giảng đường
HT. Thích Giác Toàn phát biểu khai mạc
Sau lễ động thổ xây dựng Chánh điện, tiếp theo là Lễ tốt nghiệp. Thay mặt Hội đồng điều hành HVPGVN TP.HCM, HT.Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Viện trưởng Thường trực đã phát biểu khai mạc, Hòa thượng có nhấn mạnh:
“Ngày 27 tháng 10 năm 2018 (nhằm ngày 19 tháng 9 năm Mậu Tuất), ngày kỷ niệm Bồ-tát Quán Thế Âm thành tựu đạo quả theo tín niệm Phật giáo Đại thừa, ngày có ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người phát nguyện sống theo hạnh đại từ đại bi của Bồ-tát Quán Thế Âm. Nhân đó, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM tổ chức Lễ Động thổ đặt đá xây dựng Chánh điện và Lễ Tốt nghiệp Cử nhân Phật học khóa XI (2015 – 2018).
Học viện có 2 cơ sở. Cơ sở I do cố Hòa thượng Thích Minh Châu sáng lập và vận động xây dựng, tọa lạc tại 750 Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Cơ sở II tọa lại tại A13/14 đường Mai Bá Hương, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM do Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng vận động xây dựng.
Sau hơn 3 năm thi công, Học viện chính thức khánh thành trọng thể giai đoạn I vào ngày 8 tháng 5 năm 2016 dưới sự chứng minh của chư Tôn đức Giáo phẩm Giáo hội. Các hạng mục đã xây dựng như tòa hành chánh, tòa học đường, 1 tòa Tăng viện, 2 tòa Ni viện, Chánh điện tạm (sử dụng cho việc bái sám, giảng thuyết và thọ thực), đáp ứng nhu cầu nội trú và giảng dạy của một trường Đại học Phật giáo hàng đầu của cả nước. Hôm nay hội đủ duyên lành, được sự chấp thuận của các cơ quan chức năng, Học viện sẽ tiếp tục xây dựng Chánh điện (tầng 1) với sức chứa khoảng 1500 người và giảng đường (tầng trệt) cùng với các phòng hội thảo với sức chứa khoảng 2500 người. Công trình này dự kiến được thi công từ 2 đến 3 năm với tổng kinh phí dự toán là trên 200 tỷ đồng….
Quang cảnh buổi lễ
Ngoài Lễ động thổ đặt đá xây dựng Chánh điện, còn có một sự kiện trọng đại khác là Lễ Tốt nghiệp Cử nhân Phật học khóa XI (2015 – 2018) cho Tăng Ni của bổn trường. Đây là ngày đại hoan hỷ, đánh dấu sự viên mãn một giai đoạn của Tăng Ni sinh khóa XI có được duyên phúc học trọn vẹn chương trình theo hệ thống tín chỉ, được chư Tôn đức Tăng Ni giáo thọ hướng dẫn, giảng dạy mỗi ngày, được cùng với quý huynh đệ đồng tu, đồng học dồi mài kinh sử, được trải nghiệm đời sống vừa học vừa tu với bao kỷ niệm đẹp.
Tăng Ni sinh khóa XI được chính thức tốt nghiệp ra trường, thực hiện bổn nguyện lớn lao “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”, “Trụ pháp vương gia, trì Như Lai tạng”, hoặc tiếp bước hành trình học thuật nghiên cứu, góp phần vào kho tàng tri thức Phật giáo Việt Nam, là một sự kiện vô cùng hoan hỷ”… Hòa thượng phó Viện trưởng thường trực đã phát biểu.
TT. Thích Quang Thạnh phát biểu báo cáo
Tiếp theo, TT.Thích Quang Thạnh – UV HĐTS – Tổng thư ký Hội đồng điều hành HVPGVN TP.HCM báo cáo chương trình đào tạo và giảng dạy.
Học viện có lực lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 118 vị, trong đó có: 03 Giáo sư Tiến sĩ, 03 Phó Giáo sư Tiến sĩ, 83 Tiến sĩ, 20 Thạc sĩ, 05 học giả, 01 Bác sĩ và 07 vị Hòa thượng và Thượng tọa. Ngoài ra, Học viện còn mời thỉnh giảng là 53 vị, trong đó có: 03 Phó Giáo sư Tiến sĩ, 03 Tiến sĩ, 39 Thạc sĩ và 8 Cử nhân. Ban đầu, từ một khoa Phật học đã phát triển thành 11 khoa bao gồm: 1/ khoa Hoằng pháp; 2/ khoa Phật giáo Việt Nam; 3/ khoa Lịch sử Phật giáo; 4/ khoa Triết học Phật giáo; 5/ khoa Trung văn; 6/ khoa Pali; 7/ khoa Sanskrit; 8/ khoa Công tác xã hội; 9/ khoa Anh văn Phật pháp; 10/ khoa Sư phạm Giáo dục mầm non và 11/ Khoa Đào tạo từ xa.
Trong suốt 34 năm qua (1984-2018), Học viện đã và đang đào tạo 13 khóa (hệ chính quy), 5 khóa (hệ đào tạo từ xa) theo chương trình Cử nhân Phật học và 2 khóa chương trình thạc sĩ Phật học, với tổng số 5.928 Tăng Ni sinh và cư sĩ Phật tử; trong đó đã có 3.712 Tăng Ni sinh đã tốt nghiệp Cử nhân Phật học, 320 Tăng Ni sinh khóa XI sẽ tốt nghiệp sáng nay và 1.703 sinh viên đang theo học. Về chương trình Thạc sĩ Phật học, có 22 Tăng Ni sinh đã tốt nghiệp và 171 Tăng Ni sinh hiện đang theo học. Đặc biệt, Học viện đã quyết định miễn phí 100% mọi phương diện cho tất cả Tăng Ni sinh nội trú bao gồm: tiền học phí, chỗ ở, ăn uống, thuốc men, và các chi phí khác v.v…
Được biết, sau 03 năm được đào tạo theo hệ thống tín chỉ, các Tăng Ni sinh phần lớn đã hoàn tất chương trình học cử nhân Phật học với 129 tín chỉ trong vòng 3 năm, thay vì là 04 năm. Hiện nay, đã có 320 sinh viên khóa XI thuộc 06 khoa (khoa Pali: 33 vị; khoa Triết học Phật giáo: 80 vị; khoa Trung văn: 36 vị; khoa Phật giáo Việt Nam: 43; khoa Lịch sử Phật giáo: 48 vị; khoa Hoằng pháp: 80 vị) cùng 16 sinh viên thuộc các khóa IX & X (hệ chính quy) và khóa II & III (hệ ĐTTX) đã đủ điểm tốt nghiệp. Như vậy, tổng cộng có 336 sinh viên tốt nghiệp cử nhân Phật học năm 2018, trong đó có 6 Tăng Ni sinh thuộc 06 khoa đạt thủ khoa trong kỳ tốt nghiệp cử nhân Phật học khóa XI lần này. Ngoài ra, còn 106 Tăng Ni sinh ở 03 khoa như: Sanskrit, Anh văn Phật pháp và Công tác xã hội thuộc khóa XI chưa học xong các tín chỉ để tốt nghiệp.
Nguồn: https://www.phatsuonline.com/